ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-4-25 03:05:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cần cơ chế đặc thù cho xã khó khăn

Báo Cà Mau Ðược tách ra từ xã Quách Phẩm vào năm 1999, đến nay xã Quách Phẩm Bắc, huyện Ðầm Dơi vẫn là xã đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo cao, đông đồng bào dân tộc sinh sống. Do đó, việc đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM của xã còn rất nhiều khó khăn, thách thức.

Được đánh giá là xã nghèo nhất của huyện Ðầm Dơi với số hộ nghèo còn 159 hộ (6,09%); cận nghèo 153 hộ (5,86%). Hơn 13 năm bắt tay thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, hiện xã đạt 12/19 tiêu chí. Các tiêu chí chưa đạt gồm: giao thông, văn hoá, cơ sở vật chất văn hoá, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, thông tin truyền thông, hình thức tổ chức sản xuất.

Trên địa bàn xã có trên 50% tuyến lộ giao thông nông thôn bị ngập do triều cường, người dân dùng đất đen để ngăn nước ngập nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời.

Nan giải giảm nghèo

Hiện toàn xã có 3 hợp tác xã (HTX), 7 tổ hợp tác (THT); có 7 sản phẩm của 3 HTX được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh, đang chờ lập thủ tục nâng hạng lên 4 sao. Nhìn chung, tình hình hoạt động của các HTX, THT có hướng phát triển tốt. Ông Võ Thành Quân, Bí thư Ðảng uỷ xã, phấn khởi: "Các HTX, THT trên địa bàn hoạt động rất hiệu quả, chú trọng chất lượng nên sản phẩm làm ra được người tiêu dùng ưa chuộng và tạo được tiếng vang trên thị trường”.

 HTX lợp cua Kim Thanh, ấp Nhà Dài giải quyết được cho 20 hộ gia đình có công việc làm ổn định.

Tuy nhiên, vấn đề nan giải hiện nay là tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao. Qua rà soát đầu năm nay, xã còn tới 238 hộ nghèo, 124 hộ cận nghèo. Bằng nhiều giải pháp, Ðảng uỷ, chính quyền cùng với các đoàn thể đã trợ lực cho 79 hộ thoát nghèo, 30 hộ nghèo được nâng lên cận nghèo.

Ông Quân chia sẻ: “Xã đã dồn toàn lực để hỗ trợ, như vận động mạnh thường quân cất nhà cho người nghèo, hộ cận nghèo để họ an cư. Trong năm, bằng nguồn vốn vận động và nguồn quỹ của địa phương đã hỗ trợ 30 căn nhà cho hộ có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện cho họ vươn lên trong cuộc sống. Những hộ chưa thoát được nghèo là những hộ không có tư liệu sản xuất, không có sức lao động. Ðây là bài toán hết sức khó, địa phương đang tìm hướng hỗ trợ thích hợp trong thời gian tới”.

Cần trợ lực

Ðối với 7 tiêu chí chưa đạt chuẩn NTM, tiêu chí nào cũng cần nguồn vốn đầu tư cao. Trong đó, tiêu chí về giao thông đang là vấn đề cấp bách. Toàn xã có trên 11 km đường nhựa hoá hoặc bê tông hoá, đảm bảo ô tô đi lại; trên 24 km đường trục ấp, liên ấp được cứng hoá. Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó chủ tịch UBND xã, cho biết: “Hiện xã đảm bảo có lộ ấp nối ấp, lộ nông thôn cơ bản cho người dân đi lại thuận lợi hơn trước. Tuy nhiên, xã đang gặp nhiều khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng và làm nền hạ đất đen; số lượng công trình thi công cầu, cống còn quá nhiều nhưng thiếu kinh phí đầu tư thực hiện nên còn nhiều công trình kéo dài. Mặt khác, hiện trên toàn xã có hơn 50% tuyến lộ bị ngập nước khi thuỷ triều lên gây khó khăn cho người dân đi lại. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của thuỷ triều, nhiều tuyến đường xuống cấp, sụp lún, hư hỏng nặng mà vẫn chưa có nguồn kinh phí đầu tư sửa chữa kịp thời”.

Nước lên trên sân Trạm y tế, chỗ thấp nhất là 30 cm, sâu nhất là 50 cm. Bệnh nhân đến đây, không vào được phải lên huyện, cách xã 17 km để thăm khám.

Một vấn đề gây bức xúc trong dân là Trạm y tế xã đã xuống cấp nghiêm trọng, không được đầu tư nâng cấp nên không đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khoẻ người dân.

Trạm y tế xã được xây dựng từ năm 2000, qua một lần nâng cấp nhưng đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng, nền thì ngập nước, sình lầy, tường loang lổ, ẩm thấp, không đảm bảo công tác khám và điều trị bệnh cho người dân tại địa phương.

Trạm Y tế xã mỗi ngày bình quân đón khoảng 35 lượt bệnh nhân đến điều trị và thăm khám.

