ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 04:33:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Búp bê biết nói

Báo Cà Mau Hai anh em nó đúng là con nhà nghèo. Thằng anh học lớp 4, có cái tên ngồ ngộ: Thằng Cò Ke. Còn con em có tên là Mít Thối, học lớp 1, dù tên khai sinh của chúng là Quang Huy và Anh Thư. Có điều hay là chúng có vẻ thích thú với cái tên ngộ nghĩnh ấy.

Hai anh em nó đúng là con nhà nghèo. Thằng anh học lớp 4, có cái tên ngồ ngộ: Thằng Cò Ke. Còn con em có tên là Mít Thối, học lớp 1, dù tên khai sinh của chúng là Quang Huy và Anh Thư. Có điều hay là chúng có vẻ thích thú với cái tên ngộ nghĩnh ấy.

Nhà chúng cách trường học đến gần 2 km, nhưng ba mẹ lo làm ăn, anh em nó tự dắt nhau về. Mỗi khi qua đường thằng anh nắm tay em, một tay giơ cao ra hiệu xin đường. Qua đường rồi chúng phải đi qua một hàng kem. Bọn trẻ tan học trước, nhiều em đứng dưới gốc cây ăn những que kem thơm mát. Thằng anh biết con em đang ngoảnh lại nhìn hàng kem vì thấy tay nó như trì lại. Nó biết em nó muốn ăn kem. Trong túi nó chỉ có 2.000 đồng mà một que kem có giá tới 4.000 đồng. Nó nghĩ nếu nó có đủ 4.000 đồng trong túi nó sẽ mua cho em nó một que kem, nó chỉ cần cắn một miếng cho biết mùi vị thôi, còn bao nhiêu nó cho em hết.

Minh hoạ: HOÀNG VŨ

Nó cố tình lôi em nó đi nhanh. Nó cũng biết động viên em gái:

- Bao giờ anh được thưởng cuối năm thì thế nào cũng được 20.000 đồng như năm ngoái, anh sẽ mua kem cho em tha hồ ăn.

Con em có vẻ buồn. Bỗng thằng anh reo lên:

- Có con búp bê kìa, Mít Thối!

- Ðâu?

- Nhanh lên anh chỉ cho.

Quả thật, giữa đám cỏ đầy bụi ven đường có một con búp bê nhựa, một con búp bê gái khá đẹp, váy vàng, tóc vàng, mắt xanh, môi đỏ. Thằng anh đứng nhìn em nó dùng hai tay nâng con búp bê lên, thổi thổi những lá cỏ, những hạt bụi bám trên mình búp bê.

- Ðẹp quá - Mít Thối xuýt xoa.

Từ đó về nhà, hai anh em nó đứa trước đứa sau. Riêng Mít Thối thì ôm khư khư con búp bê như đang bế một con mèo con mà nó sợ rơi mất.

Về đến nhà, hai anh em Cò Ke và Mít Thối đem các mẩu gỗ, khuôn nhựa nhiều màu sắc quây một cái vườn cho búp bê ở trong, có cả cửa ra vào, có cả các con vật tí hon bằng nhựa như chó, mèo, thỏ chúng thả trong cái vườn tí hon ấy cùng với con búp bê. Nom búp bê càng đẹp lộng lẫy.

Ba mẹ chúng về ai cũng tra hỏi lấy con búp bê của ai, vì ba mẹ nó biết chúng không đủ tiền mua một con búp bê như thế. Hai anh em nó tranh nhau tường thuật việc nhặt được con búp bê trên đường. Ba mẹ nó nhiều lần đe nẹt, cấm chúng không được để ý đến bất cứ vật gì của ai. Ba nó nhiều khi còn quật roi vào mông chúng khi tức giận.

Mít Thối giành ôm búp bê đi ngủ.

Hôm sau đi học về, Mít Thối nói với anh:

- Búp bê nhà mình biết nói.

Thằng anh không tin, nhại lại:

- Búp bê mà biết nói!

- Thật mà - con em cãi.

- Thế nó nói gì?

- Búp bê bảo em: Chị Mít Thối ơi, em mua cho chị hai que kem.

Thằng anh làm điệu bộ xì bằng mũi:

- Không được nói láo, nhớ chưa.

Con em xị mặt:

- Không tin tối nay cho búp bê ngủ giường anh.

- OK!

Chúng giơ hai ngón út ngoắc vào nhau như sự bàn giao.

Hôm sau đi học về, chúng lại thiết kế một mảnh vườn như hôm qua. Mít Thối sực nhớ tới điệu bộ anh nó xì mũi chê nó nói điêu, nó hỏi đột ngột:

- Anh Cò Ke, thế búp bê có nói gì với anh không?

Thằng anh lúng túng một lát rồi thú nhận:

- Có. Nó biết nói cứ như trẻ con ấy.

- Thế búp bê nói gì với anh?

- Nó cũng rủ anh đi ăn kem.

- Thấy chưa? Anh chịu chưa. Búp bê nhà mình biết nói.

Thằng anh biết Mít Thối nói đúng nhưng cũng không chịu thua, nó liền có sáng kiến bảo hai anh em cùng hô: Búp bê biết nói. Búp bê biết nói.

Nó muốn khoả lấp một chút xấu hổ. Tiếng hô của hai anh em làm ba nó giật mình thức giấc. Chúng mải nói chuyện về búp bê nên không biết ba chúng chắc say bia rượu đang nằm ngủ trong buồng. Ba chúng bước ra hỏi:

- Có cái gì mà hô to thế?

