ĐT: (0290) 383 1066 - 383 3905
Thứ ba, 3-10-23 17:16:59

Ca hóc dị vật hiếm gặp

Báo Cà Mau (CMO) Theo Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau, đơn vị này vừa tiếp nhận ca hóc dị vật (xương cá) hiếm gặp và đã điều trị thành công ca bệnh này.

Theo hồ sơ bệnh án, ngày 14/9, bệnh nhân N.V.Ngh, 70 tuổi, ngụ ấp Bào Sơn, xã Lý Văn Lâm, Tp.Cà Mau nhập viện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh trong tình trạng bị hóc xương cá ở họng 2 ngày trước đó. Bệnh nhân cảm giác đau, ăn uống khó, nói chuyện hơi khàn. 

Bác sĩ CKII, Trần Thanh Nhe, Trưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết, thời gian qua, bệnh viện tiếp nhận nhiều ca bệnh hóc dị vật.

Sau đó, các y bác sĩ tiến hành nội soi và phát hiện xương nằm ở đường thở (trước 2 dây thanh quản).

Bác sĩ CKII Trần Thanh Nhe, Trưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: “Hầu như, ngày nào khoa cũng tiếp nhận một vài ca dị vật vùng họng, thực quản, thường các trường hợp mắc dị vật xảy ra ở các vùng họng; hầu; xoang lê; vùng miệng thực quản và vùng thực quản. Tuy nhiên, trường hợp này khá hiếm, thay gì xương sẽ rớt luôn xuống vùng thanh quản, thực quản hoặc mắc vùng hạ họng, chứ không nằm ở vùng dây thanh như thế này. Đây là vùng rất nhạy cảm dễ kích thích”.

Cũng theo Bác sĩ Trần Thanh Nhe, thường dị vật mắc vùng thanh môn (dây thanh) sẽ gây ra phù nề vùng thanh quản khó thở, có thể ngạt dẫn đến ngẹt thở. Thậm chí chúng ta phải mở khí quản để cấp cứu cho bệnh nhân. Dị vật xương mà bệnh nhân bị hóc khá dài, khoảng 3cm. Tuy nhiên, với máy móc hiện đại, cùng đội ngũ y bác sĩ kinh nghiệm đã thuận lợi gắp thành công dị vật, đảm bảo sức khỏe bệnh nhân.

Dị vật xương cá dài khoảng 3 cm được lấy ra khỏi vị trí vùng dây thanh quản hiếm gặp.

Bác sĩ Trần Thanh Nhe khuyến cáo, tâm lý người dân thông thường, khi ăn uống mắc xương tự khạt nhổ, hoặc tự sử dụng cây, tâm bông cào cây xương ra, thường làm cho dị vật đâm sâu hơn, hoặc sẽ rớt xuống đường ăn, đường thở sẽ nguy hiểm hơn. Hoặc dùng các biện pháp dân gian như: Ăn cơm cháy, vò cơm cục, ăn chuối, ngậm C, các hóa chất để tan xương, có khi bị bỏng họng, loét,…

May mắn có thể hết, nhưng đối với những trường hợp xương đâm vô thực quản hoặc đâm vào hạ họng lâu, gây áp xe thực quản, hạ họng,…Đó là những biến chứng thường thấy đối với nhiều trường hợp mắc dị vật khi nhập viện. Do vậy, người dân nên sớm đến các cơ sở y tế để gắp ra, không nên tự ý thực hiện các biện pháp dân gian và kéo dài thời gian sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe./.

Trọng Nhân

 

 

 

 

Chủ động phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Hiện nay, số bệnh nhân đái tháo đường (còn gọi là tiểu đường) trong cộng đồng đang có xu hướng ngày càng gia tăng nhanh chóng, với nhiều biểu hiện biến chứng nặng nề như về tim mạch, thận, mắt, thần kinh… và nó đã thật sự trở thành nỗi lo ngại hàng đầu của toàn xã hội. Do vậy, việc trang bị những kiến thức hiểu biết cơ bản về các triệu chứng của căn bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) sẽ giúp người bệnh có thể phát hiện sớm, để điều trị hiệu quả bệnh ngay từ giai đoạn đầu.

Kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp

Bệnh cao huyết áp (còn được gọi là tăng huyết áp), là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến trong cộng đồng hiện nay. Do bệnh thường diễn tiến âm thầm nên rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, có thể đe doạ đến tính mạng của người bệnh hoặc để lại gánh nặng hậu quả tàn phế suốt đời.

Bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh

Hiện nay, bệnh đau mắt đỏ đang tiếp tục lây lan nhanh trong cộng đồng, với số ca mắc được ghi nhận đang tăng vọt. Tình hình dịch tễ đến nay vẫn trong tầm kiểm soát, chưa có ca diễn biến nặng.

Ðừng để thú cưng trở thành thú dữ

Nhiều người xem chó như thú cưng, nhưng nuôi mà thiếu quản lý sẽ mang lại nhiều mối nguy hiểm. Ngoài việc chúng là tác nhân có thể gây ra tai nạn giao thông thì chuyện chó cắn người rất dễ xảy ra.

Phục hồi vận động cho người bệnh

Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, việc kết hợp cùng lúc giữa y học hiện đại với y học cổ truyền đã mang lại hiệu quả rất cao trong điều trị các bệnh lý sau chấn thương, phẫu thuật, đột quỵ... Không chỉ giúp người bệnh giảm các cơn đau mà còn phục hồi dần các chức năng, sinh hoạt và vận động thuận lợi hơn.

Tích cực dập dịch đau mắt đỏ

Theo Trung tâm Y tế huyện U Minh, trong khoảng hơn 1 tuần qua, số ca bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn huyện liên tục tăng, bệnh xuất hiện chủ yếu ở trẻ em, nhất là học sinh. Từ ngày 13-20/9, các trường học trên địa bàn huyện ghi nhận hơn 400 ca đau mắt đỏ.

Phòng tránh đau mắt đỏ

Hiện nay, thời tiết với độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút, vi khuẩn phát triển nhanh hơn nên bệnh đau mắt đỏ cũng xuất hiện nhiều trong thời gian này. Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý điều trị khiến bệnh tiến triển nặng và phức tạp hơn, gây ra một số biến chứng nguy hiểm khó lường.

Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết Trung thu

Theo kế hoạch, từ ngày 14/9-4/10, Đoàn kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng phục vụ thị trường trung thu ở các địa phương trong tỉnh. 

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ

Mong muốn hợp tác, hỗ trợ Cà Mau trên lĩnh vực y tế

Sáng 13/9, Đoàn lãnh đạo phụ trách y tế của thành phố Leipzig (Cộng hoà Liên bang Đức), do Giáo sư, tiến sĩ Christoph Josten, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Leipzig làm trưởng đoàn, đã có chuyến tham quan, khảo sát và làm việc với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau.