ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 6-5-25 04:22:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chi trả chế độ, ổn định đời sống giáo viên

Báo Cà Mau Giáo viên ở Nguyễn Phích, ai là người địa phương thì ngoài thời gian đi dạy lại lao vào ruộng đồng, rừng tràm để sản xuất. Còn những giáo viên ngoài tỉnh, phải nghĩ nhiều cách để có thể ổn định cuộc sống.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, việc chi trả các khoản nợ đọng chế độ, chính sách đối với giáo viên ở Cà Mau đã được thực hiện nghiêm túc, kịp thời.

Trở lại xã Nguyễn Phích (1 trong 6 xã của huyện U Minh mà giáo viên được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi), một không khí phấn khởi bao trùm. Hầu hết các giáo viên đều coi đây là động lực để tiếp tục gắn bó với “vùng đất khó” Nguyễn Phích, cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Ðiều này tiếp tục khẳng định một lần nữa, việc nợ đọng chế độ, chính sách đối với giáo viên vùng khó khăn không nên xảy ra và càng không để tái diễn.

Phấn khởi

Trao đổi với ông Ðào Quốc Kiểng, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích, mới thấy địa phương còn quá nhiều khó khăn. Là xã có 11 ấp thuộc vùng lâm phần, tỷ lệ nghèo trên 23%, quy hoạch sản xuất vẫn còn những bất cập. “Xã lớn nhất Cà Mau” này còn lắm chông chênh trong chặng đường phía trước.

Ðối với hệ thống giáo dục của xã, ông Kiểng cho biết: “Ðịa phương có 8 trường, từ bậc mầm non đến THCS, trong đó có 3 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Quản lý và giáo viên của xã có 186 người, trên 2.500 học sinh”. Ông Kiểng thông tin: “Trao đổi nhanh với các trường, chúng tôi nắm được giáo viên đã nhận được tiền vào ngày 17/11. Ðiều này khiến giáo viên rất phấn khởi, địa phương cũng mong muốn anh em có điều kiện ổn định hơn để tiếp tục gắn bó với Nguyễn Phích”.

Các thầy, cô giáo ở Nguyễn Phích rất phấn khởi, thêm động lực để phấn đấu công tác.

Theo lời của ông Kiểng, giáo viên ở Nguyễn Phích có thể chia làm 2 bộ phận, một là những giáo viên đã gắn bó lâu năm, quyết bám trụ với nghề, còn lại là lực lượng giáo viên trẻ mới được bổ sung. Khá sâu sát với tình hình giáo dục, ông Kiểng chia sẻ: “Giáo viên ở nông thôn thì mấy anh biết rồi, chỉ trông chờ vào đồng lương. Chưa kể, ở đây là xã đặc biệt khó khăn, giáo viên đôi khi phải cưu mang thêm học sinh có hoàn cảnh đặc biệt”.

Nhớ lại giai đoạn trước đây, cô giáo Quách Thị Thu Tư, gắn bó với Trường THCS Nguyễn Văn Tố từ năm 1989, không khỏi bồi hồi: “Lúc về trường, cả giáo viên và học sinh không biết làm sao để học. Bàn ghế không đủ, trường lớp dột nát, lương giáo viên ít mà có khi mấy tháng mới cấp một lần”.

Có một thực tế, những giáo viên gắn bó, bám trụ với đất Nguyễn Phích đều tâm niệm như cô Thu Tư: “Chỗ khó mới cần mình, nếu bỏ đi thì các em học sinh ở đây học với ai, đất này chừng nào mới phát triển, vả lại mình sinh ra tại nơi đây”.

Giáo viên ở Nguyễn Phích, ai là người địa phương thì ngoài thời gian đi dạy lại lao vào ruộng đồng, rừng tràm để sản xuất. Còn những giáo viên ngoài tỉnh, phải nghĩ nhiều cách để có thể ổn định cuộc sống. Vậy nên không lạ, khi có những thầy, cô giáo ngoài giờ đứng trên bục giảng còn có những nghề “tay trái”. Riết rồi ở Nguyễn Phích, những thầy, cô lâu năm gắn bó cũng trở thành “dân gốc thứ thiệt”, với cuộc sống chân tình, san sẻ trên mảnh đất bộn bề gian khó.

