ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 14:56:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cần xử lý cương quyết vi phạm an toàn thực phẩm

Báo Cà Mau Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng đang ngày càng phổ biến, do việc vi phạm về chế độ an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật đối với người kinh doanh trên thị trường.

Trong các loại thực phẩm luôn được người tiêu dùng ưa chuộng, giá đậu xanh (giá đỗ) là loại thực phẩm phổ biến nhất, bởi cây rau giá có thể sử dụng để ăn kèm với các loại rau ăn lá khác trong các bữa ăn của gia đình vừa ngon, thanh nhiệt, lại vừa bổ, rẻ. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên cẩn trọng khi chọn mua vì dễ mua nhầm loại giá được ủ bằng chất kích thích, không an toàn cho sức khoẻ.

Giá là loại rau được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng vì vừa ngon, thanh nhiệt, lại rẻ; nếu được sản xuất theo cách truyền thống sẽ rất an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng.

Ví dụ giá khi được sử dụng bằng chất kích thích chỉ cần sau 2 hoặc 3 ngày là có thể thu hoạch được, thân cây ngắn, trắng mập, không có phần thân rễ. Người sử dụng loại giá này có thể sẽ bị ngộ độc cấp tính, không những tổn hại đến sức khoẻ hiện tại, mà còn ảnh hưởng rất lâu dài về sau, thậm chí là có nguy cơ bị ung thư. Còn đối với các loại giá được sản xuất theo kiểu truyền thống, thời gian thu hoạch sẽ lâu hơn, cây giá cũng có phần thân dài và mềm hơn. Đặc biệt là cây giá đỗ nếu được sản xuất theo cách truyền thống sẽ có bộ rể nhiều và dài, có màu trắng ngà, nhưng tuyệt đối an toàn cho người tiêu dùng.

Chị Trần Thanh Nhuần, ngụ ấp Trùm Thuật A, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, chia sẻ: “Gia đình tôi cũng thường sử dụng giá đậu xanh trong các bữa ăn. Trước đây tôi tự làm để sử dụng, nhưng gần đây, do bận công việc nên sau khi tan ca, tôi chỉ có đủ thời gian ghé qua chợ mua vội một ít thực phẩm dùng cho gia đình trong ngày, trong đó có giá. Cây giá bán ở chợ trông rất đẹp mắt như: sạch, trắng tròn, cọng to, không có rễ. Nhưng khi sử dụng giá mua ở chợ, tôi thường bị rối loạn tiêu hoá”.

Có thể nói, vì lợi nhuận “thần tốc” mà hiện nay nhiều hộ sản xuất, kinh doanh sẵn sàng vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, bất chấp sức khoẻ người tiêu dùng. Thực tế không chỉ riêng cây giá đỗ, mà các loại rau xanh được sử dụng trong các quán ăn như: rau muống bào, bắp chuối xắt mỏng, dưa bồn bồn, kể cả là củ cà rốt, cà chua, khoai tây… cũng được người bán ngâm thuốc để tẩy trắng, trông đẹp mắt và hấp dẫn người tiêu dùng hơn, đồng thời giữ được độ tươi xanh lâu hơn và giòn hơn. Đây lại là những mặt hàng thường được thị trường tết tiêu thụ tương đối mạnh. Không những thế, một số hộ kinh doanh còn bày bán các loại rau ăn sống cùng các loại thực phẩm khác ngay bên cạnh nơi tập kết rác thải sinh hoạt của chợ, bên dưới gầm cầu. Đây chính là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn của rất nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: tả, lỵ, thương hàn… xâm nhập và gây nguy cơ tiềm ẩn mất toàn thực phẩm, gây ngộ độc rất cao cho người tiêu dùng.

Nhiều hộ dân tận dụng đất trống quanh nhà tự trồng rau làm thực phẩm cho gia đình để đảm bảo sức khoẻ.

Theo Bác sĩ Huỳnh Thanh Sử, Trưởng khoa Sức khoẻ môi trường, Y tế trường học và Bệnh nghề nghiệp, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Cà Mau, các loại hoá chất mà những hộ kinh doanh, buôn bán rau ăn lá, củ, quả ở các chợ đầu mối sử dụng trong việc bảo quản, ngâm hoặc tẩm ướp thực phẩm đều có độc tố rất cao như: NaHSO3; Na2S2O5 (Sodium bisulfite, natri bisulfit, natri hiđrosulfit..). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức FAO về chất phụ gia thực phẩm đã chỉ ra rằng, chất Na2S2O5 có độc tính gây chết động vật ở mức là 3.560 mg/kg trên chuột. Riêng đối với chất natri bisulfit đã bị cấm sử dụng trên rau, quả ăn sống, vì độc tính của nó có thể gây chết người. Ngoài ra, một số loại thuốc bảo vệ thực vật hiện nay cũng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cảnh báo không nên sử dụng trong trồng trọt, nhất là đối với các loại cây hoa màu có thời gian sinh trưởng ngắn, được dùng làm thực phẩm hằng ngày cho người tiêu dùng. Nhưng người trồng vẫn cứ “vô tư” phun xịt và thu hoạch để cung ứng cho thị trường ngay sau khi thời gian thuốc chưa được phân huỷ (thời gian cách ly) hoàn toàn theo khuyến cáo của ngành chuyên môn.

