ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 15:48:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phòng, chống bệnh lao

Cần ý thức chủ động của cộng đồng

Báo Cà Mau Thông tin từ ngành y tế, tình hình bệnh lao vẫn còn diễn biến phức tạp, tỷ lệ lao kháng thuốc được phát hiện ngày càng nhiều hơn. Chính vì thế, công tác phòng, chống lao đã và đang đối diện nhiều thách thức.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2023, bệnh lao vẫn là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên thế giới trong số các bệnh truyền nhiễm vào năm 2022, chỉ sau Covid-19. Việt Nam hiện là nước đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.

Cùng chung tình hình bệnh lao trong cả nước, bệnh lao tại Cà Mau cũng đang có chiều hướng diễn biến tiêu cực trong cộng đồng. Năm 2023, tỉnh thực hiện thu dung điều trị hơn 1.600 bệnh nhân lao, tăng hơn 10% so với năm 2022. Cùng với đó, bệnh lao kháng thuốc cũng đã được ghi nhận và tồn đọng trong cộng đồng.

Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh thực hiện kỹ thuật nội soi phế quản tại đơn vị.

Thời gian qua, với sự hỗ trợ tích cực từ Dự án ACT5 được triển khai đến 6 địa phương trong tỉnh, thực hiện lấy mẫu ngay tại cộng đồng người dân (khóm/ấp), đã giúp nâng cao khả năng tiếp cận và tỷ lệ tham gia, nâng cao năng lực của tuyến y tế cơ sở trong công tác phòng, chống bệnh lao. Ðồng thời, giúp phát hiện sớm, điều trị và giảm tỷ lệ mắc lao trong cộng đồng, tiến tới xoá bỏ bệnh lao vào năm 2030.

Bác sĩ Trần Quang Dũng, Phó giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh, chia sẻ, qua thống kê của ngành y tế, hiện nay có hơn 70% dân số hít phải vi khuẩn lao. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai khi tiếp xúc vi khuẩn lao đều bị bệnh lao. Ðiều này còn do sức đề kháng của cơ thể. Chính vì thế, việc tầm soát nhằm phát hiện sớm bệnh lao tiềm ẩn để điều trị là hết sức cần thiết. Thực tế không thể phủ nhận vai trò của Dự án ACT5 được triển khai, song tính bao phủ của dự án còn mỏng, trong khi đó bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng còn khá nhiều. Ðiều này cũng là thách thức lớn đối với công tác phòng, chống bệnh lao tại địa phương.

Một trong những rào cản đối với công tác phòng, chống bệnh lao là nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân về bệnh lao còn hạn chế. Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng; nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người mắc bệnh sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể trầm trọng, không thể lao động sản xuất, nếu nặng hơn có thể không tự phục vụ bản thân và suy kiệt dần, dẫn đến tử vong. Thế nhưng, đứng trước hàng loạt mức độ nguy hiểm do bệnh lao gây ra, nhiều người vẫn chủ quan, xem nhẹ và bỏ qua việc tầm soát để có một phác đồ điều trị hữu hiệu.

Trong năm 2023, bệnh nhân lao được thu dung, điều trị tăng hơn 10% so với năm 2022.

Hiện nay, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh đảm nhận nhiệm vụ phòng, chống bệnh lao tại địa phương. Thời gian qua, chất lượng điều trị luôn được cải thiện thông qua việc tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật từ các đơn vị tuyến trên.

Vào ngày 19/3 vừa qua, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Cà Mau nhận chuyển giao kỹ thuật và khánh thành đơn vị nội soi phế quản. Ðây là kỹ thuật mới được bệnh viện tiếp nhận thực hiện nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị bệnh nhân lao và bệnh phổi tại bệnh viện. Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Thanh Hùng, Chủ nhiệm Bộ môn Lao, Trường Ðại học Cần Thơ, Phó giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Cần Thơ, hỗ trợ thực hiện chuyển giao kỹ thuật.

Bác sĩ Trần Quang Dũng thông tin, nhằm nâng chất việc phát hiện và điều trị bệnh lao nói riêng và bệnh lý về đường hô hấp nói chung, từ nay đến cuối năm, đơn vị sẽ tiếp tục tiếp nhận chuyển giao một số kỹ thuật hiện đại mới như: nuôi cấy, định danh và kháng sinh đồ vi sinh; thở máy trong hồi sức cấp cứu các bệnh lý hô hấp; nội soi phế quản ống mềm; chăm sóc người bệnh toàn diện và thực hành kỹ năng hồi sức cấp cứu.

