Cách đây 4 năm, tôi có dịp đến làm việc với Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau, lúc đó cơ sở vật chất còn giản dị, nhưng tôi thấy được tình cảm, quyết tâm và tinh thần trách nhiệm rất cao của các đồng chí lãnh đạo trung tâm. Tôi cùng Trường Ðại học KHXH&NV, Khoa Báo chí và Truyền thông quyết tâm tổ chức lớp học này. Những quyết tâm đó đã gặp gỡ được sự đồng thuận, chia sẻ của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở GD&ÐT, Sở Nội vụ, Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau.
* Trích phát biểu của PGS-TS Nguyễn Văn Kim, Phó Hiệu trưởng Trường Ðại học KHXH&NV, Ðại học Quốc gia Hà Nội, tại lễ trao bằng tốt nghiệp lớp Ðại học Báo chí tại Cà Mau
Cách đây 4 năm, tôi có dịp đến làm việc với Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau, lúc đó cơ sở vật chất còn giản dị, nhưng tôi thấy được tình cảm, quyết tâm và tinh thần trách nhiệm rất cao của các đồng chí lãnh đạo trung tâm. Tôi cùng Trường Ðại học KHXH&NV, Khoa Báo chí và Truyền thông quyết tâm tổ chức lớp học này. Những quyết tâm đó đã gặp gỡ được sự đồng thuận, chia sẻ của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở GD&ÐT, Sở Nội vụ, Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau.
Trong công tác đào tạo của nhà trường nhiều năm qua, có nhiều lớp đạt kết quả tốt, nhưng đặc biệt xuất sắc như lớp báo chí tại Cà Mau thì thật hiếm có.
PGS-TS Nguyễn Văn Kim (thứ hai từ trái sang) nhận bằng khen của UBND tỉnh Cà Mau vì có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh Cà Mau. Ảnh: KHÁNH PHƯƠNG |
Trên cơ sở kết quả của lớp báo chí, chúng ta sẽ nghiên cứu để tiếp tục hợp tác mở thêm một số ngành, chuyên ngành nữa cần thiết cho sự phát triển của tỉnh Cà Mau hiện nay cũng như trong tương lai.
Ðất Mũi Cà Mau cùng với truyền thống anh hùng, kiên trung, bất khuất, chúng ta cũng có những tiềm năng lớn về đất và người, chúng ta có bờ biển dài 254 km, dài nhất cả nước. Chúng ta coi Lũng Cú, Hà Giang là địa đầu phía Bắc của Tổ quốc, Ðất Mũi Cà Mau là mảnh đất cuối cùng của Việt Nam, của phía Nam. Nhưng nếu nhìn một cách khác, Ðất Mũi Cà Mau, cùng với một số tỉnh Tây Nam Bộ nữa có thể ở vị trí hàng đầu, tiền tiêu của Tổ quốc, nhìn từ Ðông Nam Á, Tây Nam Á sang. Với đường bờ biển dài, tiềm năng rất nhiều, chúng ta hoàn toàn có thể trở thành một tỉnh giàu mạnh. Muốn như vây, vấn đề là ở con người, trí tuệ của con người, các giải pháp phát triển, và chúng tôi đã thấy tinh thần quyết tâm, ý chí rất cao của lãnh đạo tỉnh.
Qua lớp học này, với những kiến thức lý luận và thực tiễn, góp phần phát triển không chỉ hoạt động báo chí, truyền thông mà các đồng chí có thể nhân lên những điển hình tiên tiến, đồng lòng chung sức để cùng Cà Mau phát triển thành một tỉnh hàng đầu của Nam Việt Nam, cùng với cả nước thực hiện thành công công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Ðộc lập, thì chỉ hơn 1 tháng sau đó, ngày 10/10/1945, Chủ tịch đã ký Sắc lệnh thành lập Ðại học Văn khoa, tiền thân của Trường Ðại học KHXH&NV. Vì vậy, Trường đã có truyền thống, chiều sâu 70 năm nghiên cứu, giảng dạy và phát triển. Nhà trường có nhiều nhà giáo đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước. Nhà trường có 215 đối tác quan hệ trực tiếp, trong đó có nhiều đối tác quốc tế. Với định hướng đại học nghiên cứu, hiện nay, nhà trường đang thực hiện 25 đề tài cấp Nhà nước và sắp tới thực hiện thêm 10 đề tài cấp Nhà nước nữa./.