ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-4-25 03:10:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cách làm hay trong thực hiện Ðề án 06

Báo Cà Mau (CMO) Nhằm góp phần thực hiện công tác chuyển đổi số, Ðoàn Thanh niên và Hội LHPN Công an thành phố triển khai thực hiện mô hình “Ðoàn Thanh niên, Hội LHPN Công an TP Cà Mau xung kích cấp căn cước công dân, định danh điện tử, làm sạch dữ liệu và thực hiện dịch vụ công trực tuyến”.

Cách làm này nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của đoàn viên, thanh niên, hội viên phụ nữ trong công tác tuyên truyền, thực hiện các nhiệm vụ của Ðề án 06 (Ðề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, nhìn đến năm 2030"), góp phần thực hiện đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ được Công an tỉnh và UBND thành phố giao về triển khai thực hiện Ðề án 06 phát triển dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Ðoàn Thanh niên và Hội LHPN Công an TP Cà Mau ra quân vận động người dân cài đặt và sử dụng các phần mềm định danh điện tử, dịch vụ công trực tuyến.

Kế hoạch đề ra chỉ tiêu phấn đấu 100% công dân trên địa bàn đủ điều kiện được cấp căn cước công dân gắn chíp, tài khoản định danh điện tử; tỷ lệ phản ánh tố giác, tin báo về tội phạm qua phần mềm Ðịnh danh điện tử đạt tối thiểu 20% (phấn đấu đạt 100% đối với các mô hình điểm); nâng cao tỷ lệ phát sinh hồ sơ dịch vụ công trực tuyến; khai thác tối đa các tiện ích của căn cước công dân gắn chíp, ứng dụng VNeID, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, triển khai có hiệu quả công tác chuyển đổi số.

Thượng tá Huỳnh Lạc Vĩnh, Phó trưởng Công an TP Cà Mau, thông tin, mô hình chọn địa bàn Phường 2, Phường 9 và xã Hoà Tân làm điểm chỉ đạo thực hiện, sau đó sẽ nhân rộng ra các địa bàn khác.

Mô hình tập trung vào các nội dung cụ thể như: phấn đấu cấp 100% căn cước công dân cho người dân đủ điều kiện trên địa bàn thành phố trước ngày 30/5/2023; phấn đấu cấp 100% định danh điện tử cho người dân đủ điều kiện trên địa bàn thành phố trước ngày 15/6/2023; nâng cao tỷ lệ thực hiện dịch vụ công trực tuyến, sử dụng căn cước công dân để khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế...

Ðại uý Lê Văn Ða, Bí thư Ðoàn Thanh niên Công an TP Cà Mau, cho biết: “Ðoàn Thanh niên và Hội LHPN Công an thành phố đã thành lập Tổ công tác phụ trách thực hiện mô hình, phân công 10 đồng chí trực tiếp phụ trách địa bàn. Tổ thường xuyên phối hợp với các lực lượng của địa phương ra quân cả ngày lẫn đêm để cấp căn cước công dân; tuyên truyền, hướng dẫn bà con cài đặt và sử dụng các phần mềm chuyển đổi số. Ðến nay, đã hoàn thành cấp căn cước công dân cho 100% công dân đủ điều kiện trên địa bàn thành phố, cài đặt định danh điện tử cho gần 80% người dân tại các điểm chỉ đạo gồm Phường 2, Phường 9 và xã Hoà Tân. Nhiệm vụ đặt ra là hết sức nặng nề, nên thời gian tới các thành viên Tổ công tác cần quyết tâm cao, phát huy tối đa tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”.

Ðể mô hình đạt hiệu quả cao, lực lượng Ðoàn Thanh niên, Hội LHPN Công an thành phố sẽ phối hợp với các lực lượng của xã phường, Tổ công nghệ số cộng đồng tập trung ra quân tại các khu dân cư, các điểm chợ, trường học, trụ sở sinh hoạt văn hoá khóm… Ðồng thời, trực tiếp tuyên truyền tại từng hộ gia đình và tích cực tuyên truyền thông qua các trang mạng xã hội Zalo, Facebook… Mô hình sẽ được triển khai đến hết ngày 14/12/2023./.