Theo Bác sĩ Dũng, nâng cao năng lực điều trị chỉ là một yếu tố trong công tác phòng, chống bệnh lao. Ðể giảm thiểu gánh nặng do bệnh lao gây ra, hướng đến chấm dứt bệnh trong thời gian tới, thì yếu tố quan trọng là phải phát hiện sớm bệnh lao tiềm ẩn. Ðể làm được điều này, yêu cầu quan trọng là cần thực hiện hiệu quả tầm soát với chiến lược 2X (X-quang và X-xpert).


Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu trong năm 2024, phát hiện tối thiểu 70% nguồn lây lao mới, điều trị lành trên 90% số bệnh nhân lao được thu dung, quản lý và điều trị. Phấn đấu đến năm 2025, sẽ giảm 50% tỷ lệ mới mắc vào năm 2025 so với 2018; giảm 75% tỷ lệ tử vong do lao vào năm 2025 so với 2018; duy trì tỷ lệ mắc lao kháng thuốc dưới 3% trong tổng số ca lao mới; giảm 50% số gia đình phải chịu chi phí thảm hoạ do lao vào năm 2025 so với năm 2018. Ðến năm 2030 tiếp tục giảm số người chết do bệnh lao và giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 20 người trên 100 ngàn người dân. Hướng tới mục tiêu để người dân Việt Nam được sống trong môi trường không còn bệnh lao.


 

Văn Ðum

 

Phòng tránh biến chứng do tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh lý phổ biến và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Tăng huyết áp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Phòng ngừa thiếu vitamin A ở trẻ

Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể cần với số lượng rất nhỏ, nhưng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ. Thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ. Một trong những vi chất quan trọng và thường hay bị thiếu nhất ở trẻ là vitamin A.

Các mốc tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu hiệu quả

Sau khi trong nước ghi nhận ca tử vong do bạch hầu tại Nghệ An và tình hình chuyển biến bệnh đang có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, rất nhiều người dân tại Cà Mau vội vàng đi tiêm vắc-xin phòng bệnh. Tuy nhiên, ngành y tế khuyến cáo người dân cần bình tĩnh để bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình đúng cách.

Cà Mau triển khai nhiều biện pháp phòng chống bệnh bạch hầu

Nhiều tỉnh phía Bắc đã xuất hiện trường hợp tử vong vì bệnh bạch hầu nên nguy cơ bùng dịch là rất cao. Ngành Y tế tỉnh Cà Mau đã tiến hành nhiều biện pháp để phòng chống bệnh này.

Chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ

Đột quỵ hay được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng xảy ra khi cục máu đông, mảng xơ vữa hoặc mạnh máu bị vỡ cắt đứt nguồn cung cấp máu cho não. Sau cơn đột quỵ, đa số người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng và cần có một quá trình lâu dài để phục hồi.

Cẩn trọng khi sử dụng thực phẩm có chất bảo quản

Hiện nay, vấn đề sử dụng các loại hoá chất, chất phụ gia thực phẩm nhân tạo, các loại chế phẩm tổng hợp để tẩm ướp, bảo quản thực phẩm đã trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên, đây lại là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất an toàn vệ sinh thực phẩm, gây ngộ độc cho người tiêu dùng, thậm chí có thể gây tử vong nếu ở mức độ nghiêm trọng.

Ung thư máu và những dấu hiệu nhận biết

Theo các bác sĩ chuyên khoa ung bướu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, ung thư máu là căn bệnh ác tính, nó khiến cho lượng bạch cầu trong cơ thể con người có thể sẽ tăng vọt lên một cách đột biến, khiến cho cơ thể không thể sản sinh ra các chất đề kháng kịp thời và phản ứng lại với hiện tượng này một cách có hiệu quả.

Xoa dịu nỗi đau của bệnh nhân

Ngoài đặc thù điều trị không dùng thuốc, tại Khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Cà Mau, việc góp phần phục hồi sức khoẻ bệnh nhân còn là sự kiên trì, nhẫn nại, thấu hiểu và chia sẻ của các bác sĩ, kỹ thuật viên.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như: đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng, với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Vì thế, cho trẻ bú sữa mẹ, trẻ sẽ lớn nhanh, phòng được suy dinh dưỡng.

Cùng dân phòng, chống sốt xuất huyết

Năm 2023, xã Rạch Chèo ghi nhận có 3 ca mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH). Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh, từ đầu năm 2024, cùng với triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nâng cao ý thức thực hiện tốt việc phòng, chống dịch bệnh SXH.