ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 3-7-24 14:45:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bước ngoặt đổi mới giáo dục

Báo Cà Mau “Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về "Ðổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế", công tác giáo dục và đào tạo (GD&ÐT), hướng nghiệp ở tỉnh Cà Mau đã đạt thành tựu quan trọng", ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở GD&ÐT, cho biết.

Trên cơ sở đó, tỉnh đã hình thành, xây dựng được hệ thống giáo dục có quy mô tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng hoá với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ mầm non đến đại học đáp ứng tinh thần của nghị quyết. Ðó là, đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; chuẩn hoá, hiện đại hoá GD&ÐT, mạng lưới các trường phổ thông được xây dựng rộng khắp trên toàn tỉnh.

Tỉnh Cà Mau đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. (Ảnh chụp tại Trường Mầm non Búp Sen Hồng, Phường 8, TP Cà Mau).

Thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục của Tỉnh uỷ, Sở GD&ÐT đã chỉ đạo các điểm trường đổi mới mang tính chất bước ngoặt. Theo đó, công tác sắp xếp mạng lưới trường, lớp học phát triển ổn định, xoá các điểm trường lẻ, tập trung vào các điểm trường chính nhằm đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học. Việc tổ chức sắp xếp lại giáo viên, xoá điểm lẻ, sáp nhập trường căn cứ vào lợi ích thiết thực, nhu cầu thực tế, số lượng học sinh/lớp, khoảng cách giữa các trường, giúp công tác quản lý chặt chẽ hơn, cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Từ đó, tạo điều kiện để đội ngũ quản lý, giáo viên được củng cố, kiện toàn theo yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về trình độ đào tạo. Ðến nay, chất lượng GD&ÐT có nhiều khởi sắc; chất lượng giáo dục toàn diện ổn định, phát triển.

Sở GD&ÐT đã quan tâm, thường xuyên phối hợp với các ngành, các cấp kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư vào các lĩnh vực. Chủ động rà soát các dự án đầu tư của ngành có nhu cầu sử dụng đất để phối hợp với UBND các huyện, thành phố đề xuất vị trí đất đưa vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng trường, khu thể thao... (đối với vị trí quy hoạch xây dựng), trên cơ sở đó tham mưu UBND tỉnh bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xây dựng theo quy định hiện hành. Ðồng thời, thường xuyên rà soát, nghiên cứu các văn bản có liên quan đến chính sách xã hội hoá để xem xét đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời để hoàn thiện hành lang pháp lý đầy đủ nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực giáo dục.

Kết quả thực hiện chính sách xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã được tăng lên rõ rệt. Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được tăng lên; có sự đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD&ÐT theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học... Lĩnh vực giáo dục, dạy nghề đã thu hút được nguồn đầu tư nhiều dự án có quy mô hoạt động tương đối lớn, đi vào hoạt động như Trường Mầm non Hoàng Oanh, Trường Mầm non Tư thục Phổ Trí Nhân, Trường Mầm non Tư thục Hướng Dương, Trường Tiểu học Việt - Anh, Trường Ðại học Bình Dương - Cà Mau, Trung tâm Ðào tạo và Sát hạch lái xe Cà Mau...

Thực hiện Nghị quyết 29, nhiều trường trong tỉnh được đầu tư cơ sở vật chất, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. (Ảnh chụp tại Trường THPT Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi).

Ông Lê Hoàng Dự cho biết thêm: “Việc đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập được tỉnh chú trọng quan tâm. Hiện tại, toàn tỉnh có 33 đơn vị đã giao quyền tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006; có 35 đơn vị đã giao quyền tự chủ tài chính theo Nghị định số 60/2021. Các đơn vị đều xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả kinh phí từ ngân sách Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ; đồng thời chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để tạo thêm nguồn thu cho đơn vị. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, từ kết quả hoạt động sự nghiệp, đổi mới phương thức hoạt động, thực hành tiết kiệm, các đơn vị đã chủ động tạo nguồn thu nhập tăng thêm cho viên chức, nhân viên của đơn vị; thu nhập của người lao động trong các đơn vị sự nghiệp từng bước được nâng lên”.

Ngành giáo dục tỉnh nhà đã triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, kiểm tra, đánh giá và quản lý giáo dục, quản trị nhà trường và nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng GD&ÐT hiệu quả hơn; triển khai mô hình giáo dục điện tử, lớp học thông minh nhằm đẩy mạnh dạy học trực tuyến; thích ứng linh hoạt trong phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian diễn ra đại dịch, đảm bảo hoàn thành chương trình giáo dục. Tiếp tục triển khai đồng bộ các phần mềm quản lý trong các cơ sở giáo dục, kết nối liên thông dữ liệu với phần mềm cơ sở dữ liệu ngành; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong ký duyệt, soạn giáo án; sử dụng hồ sơ điện tử. Sử dụng có hiệu quả phần mềm iOffice trong quản lý điều hành; triển khai và giải quyết công việc qua điện thoại, Email, công cụ Zalo góp phần giảm bớt nhiều cuộc họp, văn bản; phát huy hiệu quả hệ thống họp trực tuyến với 45 điểm cầu tại các đơn vị, trường học.