 

Thái Trinh

 

Hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử

Thực hiện chủ trương chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh (KCB), tuổi trẻ Ðoàn uỷ Bệnh viện Ða khoa Cái Nước đồng hành hỗ trợ bệnh nhân tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên VNeID, giúp bệnh nhân khi đến cơ sở y tế KCB không phải mang theo nhiều loại giấy tờ rườm rà, phức tạp, rút ngắn thời gian đăng ký KCB, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ dễ dàng tra cứu tiền sử bệnh nhân, có biện pháp điều trị hiệu quả hơn.

Thí điểm ki-ốt y tế thông minh

Xác định chuyển đổi số (CÐS) trong lĩnh vực y tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm tải thủ tục hành chính và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân; thực hiện chủ trương của Bộ Y tế và UBND tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh (KCB), ngành y tế tỉnh đã phối hợp các đơn vị triển khai thí điểm hệ thống ki-ốt y tế thông minh, mang lại kết quả đáng phấn khởi.

Ưu tiên chuyển đổi số trong cơ quan Nhà nước

Phấn đấu 100% thủ tục hành chính (TTHC) đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 100% hồ sơ tiếp nhận trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh được số hoá thành phần hồ sơ và kết quả giải quyết theo quy định; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC; 70% doanh nghiệp SMEs tiếp cận nền tảng chuyển đổi số (CÐS). Ðó là một số chỉ tiêu được đề ra trong kế hoạch phát động phong trào thi đua về CÐS trên địa bàn tỉnh năm 2025, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Hiệu quả sau 3 tháng vận hành IOC

Với nhiều tiện ích mang lại, sau 3 tháng vận hành, Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh (IOC) bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần hiện thực hoá chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số theo mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh.

Tuổi trẻ tiên phong, xung kích trong chuyển đổi số

Công tác Ðoàn, Hội, đặc biệt là trong phong trào thanh - thiếu nhi, có nhiều khởi sắc hơn nhờ sự phát huy cao độ vai trò của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số (CÐS).

Tích cực tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử

TP Cà Mau đang tích cực triển khai thực hiện Chiến dịch “Tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID” với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, để hưởng những lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại.

Tăng tốc tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên VNeID

Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh, ghi nhận từ khi triển khai Chiến dịch tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử (SSKĐT) trên ứng dụng VNeID trên địa bàn tỉnh đến nay, các đơn vị đã triển khai nhiều giải pháp, quyết liệt, tăng tốc để thực hiện chiến dịch, qua đó tăng đáng kể số lượng và tỷ lệ người dân được hướng dẫn, hỗ trợ tích hợp.

Lợi ích đa chiều của hội chợ không tiền mặt

Những năm gần đây, thanh toán không tiền mặt đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống kinh tế, xã hội. Không chỉ phổ biến tại trung tâm thương mại, siêu thị hay hệ thống bán lẻ, mô hình này còn len lỏi vào hội chợ, nơi vốn gắn liền với thói quen sử dụng tiền mặt từ trước đến nay. Việc áp dụng các phương thức thanh toán số đang mở ra chương mới hiện đại và minh bạch hơn cho thương mại Việt Nam.

“Số hoá” ngành điện, nâng chất phục vụ khách hàng

Là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng, phục vụ nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt và sản xuất của người dân, doanh nghiệp, thời gian qua ngành điện tỉnh không ngừng ứng dụng các giải pháp số trong công tác quản lý đến các dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng.

Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong cuộc cách mạng mới

Chúng ta đang trong tâm thế bước vào cuộc cách mạng mới. Do vậy, chỉ có áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số mới có thể điều hành linh hoạt, hiệu quả chính quyền trong bộ máy hệ thống chính trị mới. Sau sắp xếp, địa bàn rộng, nhân lực ít, nếu không áp dụng công nghệ số thì khó lòng quản lý đạt hiệu quả.