ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 10:54:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chống khai thác IUU - nhiệm vụ quan trọng cấp bách và lâu dài

Báo Cà Mau “Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội phải xác định công tác chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thuỷ sản”, đó là nội dung chủ đạo trong Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thuỷ sản và Chương trình, kế hoạch của Chính phủ được được triển khai, quán triệt tại hội nghị trực tuyến chiều 22/4.

Chủ trì hội nghị có đồng chí Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban tổ chức Trung ương; đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Phía đầu cầu Cà Mau có đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Phạm Thành Ngại, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ.

Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Cà Mau đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Phạm Thành Ngại, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ.

Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho biết, thời gian qua, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.

Các đại biểu là lãnh đạo các sở, ngành tỉnh và các huyện trên địa bàn tỉnh tham dự hội nghị.

Tuy nhiên, phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "Thẻ vàng" của Uỷ ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Việc triển khai hệ thống quản lý, giám sát toàn diện đội tàu; cập nhật cơ sở dữ liệu tàu cá quốc gia; truy xuất nguồn gốc thuỷ sản; xây dựng chuỗi sản xuất thuỷ sản liên kết giữa ngư dân, doanh nghiệp và chính quyền; xử lý vi phạm còn hạn chế.

Để đẩy mạnh công tác chống khai thác thuỷ sản IUU, bảo đảm phát triển bền vững ngành thuỷ sản, Chỉ thị 32 của Ban Bí thư lần này tiếp tục yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách.

Trong đó, phải xác định chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thuỷ sản; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là các cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu ở ngành, địa phương có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự thống nhất, đồng bộ, quyết tâm cao thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" trong năm 2024 và duy trì kết quả bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo; tăng cường quan hệ chính trị, ngoại giao, vị thế của Việt Nam với quốc tế...

Để triển khai Chỉ thị của Ban Bí thư thời gian tới đạt hiệu quả cao nhất, tại hội nghị, đồng chí Trần Lưu Quang, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động và kế hoạch của Chính chí phủ để triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư. Trong đó, mục tiêu của chương trình, kế hoạch này là xác định công tác chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thuỷ sản; thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" trong năm 2024.

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, công tác chống khai thác IUU được triển khai quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở. Cà Mau là một trong những tỉnh tiên phong trong nghiên cứu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và theo dõi tình hình hoạt động của tàu cá trên biển 24/24. Theo đó, HĐND tỉnh ban hành nghị quyết hỗ trợ cước thuê bao dịch vụ VMS, nhờ vậy các ngành chức năng, chính quyền địa phương có thông tin, có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ kịp thời, hiệu quả. Đối với tàu mất tín hiệu kết nối trong bờ, mất kết nối nhiều ngày, tỉnh cũng đã thiết kế, sử dụng phần mềm số hoá để các địa phương tham gia kiểm soát.

“Tỉnh cũng đã xây dựng phần mềm quản lý liên thông kiểm soát tàu cá, đảm bảo khi tàu cá ra, vào cửa biển phải có sự kiểm soát của 3 lực lượng: Cảng cá, Văn phòng IUU và Biên phòng. Hiện nay phần mềm này đã được Bộ Quốc phòng chỉ đạo nghiên cứu áp dụng cho toàn quốc” Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cho biết.

Hiện nay, khoảng 133 bến cá tư nhân trên địa bàn tỉnh được quản lý và kiểm soát sản lượng.

Xuất phát từ thực tế trên địa bàn tỉnh chỉ có 2 cảng cá chỉ định, nên đến năm 2022, thống kê chỉ đạt khoảng 20% tổng sản lượng thuỷ sản khai thác. Do đó, tỉnh đã kiến nghị và được phép triển khai thiết kế, hướng dẫn “Ứng dụng số hoá trên nền tảng Google Sheets” để cập nhật kết quả thống kê sản lượng khai thác của 133 bến cá tư nhân. Nhờ vậy năm 2023, sản lượng khai thác thuỷ sản của tỉnh được thống kê gần 123.000 tấn, đạt trên 52%.

Tuy nhiên, trên thực tế tỉnh cũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, việc vi phạm VMS ngày càng tinh vi; tình trạng tàu cá lắp đặt VMS mất kết nối không rõ nguyên nhân thường xuyên xảy ra; công tác xác minh, xử phạt tàu cá vượt ranh giới được phát hiện qua Hệ thống VMS gặp nhiều khó khăn. Phần mềm kiểm soát tàu cá liên thông còn gặp một số khó khăn, chưa phát huy hết hiệu quả do chưa áp dụng trên toàn quốc. Tình trạng ngư dân tự ý cải hoán, sang bán tàu cá không theo quy định khó kiểm soát. Việc thống kê sản lượng tại các bến cá tư nhân còn sai sót, chưa đảm bảo thời gian, tỷ lệ chưa đảm bảo theo quy định.