Nói về hệ thống trường lớp ở Nguyễn Phích - xã có tới 20 ấp trải trên diện tích rộng, địa hình phức tạp, vẫn còn nhiều thiếu thốn, thiệt thòi. Ông Kiểng thông tin thêm: “Ðối với điểm chính thì tương đối đảm bảo, còn khoảng chục điểm lẻ còn vất vả lắm”. Ða phần mỗi điểm có 2-3 phòng, thiếu thốn về đồ dùng giảng dạy, một số chỗ đã xuống cấp. Ðáng bàn hơn, mỗi điểm như vậy đều phải cắt cử giáo viên phụ trách, đứng lớp. Nói như suy nghĩ của ông Kiểng: “Giáo viên điểm lẻ lúc nào cũng nhiều thiệt thòi hơn, ở Nguyễn Phích, anh em chỉ biết nhìn nhau động viên, cái chính là thương những em học sinh chân không, quần áo phèn tới lớp…”.

Ðộng lực

Trong lần giải trình với đoàn giám sát của HÐND tỉnh về việc nợ đọng chế độ, chính sách đối với giáo viên, Trưởng Phòng GD&ÐT huyện U Minh Trần Hoàng Lạc đã bộc bạch: “Ngoài những nguyên nhân chủ quan, hệ thống giáo dục U Minh còn đối mặt với quá nhiều thách thức, nhất là ở những địa bàn được xếp vào diện đặc biệt khó khăn”. Phòng GD&ÐT huyện U Minh được đánh giá rất tích cực, khi mời đại diện lãnh đạo các trường về để trao đổi, thông tin khi chi trả các chế độ, chính sách vào thời điểm trước ngày 20/11 năm nay.

Ông Nguyễn Nhựt Linh, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Tố, cho biết: “Ðợt vừa rồi, nhà trường có 18 giáo viên được chi trả phụ cấp lâu năm với số tiền 255 triệu đồng. Số tiền này rất quý giá đối với giáo viên vùng sâu, bởi anh em sẽ có thêm điều kiện phụ giúp gia đình, ổn định đời sống, từ đó yên tâm công tác”.

Cô Thu Tư, nhận được chế độ đợt 17/11 vừa qua, tâm sự: “Dù ít dù nhiều, chúng tôi biết được sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với giáo viên. Các thầy lãnh đạo nhà trường cũng gởi gắm những điều mà ngành giáo dục kỳ vọng vào những giáo viên bám trụ, gắn bó với Nguyễn Phích nhiều năm qua”.

Theo thông tin từ thầy Linh, các khoản chế độ còn lại đang được rà soát, Phòng GD&ÐT cam kết sớm chi trả cho giáo viên dứt điểm trong năm 2016. Cô Thu Tư phấn khởi: “Nhiều đồng nghiệp muốn khóc khi nhận được chế độ, bởi nó giúp người giáo viên thêm động lực vượt qua khó khăn. Nói thật, nhiều người làm nghề giáo cuộc sống chật vật lắm”.

Tại Trường Tiểu học Huỳnh Quảng, thầy Nguyễn Khánh Tâm, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: “Trường có 13 giáo viên nhận phụ cấp lâu năm của năm 2014 với số tiền gần 90 triệu đồng; 14 giáo viên nhận phụ cấp lâu năm của năm 2015 với số tiền gần 105 triệu đồng, riêng năm 2016 đang rà soát. Nhận được tiền trước 20/11 ai ai cũng vui”.

Trường Tiểu học Huỳnh Quảng là một trong những trường đạt chuẩn của Nguyễn Phích. Với 22 giáo viên, 241 học sinh, nhà trường đã nhận được sự quan tâm đầu tư tương đối của các cấp, các ngành, đời sống của giáo viên từng bước ổn định. Như lời của thầy Tâm: “Tôi thấy giáo viên vùng khó khăn chịu nhiều thiệt thòi, phải quan tâm để ổn định tâm lý, đời sống, giúp cho giáo viên yên tâm công tác. Chi trả chế độ kịp thời là cách làm thiết thực nhất”.

Tiếp lời thầy Tâm, thầy Phạm Hồng Quang, Phó Hiệu trưởng nhà trường, tâm sự: “Tôi từ nơi khác về trường hơn 20 năm, tôi cũng không muốn đi đâu nữa. Ở đây khó thì có khó, nhưng đây cũng là tâm huyết, là tình yêu nghề với hy vọng giúp những học sinh vùng sâu, vùng xa thay đổi cuộc đời…”./.

