ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 09:33:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cậu học trò nghèo nhiều nghị lực

Báo Cà Mau Đầu năm học, tôi mới nhận chủ nhiệm lớp 6A4, Trường THCS U Minh (huyện Trần Văn Thời) nên cũng chưa hiểu hết được hoàn cảnh của từng học sinh. Một tuần học trôi qua, tôi tìm hiểu, dần dần mới biết được trong lớp nhiều em có hoàn cảnh hết sức khó khăn, trong đó em Nguyễn Hoàng Ðương là trường hợp đặc biệt.

Đầu năm học, tôi mới nhận chủ nhiệm lớp 6A4, Trường THCS U Minh (huyện Trần Văn Thời) nên cũng chưa hiểu hết được hoàn cảnh của từng học sinh. Một tuần học trôi qua, tôi tìm hiểu, dần dần mới biết được trong lớp nhiều em có hoàn cảnh hết sức khó khăn, trong đó em Nguyễn Hoàng Ðương là trường hợp đặc biệt.

Nếu ai đó 1 lần đến thăm nhà em sẽ thật xúc động trước cảnh tượng hết sức bi thương. Một căn nhà trống trước hụt sau, ẩm thấp, dột nát, nơi có những con người cũng hết sức đáng thương. Bản thân em Ðương vốn mắc phải căn bệnh động kinh từ nhỏ và cả chứng bệnh suyễn, mỗi khi lên cơn khiến em hết sức vật vã. Không có tiền chữa trị nên cứ phó mặc cho trời hoặc chỉ biết nhờ hàng xóm chở đi cắt gió, mua vài liều thuốc uống. Mẹ thương em quá, cố gắng đi làm để có tiền chạy chữa cho em, có ngờ đâu vì làm việc ở nơi hoá chất độc hại nên không bao lâu thì bị bệnh teo cơ và bại liệt luôn đôi chân, nằm 1 chỗ mấy năm nay. Cứ ngỡ mọi việc dừng ở đó, ai ngờ bà ngoại em cùng thời điểm đó cũng mắc phải chứng bệnh viêm xương khớp, khiến việc đi lại vô cùng khó khăn. Vậy là gánh nặng tiền bạc đổ hết lên vai của cha em. Không ruộng đất, cha em phải đi làm thuê cho tàu cá, nhiều khi đi mấy tháng về cũng không có tiền vì biển động, thu nhập quá bấp bênh.                               

Em Nguyễn Hoàng Đương hay ngồi trò chuyện với mẹ.

Trong thời gian cha em đi làm, tất cả công việc nhà, kể cả việc chăm sóc mẹ em cũng phả gánh vác. Có lần em dí dỏm khoe với tôi: “Em có tài nấu cháo, chỉ cần 1 nắm gạo là có 1 nồi cháo ăn kèm với muối kho là hết ý, món này em thực hiện thường xuyên”. Nói xong, mắt em nhìn đi một nơi như đang mơ điều gì đó. Tôi hiểu tâm trạng của em nên tôi không hỏi gì thêm. Tôi chỉ xoa đầu và nói: “Mình là con trai mà”.

Nghĩ đến hoàn cảnh em, tôi cảm thấy chạnh lòng. Tôi hay đến thăm gia đình em, mẹ của em tâm sự với tôi: “Thằng Ðương nói: “Mẹ ơi con không muốn nghỉ học đâu, con muốn học để làm bác sĩ chữa bệnh cho mẹ với ngoại”, lúc đó mắt tôi cay lắm và chỉ biết vỗ nhẹ vào bàn tay của nó thôi”.

Với làn da nhợt nhạt vì bệnh tật, 1 buổi đi học, 1 buổi phụ giúp việc nhà (chăm sóc mẹ và bà), cứ tưởng bao gánh nặng đè lên cuộc đời có thể làm em gục ngã. Nhưng không! Em vẫn đến trường, vẫn say mê học tập. Ðối với em, được đến trường là một khát khao lớn nhất. Nếu ở trên lớp chưa hiểu bài, em tranh thủ hỏi các bạn cùng lớp, tranh thủ thời gian ra chơi em học bài để về nhà có nhiều thời gian chăm sóc bà và mẹ  nhiều hơn.

