ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 10:01:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cải thiện suy dinh dưỡng ở trẻ

Báo Cà Mau Những năm qua, Trung tâm Y tế huyện U Minh quan tâm triển khai nhiều giải pháp phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, đạt được nhiều kết quả đáng kể, góp phần chăm sóc sức khoẻ, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ em ở địa phương.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn huyện U Minh giảm dần, đến cuối năm 2023, tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi giảm còn 0,14% (giảm 0,36% so với cùng kỳ). Tỷ lệ cân đo trẻ dưới 5 tuổi đạt trên 98%. Việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tăng trên 85% (cùng kỳ 59%).

Người dân được nhân viên y tế hướng dẫn cách chế biến thức ăn cho bé.

Bác sĩ CKII Lâm Hữu Ðoàn, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện U Minh, thông tin: “Ngành y tế huyện triển khai hiệu quả Dự án 2 “Hỗ trợ sản xuất, cải thiện dinh dưỡng" trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững”; Dự án 7 “Chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, nâng cao thể trạng tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, ưu tiên phù hợp với từng đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào DTTS. Qua đó, góp phần nâng cao sức khoẻ và quá trình phát triển của trẻ em, cả thể chất lẫn trí tuệ”.

Xã Khánh Thuận và Khánh Lâm tập trung nhiều đồng bào DTTS, được Trung tâm Y tế huyện lựa chọn thực hiện triển khai Dự án 7, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc đồng bào DTTS, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.

Người dân đến trạm y tế xã Khánh Thuận hưởng ứng tuần lễ “Làm mẹ an toàn sức khoẻ cho mẹ, tương lai cho con”

Cụ thể, thực hiện theo dõi đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 16 tuổi và phụ nữ mang thai từ các chương trình: “Chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời”; “Cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ trên 6 tháng đến 23 tháng bị suy dinh dưỡng để bổ sung vào cháo, bột”; “Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ”; “Làm mẹ an toàn, sức khoẻ cho mẹ, tương lai cho bé”...

Bác sĩ CKI Nguyễn Hữu Ðặng, Trưởng trạm Y tế xã Khánh Thuận, cho biết: “Thực hiện kế hoạch của chương trình tiêm chủng mở rộng, uống Vitamin A cho trẻ trong độ tuổi, trạm còn lồng ghép hướng dẫn trình diễn thức ăn cho trẻ dựa trên các sản phẩm, thực phẩm tại địa phương. Ngoài ra, trạm còn phối hợp với cộng tác viên đến địa bàn các ấp giám sát dinh dưỡng ở trẻ, đo chiều cao, cân nặng định kỳ cho trẻ dưới 5 tuổi; hướng dẫn cách cho trẻ bú và ăn dặm. Trẻ suy dinh dưỡng sẽ được tư vấn chế độ ăn hợp lý, hỗ trợ bột dinh dưỡng, thuốc tẩy giun”.

Một trong những giai đoạn quan trọng của trẻ nằm ở 1.000 ngày đầu đời (từ lúc mang thai cho đến 24 tháng), nếu có kiến thức về cách chăm sóc trẻ, sẽ là nền tảng giúp trẻ phát triển về sau.

Chị Huỳnh Thị Nhớ, Ấp 17, xã Khánh Thuận, hộ đồng bào DTTS, chia sẻ: “Tôi được trạm y tế hướng dẫn công thức, cách chế biến thức ăn riêng cho bé. Ngoài ra, Tổ Phụ nữ ấp mỗi tháng đến nhà kiểm tra sức khoẻ cho bé, hướng dẫn cách chăm sóc bé. Nhờ vậy, tôi có được kiến thức nuôi dưỡng và chăm sóc các con được tốt hơn”./.

 

Tiểu Ái

 

Phòng tránh biến chứng do tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Tăng huyết áp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Phòng ngừa thiếu vitamin A ở trẻ

Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể cần với số lượng rất nhỏ, nhưng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ. Thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ. Một trong những vi chất quan trọng và thường hay bị thiếu nhất ở trẻ là vitamin A.

Các mốc tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu hiệu quả

Sau khi trong nước ghi nhận ca tử vong do bạch hầu tại Nghệ An và tình hình chuyển biến bệnh đang có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, rất nhiều người dân tại Cà Mau vội vàng đi tiêm vắc-xin phòng bệnh. Tuy nhiên, ngành y tế khuyến cáo người dân cần bình tĩnh để bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình đúng cách.

Cà Mau triển khai nhiều biện pháp phòng chống bệnh bạch hầu

Nhiều tỉnh phía Bắc đã xuất hiện trường hợp tử vong vì bệnh bạch hầu nên nguy cơ bùng dịch là rất cao. Ngành Y tế tỉnh Cà Mau đã tiến hành nhiều biện pháp để phòng chống bệnh này.

Chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ

Đột quỵ hay được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng xảy ra khi cục máu đông, mảng xơ vữa hoặc mạnh máu bị vỡ cắt đứt nguồn cung cấp máu cho não. Sau cơn đột quỵ, đa số người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng và cần có một quá trình lâu dài để phục hồi.

Cẩn trọng khi sử dụng thực phẩm có chất bảo quản

Hiện nay, vấn đề sử dụng các loại hoá chất, chất phụ gia thực phẩm nhân tạo, các loại chế phẩm tổng hợp để tẩm ướp, bảo quản thực phẩm đã trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên, đây lại là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất an toàn vệ sinh thực phẩm, gây ngộ độc cho người tiêu dùng, thậm chí có thể gây tử vong nếu ở mức độ nghiêm trọng.

Ung thư máu và những dấu hiệu nhận biết

Theo các bác sĩ chuyên khoa ung bướu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, ung thư máu là căn bệnh ác tính, nó khiến cho lượng bạch cầu trong cơ thể con người có thể sẽ tăng vọt lên một cách đột biến, khiến cho cơ thể không thể sản sinh ra các chất đề kháng kịp thời và phản ứng lại với hiện tượng này một cách có hiệu quả.

Xoa dịu nỗi đau của bệnh nhân

Ngoài đặc thù điều trị không dùng thuốc, tại Khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau, việc góp phần phục hồi sức khoẻ bệnh nhân còn là sự kiên trì, nhẫn nại, thấu hiểu và chia sẻ của các bác sĩ, kỹ thuật viên.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như: đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng, với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Vì thế, cho trẻ bú sữa mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng.

Cùng dân phòng, chống sốt xuất huyết

Năm 2023, xã Rạch Chèo ghi nhận có 3 ca mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH). Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh, từ đầu năm 2024, cùng với triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nâng cao ý thức thực hiện tốt việc phòng, chống dịch bệnh SXH.