ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-9-24 08:20:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chia sẻ gánh nặng năm học mới

Báo Cà Mau (CMO) TP. Cà Mau ngày càng mở rộng, dân số trẻ ngày càng đông kéo theo nhu cầu trường lớp cho học sinh trước nguy cơ quá tải. Thế nên, sự ra đời của hệ thống trường mầm non tư thục đã góp phần hiệu quả trong việc chia sẻ gánh nặng cho các trường công lập.

Theo Quyết định 04/VBHN–BGDĐT ngày 24/12/2015 về điều lệ trường mầm non, trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số trẻ tối đa được quy định trong một lớp mẫu giáo 3-4 tuổi là 25 trẻ; 4-5 tuổi là 30 trẻ và 5-6 tuổi là 35 trẻ. Nếu căn cứ theo quy định này, nhiều trường mầm non đang quá tải.

Gánh nặng trường công

Thời điểm này, các trường mầm non trên địa bàn TP. Cà Mau đã ổn định việc dạy và học. Tuy nhiên, một số điểm trường công lập gặp không ít khó khăn do lượng học sinh đông.

Cô Nguyễn Thị Phương Dung, Phó hiệu trưởng trường Mầm non Hương Tràm, Phường 5, TP. Cà Mau cho biết, nếu như năm trước mỗi khối có 3 lớp thì năm nay tăng lên 4 lớp, trung bình mỗi lớp khoảng 35 trẻ. Sau khi chốt hồ sơ để các trẻ nhập học thì vẫn có nhiều phụ huynh đến xin cho con mình vào học nhưng nhà trường đã từ chối. Mặc dù rất ngại vì trẻ có hộ khẩu thường trú ở Phường 5 nhưng trường không thể nhận thêm được nữa do cơ sở vật chất và nhân lực có hạn.

“Mầm non Hương Tràm là trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1 và đã đề nghị công nhận đạt chuẩn cấp độ 2. Nhưng hiện tại, việc duy trì đạt chuẩn cấp độ 1 thôi cũng đã khó. Vì cơ sở vật chất còn thiếu nhiều: nhà vệ sinh cho trẻ, phòng làm việc của giáo viên và một số thiết bị, đồ chơi ở trong phòng học cho trẻ”, cô Nguyễn Thị Phương Dung chia sẻ.

Do nằm trên địa bàn rộng và có nhiều công ty, xí nghiệp đóng chân nên trường Mầm non Ban Mai, Phường 8, TP. Cà Mau có áp lực rất lớn trong khâu thu nhận hồ sơ nhập học cho trẻ. Hiện trường có 10 lớp, trong đó 1 lớp nhóm, 3 lớp chồi và 3 lớp lá. Trung bình mỗi lớp lá trường thu nhận hơn 40 trẻ. Lý giải về điều này, cô Nguyễn Thị Hiền Thương, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ, địa phương đang phổ cập lớp lá nên nhà trường rất khó từ chối các bé có hộ khẩu thường trú ở phường đang ở độ tuổi vào học khối này.

Cô Nguyễn Thị Hiền Thương cho biết thêm, còn rất nhiều hồ sơ đăng ký nhập học cho bé lớp mầm và chồi nhưng trường đã từ chối vì số lượng học trò đã đủ. Điều này cũng là gánh nặng cho khâu tuyển sinh của các trường công lập.

Giảm tải cho công lập

Trước tình hình đó, hệ thống trường mầm non tư thục ra đời và phát triển khá mạnh, điều này chứng tỏ công tác xã hội hóa giáo dục đã phát huy hiệu quả. Cô Đoàn Thị Cẩm Thu, Hiệu trưởng trường Mầm non Phổ Trí Nhân, Phường 5, TP. Cà Mau, cho biết, chuẩn bị năm học mới, nhà trường đã chủ động sửa chữa phòng học, bàn ghế, sơn tường, mở rộng bếp ăn hơn 160 m2 để nhận thêm trẻ, do nhu cầu trẻ nhập học mỗi năm đều tăng.