Biết được hoàn cảnh khó khăn của em, thầy cô, bạn bè và nhà trường luôn tạo điều kiện giúp đỡ để em được tham gia học tập tốt hơn. Trong lớp tôi vận động học sinh khi thì tặng em quyển vở, khi thì cây viết. Tôi luôn động viên em cố vượt qua số phận và hoàn cảnh của mình. Tôi cũng kịp thời tham mưu cho ban giám hiệu cũng như trực tiếp vận động tất cả giáo viên, các đoàn thể, học sinh và các nhà hảo tâm đã ủng hộ cho em gần 5 triệu đồng để em giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống.

Trước khi tôi viết bài về em thì tai hoạ lại đến với em, cơn bệnh quái ác lại ập đến khiến đôi chân bé nhỏ của em không thể đứng lên mà phải nằm trên giường bệnh gần nửa tháng ở Bệnh viện tỉnh Cà Mau (lần này nhờ có sổ nghèo em mới được đưa đi viện). Cứ ngỡ em không bao giờ vượt qua nổi. Hôm nay em đã xuất viện trở về căn nhà mà nơi đó mẹ em đang mong ngóng trong nỗi khắc khoải lo âu. Tôi vào thăm em, em gầy và xanh đi nhiều quá. Khi gặp tôi em hỏi liền: “Mấy bạn có viết bài giùm em không cô?”. Tôi hỏi lại em: “Khi nào em đi học lại được?”. Giọng em dồn dập: “Em muốn đi học lại ngay, em nhớ lớp và thầy cô quá, ở bệnh viện buồn lắm cô ạ!”. 

Mặt trời đứng bóng, ánh nắng đã chiếu vào căn nhà của em, không một vật gì cản lại rọi thẳng xuống nền nhà như đang xua đi bao ưu phiền, vất vả. Tôi ra về để kịp giờ giúp đỡ nhóm học sinh yếu kém tại nhà như kế hoạch. Lòng miên man suy nghĩ, con đường em đi còn nhiều khó khăn phía trước, nhưng tôi vẫn luôn tin tưởng rằng, với nghị lực vượt khó của mình và quyết tâm theo đuổi ước mơ, chắc chắn em sẽ đạt được điều mình mong muốn trong tương lai./.

Mai Thị Ngọc Thảo, Trường THCS U Minh, huyện Trần Văn Thời

(Bài đoạt giải Khuyến khích cuộc thi viết “Thầy và trò cùng vượt khó”)

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

416 học sinh đạt giải học sinh giỏi THCS cấp tỉnh

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau, Kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024-2025 có 416 em đạt giải ở 7 môn thi.

Giúp học sinh nhận thức đúng về giới tính

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính cũng như chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Ðể giúp các em hình thành những quan điểm đúng đắn về sức khoẻ sinh sản và cung cấp thêm kiến thức để bảo vệ bản thân, giáo dục giới tính cho học sinh là điều hết sức cần thiết trong môi trường học đường.

Ðể con em đồng bào tiếp cận giáo dục

Ðể đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Cà Mau có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Trọng tâm là tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc để người dân hiểu hơn về vai trò của giáo dục trong thời kỳ mới, từ đó thay đổi nhận thức, chủ động đưa con em đến với nền giáo dục chính quy, hiện đại, đúng độ tuổi.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Sáng 2/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân có chuyến khảo sát thực tế tại 2 trường THCS - THPT trên địa bàn huyện Thới Bình để đầu tư nâng cấp hướng đến đạt chuẩn quốc gia.

Thiết thực chính sách nội trú, miễn giảm học phí

Ðối với sinh viên vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cà Mau, các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giúp các em giảm bớt khó khăn về chi phí học hành, thêm điều kiện thực hiện ước mơ tri thức.

Giáo dục Cà Mau khẳng định vị thế

Kết quả đạt được trong phát triển giáo dục mũi nhọn của tỉnh thời gian qua khẳng định hướng đi đúng trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi (HSG) - “hạt nhân” tương lai của tỉnh, đất nước. Ðó là cơ sở, nền móng vững chắc, góp phần xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. “Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, những năm qua, ngành giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trong sự nghiệp “trồng người””, Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), khẳng định.