Ðến nay, chất lượng GD&ĐT ở Cà Mau có nhiều khởi sắc, chất lượng giáo dục toàn diện ổn định, phát triển. (Ảnh chụp tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, phường 9, TP Cà Mau).

Công tác chuyển đổi số trong giáo dục bước đầu có chuyển biến; triển khai được hệ thống thông tin quản lý giáo dục toàn ngành, đồng bộ, kết nối dữ liệu từ các cơ sở GD&ÐT, phòng GD&ÐT đến sở GD&ÐT; kết nối dữ liệu giữa ngành giáo dục với các cơ sở dữ liệu quốc gia; hướng tới việc triển khai các mô hình quản trị nhà trường tiên tiến trên nền tảng số thiết thực và hiệu quả. Triển khai các nền tảng chuyển đổi số phục vụ dạy, học, kiểm tra trực tuyến; kết nối nền tảng dạy học trực tuyến với nền tảng quản trị nhà trường, tạo nên hệ sinh thái chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; triển khai dạy học trực tuyến, tăng thời lượng các hoạt động trực tuyến, phát huy khả năng tự học, nghiên cứu độc lập của người học.

Ngoài ra, thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch, đề án, hoạt động nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý. Trong các năm qua, công tác nghiên cứu khoa học về lĩnh vực giáo dục thường xuyên được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ quản lý, giáo viên tham gia nghiên cứu, ứng dụng khoa học vào các mặt công tác.

“Với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở và toàn thể Nhân dân, lĩnh vực giáo dục tỉnh nhà đã đạt được những kết quả quan trọng, từng bước đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ÐT trong giai đoạn hiện nay”, ông Lê Hoàng Dự khẳng định./.

 

Quỳnh Anh

 

Cà Mau tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chiều nay (28/6), các thí sinh Cà Mau đã hoàn thành môn thi Ngoại ngữ, môn thi cuối của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Ở môn thi này có 9.737 thí sinh đăng ký dự thi, được bố trí 411, vắng 14 thí sinh.

Bí thư Trung ương Đoàn thăm, tặng quà điểm Tiếp sức mùa thi

Chiều 27/6, anh Ngô Văn Cương, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đoàn đến thăm, tặng quà đội hình tiếp sức mùa thi tại Điểm thi 02, Trường THPT Hồ Thị Kỷ,  Phường 2, TP Cà Mau.

Hội đồng thi tỉnh Cà Mau an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế

Thông tin từ Sở Giáo dục - Đào tạo Cà Mau, kết thúc ngày thi thứ nhất với buổi sáng thi Ngữ văn (120 phút), chiều môn Toán (90 phút), 17/17 điểm thi trên địa bàn tỉnh không có trường hợp thí sinh và cán bộ coi thi vi phạm quy chế. Kỳ thi diễn ra nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế.

Sĩ tử mắc bệnh hiểm nghèo, mồ côi cùng vượt vũ môn

Phùng Minh Thư và Nguyễn Thái Hoàng là hai sĩ tử tại Trường THPT Tắc Vân mang nhiều nỗi niềm đến với kỳ thi tốt nghiệp năm nay với những gánh nặng tiền bạc và bệnh tật trong cuộc sống thường nhật.

Chính thức khai mạc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Sáng nay (27/6), cùng với cả nước, 17 điểm thi trên địa bàn tỉnh Cà Mau đồng loạt khai mạc Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Hơn 10.100 thí sinh Cà Mau chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Cà Mau năm nay có 10.182 thí sinh đăng ký dự thi với 17 điểm thi chính thức và 2 điểm thi dự phòng, bố trí thành 433 phòng thi.

Không để thí sinh bỏ thi tốt nghiệp THPT vì khó khăn về kinh tế hay đi lại

Đây là ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại Hội nghị trực tuyến cùng với 63 tỉnh, thành rà soát về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra sáng 20/6.

Thêm hoạt động trải nghiệm cho trẻ

Phương pháp giáo dục trẻ mầm non thông qua hoạt động trải nghiệm là phương pháp giáo dục từ thực tế mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Những năm gần đây, Trường Mẫu giáo Bông Sen (huyện Phú Tân) đã triển khai thực hiện và nhận được sự ủng hộ, phối hợp nhiệt tình của phụ huynh.

Kết nối hỗ trợ học sinh, sinh viên khó khăn

Trong những năm qua, các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh Cà Mau luôn quan tâm đầu tư cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Cụ thể là đầu tư ngân sách để củng cố, hoàn thiện, nâng cấp hệ thống trường lớp, nâng cao chất lượng dạy và học.

Ðảm bảo an toàn kỳ thi tốt nghiệp THPT

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 26-28/6. Tại tỉnh Cà Mau, hội đồng thi đặt tại Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), với 10.170 thí sinh đăng ký dự thi, có 428 phòng thi, tổ chức thành 17 điểm thi chính thức và 2 điểm thi dự phòng (tại TP Cà Mau có 7 điểm thi, các huyện (trừ huyện Ngọc Hiển) có 10 điểm thi). Dự kiến nhân sự phục vụ cho kỳ thi khoảng 1.700 người, trong đó, Sở GD&ÐT huy động 1.500 người, công an 100 người và y tế 36 người.