Bài và ảnh: Phạm Nguyên

Cô Ðặng Thị Mộng Nhi – “Ðoá sen” giữa vùng đất khó

Vùng đất Ngọc Hiển xa xôi, nơi hành trình tìm con chữ còn nhiều gian nan, cô Ðặng Thị Mộng Nhi như đoá hoa sen toả ngát hương thơm, mang tri thức đến bao thế hệ học trò. Không chỉ là giáo viên dạy tốt, cô Nhi còn là người mẹ thứ hai, bạn đồng hành, truyền lửa đam mê, chắp cánh ước mơ cho những mảnh đời còn nhiều thiếu thốn.

Liên đội trưởng Cháu ngoan Bác Hồ

Em Nguyễn Phương Nhã, học sinh Lớp 5A, Liên đội trưởng Trường Tiểu học Thái Văn Lung, thị trấn U Minh, huyện U Minh, là một trong những tấm gương tiêu biểu về thành tích xuất sắc trong học tập và hoạt động Ðội.

Trường THPT Tắc Vân đoạt giải Nhất Liên hoan tuyên truyền, giới thiệu sách "Bản hùng ca đất nước"

Chiều nay (26/4), Lễ bế mạc và trao giải Liên hoan tuyên truyền, giới thiệu sách kỷ niệm 50 năm đại thắng mùa xuân năm 1975 (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra tại Thư viện tỉnh Cà Mau. Liên hoan do Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức.

Khởi công nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Chiều 25/4, UBND huyện Thới Bình long trọng tổ chức Lễ khởi công đầu tư xây dựng Trường THCS - THPT Tân Bằng đạt chuẩn Quốc gia. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của ngành giáo dục địa phương.

Giáo dục Cà Mau trưởng thành từ gian khó

Những năm đầu sau giải phóng, ngành giáo dục Cà Mau đối mặt với muôn vàn thiếu thốn: cơ sở vật chất tạm bợ, phòng học tranh tre, giáo cụ gần như không có, sách vở khan hiếm; đội ngũ giáo viên vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về chuyên môn. Với tinh thần “Tất cả vì sự nghiệp trồng người”, cán bộ quản lý và giáo viên toàn tỉnh đã không ngừng nỗ lực, bám trụ với nghề bằng sự kiên trì, tâm huyết và niềm tin vào tương lai con em quê hương.

Wonder English Center Chính Thức Khai Trương tại Cà Mau, Cam Kết Phát Triển Toàn Diện Theo Mô Hình "3 Gốc"

Cà Mau – Ngày 18/04/2025, lúc 9 giờ 30 phút, Trung tâm Anh ngữ Wonder (Wonder English Center) đã long trọng tổ chức Lễ Khai trương tại địa chỉ C3A, Khu Trung tâm Hành chính Chính trị (Nội khu Mường Thanh), Phường 9, TP. Cà Mau. Sự kiện đánh dấu bước chân chính thức của Wonder vào lĩnh vực giáo dục tại địa phương, mang theo tâm huyết kiến tạo một môi trường học tập không chỉ chuyên sâu về ngoại ngữ mà còn hướng đến sự phát triển con người toàn diện.

Nuôi dưỡng tình yêu tri thức qua trang sách

Nhằm khơi dậy niềm say mê đọc sách và tạo điều kiện để học sinh tiểu học được tiếp cận tri thức từ sớm, ngành giáo dục huyện Cái Nước đã và đang tích cực đẩy mạnh công tác xã hội hoá thư viện học đường. Những tủ sách thân thiện, với số lượng đầu sách phong phú, sinh động, không chỉ mang lại niềm vui trong học tập mà còn mở ra thế giới tưởng tượng kỳ diệu, nuôi dưỡng tình yêu tri thức trong tâm hồn trẻ nhỏ.

1.230 thí sinh tham gia thi học sinh giỏi THPT cấp tỉnh

Sáng 20/4, tại Trường THPT Hồ Thị Kỷ (TP Cà Mau), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau khai mạc Kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh năm học 2024-2025.

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ phát động Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần IV

Sáng nay (19/4), Lễ phát động Ngày Sách và văn hoá đọc Việt Nam lần thứ IV - 2025 diễn ra tại Thư viện tỉnh Cà Mau.

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.