 Con gái nhanh nhảu:

- Búp bê nhà mình biết nói ba ạ!

- Không được nói dối ba nhá!

- Anh Huy cũng nghe búp bê nói mà.

Cò Ke phụ hoạ luôn với em gái:

- Ðúng thế ba ạ, búp bê hôm trước hứa mua kem cho em, hôm qua cũng rủ con đi ăn kem. Nó nói thật đấy. Búp bê nhà mình biết nói tiếng người.

Có lẽ cũng lâu lắm rồi ba chúng mới có một chiều nghỉ ngơi ở nhà lại thấy hai đứa con đứa nào cũng nói búp bê rủ đi ăn kem. Ba nó chợt thấy xót xa trong sâu thẳm một nỗi buồn. Vì nhà nghèo, chỉ lo nổi ba bữa ăn, có lẽ lâu lắm rồi hai đứa con không được ăn kem, đến nỗi chúng phải nằm mơ. Anh rút điện thoại gọi cho vợ:

- Em  à. Về nhà chưa? Sắp về hả? Nhớ qua tiệm kem mua về cho con một hộp kem nhé! - Sao hôm nay “xộp” thế?

- Cứ mua đi, anh trả tiền sòng phẳng...

Hai anh em nó vừa chào vừa reo khi mẹ chúng đi bán rau ngoài chợ về. Mẹ chúng cười vui vẻ:

- Ðây, kem của hai đứa đây. Chắc ba trúng mánh.

Ba chúng kể cho vợ nghe về giấc mơ của hai đứa con, cả hai đứa đều quả quyết con búp bê biết nói, mà toàn nói chuyện ăn kem. Chắc chúng thèm quá. Chị ôm chặt hai đứa con vào lòng, rưng rưng nhìn chúng nhấm nháp từng mẩu kem như cố kéo dài sự thoả mãn của ước mơ.

- Mẹ ơi! Con cho búp bê ăn kem nhé - Mít Thối nhìn mẹ, xin phép.

- Ừ, con cho “em” ăn đi.

Con bé cắn một miếng lại chấm chấm que kem vào đôi môi đỏ mọng của búp bê. Anh chồng nói với vợ:

- Em thấy chưa, con mình nó cứ đinh ninh búp bê như một con chó, con mèo, có khi như trẻ con, biết nói, biết ăn. Chiều nay em mua kem về cho hai anh em, nó càng tin búp bê biết nói thật, đã từng rủ hai anh em nó đi ăn kem.

Chị lẩm bẩm, lâu nay lo làm ăn, chẳng mấy khi nghe anh em nó nói chuyện. Anh chồng nói thêm, có lẽ em phải dành thêm thời gian gần các con xem nó vui, buồn thế nào, xem nó thích cái gì. Phải nghe chúng nó nói với nhau, những câu chuyện mà chúng nói có khi đúng, có khi sai nhưng bao giờ cũng thật, không bao giờ giả dối.

Chị nhìn chồng như chợt hỏi, sao hôm nay ba chúng lại có vẻ lý sự quá vậy. Và chị cũng chợt tỉnh như là mình phải cố lắng nghe các con nói gì, nghĩ gì, mơ gì trong cái tuổi mà mọi ý nghĩ của chúng đều hiền như cỏ non và ánh trăng. Và dường như cả anh chị chấp nhận nhận xét của hai đứa con mình, con búp bê biết nói.

Nhìn miệng con búp bê dính đầy kem, chị ôm con bé vào lòng, nó còn quá nhỏ để hiểu rằng búp bê không biết ăn kem...

Truyện ngắn của Lê Thế Thành

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

416 học sinh đạt giải học sinh giỏi THCS cấp tỉnh

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau, Kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024-2025 có 416 em đạt giải ở 7 môn thi.

Giúp học sinh nhận thức đúng về giới tính

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính cũng như chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Ðể giúp các em hình thành những quan điểm đúng đắn về sức khoẻ sinh sản và cung cấp thêm kiến thức để bảo vệ bản thân, giáo dục giới tính cho học sinh là điều hết sức cần thiết trong môi trường học đường.

Ðể con em đồng bào tiếp cận giáo dục

Ðể đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Cà Mau có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Trọng tâm là tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc để người dân hiểu hơn về vai trò của giáo dục trong thời kỳ mới, từ đó thay đổi nhận thức, chủ động đưa con em đến với nền giáo dục chính quy, hiện đại, đúng độ tuổi.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Sáng 2/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân có chuyến khảo sát thực tế tại 2 trường THCS - THPT trên địa bàn huyện Thới Bình để đầu tư nâng cấp hướng đến đạt chuẩn quốc gia.

Thiết thực chính sách nội trú, miễn giảm học phí

Ðối với sinh viên vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cà Mau, các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giúp các em giảm bớt khó khăn về chi phí học hành, thêm điều kiện thực hiện ước mơ tri thức.

Giáo dục Cà Mau khẳng định vị thế

Kết quả đạt được trong phát triển giáo dục mũi nhọn của tỉnh thời gian qua khẳng định hướng đi đúng trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi (HSG) - “hạt nhân” tương lai của tỉnh, đất nước. Ðó là cơ sở, nền móng vững chắc, góp phần xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. “Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, những năm qua, ngành giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trong sự nghiệp “trồng người””, Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), khẳng định.