ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 15-4-25 10:57:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chính sách phát triển lĩnh vực xuất bản

Báo Cà Mau Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hoá, tư tưởng phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước, của địa phương. Vì vậy, Nhà nước đã đề ra các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ trong lĩnh vực xuất bản, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất bản hoạt động và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Từ năm 1993 Luật Xuất bản 22-L/CTN đã được Quốc hội khoá IX thông qua, đến năm 2004 được Quốc hội khoá XI thay thế bằng Luật Xuất bản số 30/2004/QH11 và mới nhất là Luật Xuất bản số 19/2012/QH13 được Quốc hội khoá XIII thông qua tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 11/2012. Qua 12 năm thực hiện Luật Xuất bản 2012, với những chính sách hỗ trợ, hoạt động xuất bản ở Cà Mau đã có những bước phát triển thuận lợi.

Lan toả văn hoá đọc góp phần thúc đẩy phát triển lĩnh vực xuất bản, in, phát hành.Lan toả văn hoá đọc góp phần thúc đẩy phát triển lĩnh vực xuất bản, in, phát hành.

Cụ thể tại Khoản 2, Điều 7, Luật Xuất bản 2012 xác định chính sách đối với lĩnh vực xuất bản như: hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hoá cơ sở vật chất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho nhà xuất bản phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn. Đặt hàng để có bản thảo và xuất bản tác phẩm, tài liệu phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ cho mọi đối tượng. Mua bản thảo đối với những tác phẩm có giá trị nhưng thời điểm xuất bản chưa thích hợp hoặc đối tượng sử dụng hạn chế; hỗ trợ mua bản quyền đối với tác phẩm trong nước và nước ngoài có giá trị phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội…

Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ giảm phí, lệ phí đối với hoạt động xuất bản cũng được Chính phủ quan tâm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ để phát triển sản xuất kinh doanh lĩnh vực này. Điển hình là Thông tư số 43/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành vào tháng 6/2024, quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí theo hướng giảm mức thu từ 10% - 50% đối với 36 khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp hoạt động xuất bản. Đối với khoản phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp giấy phép xuất bản; lệ phí cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh, được áp dụng bằng 50% mức thu phí, lệ phí quy định tại Thông tư số 214/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành vào tháng 11/2016.

Nội dung in ấn tại Công ty Cổ phần Dịch vụ - In Trần Ngọc Hy Cà Mau được quản lý chặt chẽ..Nội dung in ấn tại Công ty Cổ phần Dịch vụ - In Trần Ngọc Hy Cà Mau được quản lý chặt chẽ.

Mặt khác, chính sách hỗ trợ trong việc kết nối và tổ chức các hoạt động xúc tiến, sự kiện đã tạo sân chơi, môi trường để giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm, cập nhật quy chuẩn, xu thế phát triển hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, in và phát hành giữa các doanh nghiệp với các đối tác trong cùng lĩnh vực trong nước. Cụ thể Ngày Sách và Văn hoá đọc tỉnh Cà Mau năm 2024, một trong chuỗi hoạt động “Cà Mau - Điểm đến năm 2024”, đã thu hút được 35 đơn vị tham gia với 39 gian hàng trưng bày, gồm các Nhà xuất bản, Công ty phát hành sách, Cửa hàng Văn phòng phẩm và các đơn vị trong và ngoài tỉnh có liên quan đến Văn hoá đọc. Từ các chính sách hỗ trợ đã nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của hoạt động xuất bản trong thời đại công nghệ phát triển liên tục, thị trường đa dạng và sôi động theo hướng hiện đại hoá, chuyên nghiệp hoá và xã hội hoá hoạt động xuất bản.

Ở Cà Mau, trước đây có Nhà xuất bản Phương Đông là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBND tỉnh. Sau khi Nhà xuất bản Phương Đông giải thể vào năm 2017, từ đó đến nay trên địa bàn tỉnh không có nhà xuất bản, không có doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm nhập khẩu. Hiện chỉ có 1 doanh nghiệp kinh doanh phát hành xuất bản phẩm là Công ty Sách, thiết bị Cà Mau, 2 nhà sách lớn của Công ty Cổ phần Phát hành sách TP Hồ Chí Minh và một số cơ sở phát hành nhỏ lẻ khác. Hầu hết các doanh nghiệp đều bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc khai thác nguồn hàng, đa dạng hoá về chủng loại, nội dung, hình thức sản phẩm...

Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất bản. Tất cả các thủ tục hành chính trong lĩnh vực này đều được thực hiện chặt chẽ, thông qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) tại Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh, nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động cấp phép của các tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, Sở TTTT đã tham mưu cho UBND tỉnh công bố đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính mới ban hành, cũng như sửa đổi, bổ sung lĩnh vực xuất bản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở TTTT. Công khai quy trình thực hiện trên Trang thông tin điện tử của Sở TTTT để các tổ chức, cá nhân thuận lợi tra cứu, tìm kiếm thông tin và nộp hồ sơ qua mạng Internet, toàn bộ thủ tục hành chính lĩnh vực TTTT thực hiện dịch vụ công mức độ 3, 4.

Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông hiện đại và sự đa dạng bùng nổ về công nghệ thông tin, tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, song hành với các chính sách hỗ trợ thì cũng cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động xuất bản, in, phát hành. Đã qua, Sở TTTT đã tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả các quyết định, kế hoạch UBND tỉnh Cà Mau về công bố danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và phê duyệt quy trình nội bộ, liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất bản, in và phát hành, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện đăng tải các thông tin và cung cấp một số dịch công trực tuyến… nhằm thực hiện chuyển đổi số, phát triển Chính phủ điện tử và kinh tế số, góp phần cải thiện quản lý trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành.

Xuất bản, phát hành sách giáo khoa tại Công ty Sách và Thiết bị Cà Mau. Xuất bản, phát hành sách giáo khoa tại Công ty Sách và Thiết bị Cà Mau. 

Thời gian tới, Sở TTTT tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng thúc đẩy hoạt động xuất bản, in, phát hành phát triển. Mặt khác, tích cực rà soát, bổ sung và hoàn thiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất bản; nâng cao chất lượng công tác thẩm định và đọc xuất bản phẩm lưu chiểu; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất bản, in, phát hành; kiên quyết xử lý nghiêm việc lưu hành, phát tán những ấn phẩm có nội dung vi phạm quy định của Luật Xuất bản.

Nhìn chung, quy định pháp luật và những chính sách hỗ trợ lĩnh vực xuất bản, in, phát hành, cũng như những định hướng và giải pháp tại địa phương đã tạo ra một hệ thống quản lý hiệu quả, minh bạch và đáp ứng nhu cầu phát triển lĩnh vực xuất bản, in, phát hành của tỉnh trong thời đại công nghệ số.

Vương Sinh

 

 

 

 

 

 

        

 

Những chính sách nhân văn hỗ trợ người dân sau dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và mọi mặt đời sống của người dân trên cả nước nói chung và người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng, kinh tế bị tác động, người lao động và người sử dụng lao động gặp nhiều khó khăn.

Ðưa pháp luật đến với mọi nhà

Thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ, bên cạnh các phương tiện truyền thông chính thống, mạng xã hội đang là phương tiện truyền thông nhanh nhất và được đông đảo người dân sử dụng. Tận dụng thế mạnh này, từ đầu năm 2024, Sở Tư pháp đã xây dựng và triển khai mô hình "Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) thông qua mô hình “Zalo PBGDPL” trên địa bàn tỉnh, kết nối lực lượng tư pháp với quần chúng Nhân dân". Cách làm này nhằm đưa pháp luật đến với người dân tận ngõ, tận nhà, thực sự mang lại hiệu quả cao.

5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất.

Ủy ban nhân dân cấp xã được chứng thực các văn bản do nước ngoài cấp

Chính phủ ban hành Nghị định số 07/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.

Phối hợp nhịp nhàng trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm 

Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các cơ quan được giao chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP.

Chính sách phát triển lĩnh vực xuất bản

Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hoá, tư tưởng phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước, của địa phương. Vì vậy, Nhà nước đã đề ra các chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ trong lĩnh vực xuất bản, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất bản hoạt động và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Còn nhiều vướng mắc trong quản lý bán hàng trên mạng

Theo quy định pháp luật đối với người kinh doanh thực phẩm online, có một số điểm đặc biệt phải theo các quy định tại: Khoản 1, Điều 22 Luật an toàn thực phẩm: Ngành thực phẩm online thường phải tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sản phẩm được giao là an toàn cho người tiêu dùng.

Cần quan tâm hơn đến việc bảo quản nông sản sau thu hoạch, chế biến

Bảo quản và chế biến nông sản là một bước quan trọng nhằm tiến tới mục tiêu đa dạng sản phẩm, nâng cao giá trị nông sản và sức cạnh tranh. Do đó, việc nâng cao năng lực sơ chế, chế biến, bảo quản các sản phẩm nông lâm thuỷ sản theo các quy định đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường,…thời gian qua được các nhà máy xí nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.

Tăng cường công tác bảo vệ an toàn thực phẩm

Từ đầu năm đến nay, Đội thanh tra chuyên ngành nông nghiệp phối hợp với các ngành chức năng thanh kiểm tra phát hiện 201 vụ vi phạm trong các lĩnh vực kiểm soát giết mổ và kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; an toàn thực phẩm thuỷ sản và chống đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu thuỷ sản, kinh doanh mua bán vật tư nông nghiệp, thuốc, thuỷ sản…, tịch thu tang vật và xử lý thu nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng.

"Siết chặt tay" quản lý hoạt động thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh mua bán trong thời đại công nghệ số. Tuy nhiên, để quản lý chặt chẻ hoạt động này trên môi trường điện tử đòi hòi sự phối hợp, chung tay của nhiều ngành, đơn vị, để góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng trên môi trường mạng.