Theo thống kê của ngành y tế, trung bình cứ mỗi ca sau khi bị ngộ độc thực phẩm dù chỉ là ở thể nhẹ, thì mức chi phí cho công tác xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị cũng đã lên tới hàng triệu đồng. Đó là chưa kể những tác động lâu dài về sức khoẻ, tâm lý của bản thân người bệnh và gia đình họ trong việc sử dụng các nguồn thực phẩm sau này, làm ảnh hưởng đến uy tín của những hộ kinh doanh trung thực, ảnh hưởng đến nguồn lợi kinh tế địa phương. Do đó, các cơ quan chức năng cần có các biện pháp xử lý mạnh tay hơn, tránh để tình trạng phạt rồi lại tiếp tục cho tái phạm đối với những người chỉ vì biết lợi nhuận trước mắt của bản thân, mà cố tình gieo rắc bệnh tật cho cộng đồng bằng việc sử dụng các loại hóa chất, phẩm màu không được phép của Bộ Y tế, để sử dụng trong chế biến và bảo quản thực phẩm./.

Phương Vũ

 

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm dịp tết

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, sáng nay (9/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm ra quân kiểm tra một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Cà Mau.

Họp đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội xuân 2025, sáng nay (8/1), Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tổ chức họp triển khai công tác kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Can thiệp sớm trẻ chậm nói

"Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói khá phổ biến, do bẩm sinh, hoặc môi trường xung quanh. Các dấu hiệu thường khó nhận diện, do phụ huynh chưa nắm rõ các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các bé được đưa đến đây khám chủ yếu bị rối loạn ngôn ngữ, khó giao tiếp bằng ngôn ngữ, hạn chế khả năng tiếp thu...", Bác sĩ Ninh Thị Minh Hải, Phòng Âm ngữ trị liệu, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, thông tin.

Ðồng hành can thiệp sớm trẻ có vấn đề phát triển

Ở nước ngoài, các gia đình có trẻ gặp vấn đề về phát triển rất quan tâm và nhiệt tình tham gia các nhóm hỗ trợ để thay đổi năng lượng của bản thân, muốn được cung cấp năng lượng tích cực cũng như những kiến thức hữu ích nhằm giúp trẻ nhỏ điều trị bệnh, hoà nhập với cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, với văn hoá Á Ðông như ở Việt Nam nói chung và các tỉnh xa xôi như Cà Mau nói riêng, vấn đề này khá nhạy cảm, khiến các bậc phụ huynh khó thể mở lòng chia sẻ. Nếu cha mẹ không vững vàng thì việc điều trị bệnh cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, Tổ chức phi lợi nhuận "Sống cùng tự kỷ" đã kết hợp với Tổ chức phi lợi nhuận "Y học cộng đồng" tổ chức nhóm tương trợ phụ huynh, dành cho gia đình của trẻ có vấn đề về phát triển.

Hướng tới phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025, vào chiều 3/1/2025, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân khẳng định, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện để phát triển các khoa chuyên sâu ở bệnh viện tuyến tỉnh.

Đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường dịp cuối năm

Theo đánh giá chung của ngành chuyên môn, mặc dù bối cảnh tình hình chính trị thế giới có nhiều bất ổn, tuy nhiên, trong năm 2024 kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có bước tăng trưởng khả quan. Theo đó, tại tỉnh Cà Mau, tình hình cung, cầu các mặt hàng thiết yếu trong dịp cuối năm 2024 cũng được đảm bảo, nguồn hàng hoá dồi dào, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân, không xảy ra tình trạng sốt giá.

Chủ động tầm soát lao trong cộng đồng

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 11 về số người mắc bệnh lao. Sau 2 năm Chương trình Phòng, chống lao quốc gia gián đoạn vì dịch Covid-19, số lượng người bệnh trong cộng đồng đang có xu hướng tăng cao. Phòng, chống lao từ thế bị động sang chủ động chính là giải pháp cấp thiết mà ngành y tế Cà Mau nỗ lực thực hiện để đẩy lùi bệnh lao ra khỏi cộng đồng.

Bệnh phát ban dạng sởi tăng đột biến

Những ngày gần đây, số ca mắc bệnh phát ban dạng sởi trên địa bàn huyện Cái Nước tăng đột biến, mỗi ngày đều có trẻ nhập viện điều trị nội trú, tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát bệnh trong cộng đồng và trường học. Trước tình hình bệnh diễn biến phức tạp, người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh cho trẻ.

Phục hồi chức năng - Tăng niềm tin

Trong xu thế phát triển của phục hồi chức năng (PHCN) hiện đại, việc vận hành mô hình PHCN đa chuyên ngành đang được nhiều cơ sở y tế cả nước áp dụng, bao gồm các chuyên ngành: vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và tâm lý trị liệu. Năm 2024, Bệnh viện Y Dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau đã áp dụng rộng rãi mô hình này.