Khởi động ngày mới của các trẻ trường Mầm non Phổ Trí Nhân.

Hầu hết các trường tư thục đều chú trọng xây dựng cơ sở vật chất với nguồn kinh phí khá lớn, nhiều trang thiết bị và đồ chơi cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển tốt tư duy trong quá trình dạy và học. Ngoài ra, một số điểm trường đã đầu tư trang bị thiết bị rất hiện đại như máy lạnh, tủ hấp khăn tiệt trùng, tủ sấy chén đĩa tiệt trùng, tủ hấp cơm… giúp nhà trường chăm sóc trẻ đạt hiệu quả hơn.

Cô Đoàn Thị Cẩm Thu cho biết thêm, gần 10 năm nay số lượng trẻ nhập học vẫn ổn định qua từng năm. Vì Ban giám hiệu trường chú trọng ngay khâu tuyển dụng, đội ngũ giáo viên được đào tạo có trình độ chuyên môn chuẩn về giáo dục mầm non nên không để quá tải.

Với mục tiêu phát triển toàn diện về sức khỏe và tư duy, các trẻ đến trường không chỉ được truyền đạt kiến thức mà còn được chăm sóc từ vật chất lẫn tinh thần. Mỗi bé đều được trang bị giường, mền, gối riêng biệt tạo giấc ngủ ngon như chính ngôi nhà thân yêu của mình.

Cô Nguyễn Thanh Tuyết, Phó hiệu trưởng trường Mầm non Bi Bi, Phường 9, TP. Cà Mau, cho biết, là trường tư thục nên điều kiện trang bị cơ sở vật chất rất được coi trọng. Tức là trường đầu tư rất đầy đủ để làm thế nào trẻ được chăm sóc tốt nhất, phát triển toàn diện nhất.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối; thực phẩm được chọn lựa rất kỹ lưỡng và chế biến trong môi trường sạch sẽ, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và an toàn cho trẻ. Các nhân viên cấp dưỡng hằng năm đều được đi học lớp vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng dinh dưỡng cho bé.

Ông Lê Minh Hải, Phó trưởng phòng Giáo dục TP. Cà Mau nhận định, trường tư thục đã hỗ trợ một phần rất lớn cho trường công lập mầm non trong việc huy động trẻ ở độ tuổi đến trường. Hiệu quả hoạt động của trường tư thục trong nhiều năm qua rất tốt.

Hiện trên địa bàn TP. Cà Mau có tổng số 11 trường tư thục, dân lập bậc mầm non cùng với hệ thống trường công lập ở tất cả các phường xã đã ổn định cho trẻ vào năm học mới. Thực hiện phương châm xã hội hóa giáo dục, hệ thống trường tư thục mầm non phát triển khá mạnh, góp một phần rất lớn trong việc chia sẻ gánh nặng cho các trường công lập.

Phùng Trầm

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).

Trao giải Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 cho 34 học sinh

Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 phát động từ ngày 1/5-10/6/2024, dành cho học sinh của các trường Tiểu học, THCS, THPT và các loại hình giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ổn định trường lớp năm học mới

Năm học 2024-2025, huyện Năm Căn có 30 trường học do huyện quản lý, trong đó, mầm non - mẫu giáo 9 trường, tiểu học 11 trường và THCS 9 trường, với tổng số trên 10.500 học sinh, được biên chế thành 337 lớp.

Ðường đò đến trường

Huyện Ngọc Hiển, mảnh đất cực Nam Tổ quốc, là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Năm học mới 2024-2025, toàn huyện có trên 11 ngàn học sinh theo học ở 27 trường, với 10 điểm lẻ trên địa bàn.

Quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh Cà Mau quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.

Sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi

Ngày 11/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức (huyện Đầm Dơi) thành Trường THCS và THPT Tân Đức.