Ông Quân cho biết: “Ðơn vị đã nhiều lần kiến nghị lên xã, xã cũng kiến nghị lên cấp trên nhưng vấn đề hết sức khó khăn, vì nguồn kinh phí xây dựng nằm trong nguồn vốn ODA hỗ trợ, nhưng theo thông tin từ Sở Y tế thì còn nhiều hạng mục chưa được giải ngân nên chuyện xây dựng trụ sở mới vẫn còn phải chờ”.

Với lộ trình xã sẽ về đích NTM vào năm 2027 nhưng thực tế tại địa phương còn đầy rẫy những khó khăn, thách thức, việc hỗ trợ kịp thời không chỉ giúp xã nghèo Quách Phẩm Bắc kịp về đích đúng như hoạch định mà còn giúp người dân thụ hưởng được những chính sách, quyền lợi mà chương trình xây dựng NTM mang lại./.

Kim Cương

 

Từng bước hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá

Trước những hạn chế về hạ tầng thiết yếu trên tuyến kênh Lung Lá, thuộc địa bàn Khóm 5, phường Tân Xuyên, ngành chức năng thành phố cà Mau đã có những rà soát và định hướng trong thời gian tới nhằm đảm bảo ổn định đời sống người dân nơi đây.

Ðổi thay vùng đất anh hùng

Nguyễn Phích là 1 trong 31 xã được Chính phủ công nhận là xã An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ðây là cái nôi giàu truyền thống cách mạng, trong chiến tranh người dân không chỉ chung sức, đồng lòng nuôi chứa cán bộ cấp cao của Ðảng và Nhà nước mà còn anh dũng đứng lên đấu tranh để giành lấy độc lập, tự do cho quê hương, đất nước. Hoà bình lập lại, Nhân dân địa phương tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, tích cực ra sức phát triển kinh tế, chung tay cùng địa phương xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Hiện đại đô thị Sông Ðốc

Thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời được biết đến là trung tâm kinh tế biển sầm uất nhất của tỉnh Cà Mau. Với vị trí đặc thù, nơi đây không chỉ là bến cảng tấp nập mà còn dần chuyển mình thành đô thị biển hiện đại. Sông Ðốc không ngừng phát triển về kinh tế, hạ tầng và đời sống người dân.

Mô hình cũ, hiệu quả mới

Xác định đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, huyện Phú Tân đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân xây dựng lò đốt rác quy mô nhỏ, đây được xem là giải pháp phù hợp với điều kiện ở các địa phương. Hội Nông dân xã Phú Mỹ là một trong những đơn vị triển khai thực hiện tốt phong trào này.

Bắc mới những nhịp cầu

Qua thời gian thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Hàm Rồng giữ vững 18/19 tiêu chí NTM và đạt 14/19 tiêu chí NTM nâng cao. Những năm qua, bên cạnh nguồn lực đầu tư của Nhà nước, địa phương tranh thủ các nguồn hỗ trợ của nhiều tổ chức, cá nhân để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trong đó có xây dựng cầu nông thôn giúp người dân đi lại thuận tiện, dễ dàng hơn.

Kinh Hội - Nơi hội tụ dòng chảy lịch sử và văn hoá

Ðầu thế kỷ XX, phía hạ lưu ngã ba Tắc Thủ, theo dòng sông Ông Ðốc, nơi rừng Khánh Bình bạt ngàn xuất hiện một địa danh đặc biệt: Kinh Hội. Ðây không chỉ là con kênh đào phục vụ giao thông, sản xuất, mà còn là nơi ghi dấu hành trình khai hoang, lập nghiệp và truyền đời văn hoá của bao thế hệ người dân Cà Mau.

Trí Lực và Trí Phải tiến tới nông thôn mới nâng cao

Giai đoạn 2021-2025, huyện Thới Bình phấn đấu có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao là Trí Lực và Trí Phải. Ðến nay, 2 xã cơ bản hoàn thành các tiêu chí theo quy định.

Ðoàn kết xây dựng đời sống văn hoá

Những năm qua, việc triển khai thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn huyện Thới Bình nói chung, thị trấn Thới Bình nói riêng được sự hưởng ứng tích cực từ các tầng lớp Nhân dân.

Gỡ khó để đảm bảo tiến độ về đích

Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), với quyết tâm cao, sự nỗ lực, cả hệ thống chính trị và Nhân dân, Cà Mau đã đạt kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, địa phương cũng đang gặp khó trong thực hiện 2 tiêu chí, số 18 và 19, ảnh hưởng đến tiến độ công nhận xã NTM và NTM nâng cao.

Nỗ lực hoàn thiện tiêu chí y tế

Y tế là 1 trong 3 tiêu chí xã Khánh An tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, quyết tâm hoàn thiện trong năm 2025 để đưa xã về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao. Trong đó, chỉ tiêu về hộ dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) được xã quan tâm hàng đầu, kết hợp với tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, đạt chỉ tiêu đề ra.