Sông Đốc là một trong những cửa biển có cảng cá được Bộ NN&PTNT chỉ định xác định nguồn gốc thuỷ sản.

Tại hội nghị nhiều đại biểu là đại diện các tỉnh có biển cũng cho rằng, khó khăn lớn nhất của địa phương hiện nay là cơ sở hạ tầng nghề cá và việc kiểm soát hoạt động tàu cá, sản lượng khai thác, truy xuất nguồn gốc chưa đáp ứng yêu cầu; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, phối hợp, phát hiện, xử lý vi phạm chưa nghiêm, chưa thường xuyên, đồng bộ.

Kết thúc hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban tổ chức Trung ương, chỉ đạo, còn thẻ vàng không chỉ gây ra thiệt hại về kinh tế, cuộc sống của hàng triệu ngư dân mà còn ảnh hưởng cả về chính trị, nhất là về hình ảnh của Việt Nam trên thị trường thế giới. Do đó, sau hội nghị hôm nay, cả hệ thống chính trị cần có quyết tâm cao hơn. Các cơ quan tổ chức, chính quyền các địa phương và cả ngư dân, nhất là chính quyền cơ sở phải nhận thức một cách đầy đủ về chống khai thác IUU. Khi nhận thức đầy đủ và có quyết tâm cao sẽ gỡ được “thẻ vàng” và gỡ “thẻ vàng” là bước đầu để tiến tới phát triển nghề biển bền vững. Đó là trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền đối với ngư dân, cũng là trách nhiệm của chính ngư dân để bảo vệ cuộc sống của mình./.

 

Nguyễn Phú

 

Phát huy kết quả thực hiện Chỉ thị 17

“Các hành vi vi phạm về khai thác thuỷ sản (KTTS) mang tính huỷ diệt, tận diệt nguồn lợi được ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất; ý thức chấp hành pháp luật về thuỷ sản của người dân ngày càng được nâng cao; nền nếp và kỷ cương trong phòng, chống KTTS mang tính huỷ diệt, tận diệt nguồn lợi được củng cố và tạo niềm tin của các cấp từ chính quyền đến cộng đồng dân cư”, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông tin về kết quả thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chỉ thị số 10/CT-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ngăn chặn khai thác nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh.

 Tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác mang tính huỷ diệt

Trong 2 ngày (23-24/12), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đoàn công tác do ông Bùi Nhật Phương, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư, làm trưởng đoàn kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện Chỉ thị 17 – CT/TU ngày 26/02/2024 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ trên địa bàn xã Khánh An (huyện U minh) và xã Tân Duyệt (huyện Đầm Dơi).

Đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền pháp luật trên biển

Chiều 19/12, tại UBND xã Khánh Hội, huyện U Minh, Hải đoàn 42 (Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4) phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh uỷ tổ chức Hội nghị tuyên truyền Luật Cảnh sát biển Việt Nam; phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU) cho cán bộ, đảng viên, ngư dân trên địa bàn.

Hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Sáng 19/12, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho gần 60 đại biểu là đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, các chi cục vùng Đồng bằng sông Cửu Long; UBND huyện Trần Văn Thời và Bộ đội Biên phòng, ngư dân tại khu vực dự kiến thực hiện đồng quản lý trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Cà Mau sẵn sàng đón Ðoàn thanh tra của EC

Theo dự kiến, cuối năm nay, Ðoàn thanh tra của Uỷ ban Châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam kiểm tra tình hình về thực hiện các yêu cầu chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Cũng như các địa phương có ngành thuỷ sản phát triển mạnh và chịu ảnh hưởng lớn bởi các quy định về chống khai thác IUU, thời gian qua tỉnh Cà Mau triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ.

Mạnh tay xử phạt vi phạm IUU

Nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đã và đang được ngành chức năng tỉnh tăng cường thực hiện. Trong đó, cùng với việc tuyên truyền để người dân, ngư dân nắm bắt, chấp hành theo quy định, ngành chức năng còn mạnh tay xử lý các hành vi cố tình vi phạm trong lĩnh vực thuỷ sản.

Nỗ lực gỡ "thẻ vàng"

Nỗ lực phòng, chống khai thác IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định), huyện Ngọc Hiển đang quyết tâm cùng tỉnh và cả nước tháo gỡ “thẻ vàng” của Uỷ ban châu Âu (EC).

"Lá chắn" trong hành trình gỡ "thẻ vàng"

Cửa biển Sông Ðốc, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời là nơi tập trung đội tàu đánh bắt xa bờ lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, 100% tàu được trang bị thiết bị giám sát hành trình (VMS), một trong những yêu cầu quan trọng của Uỷ ban Châu Âu (EC) để ngăn chặn khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Ða dạng mô hình chuyển đổi nghề

Xác định việc thực hiện Chỉ thị số 12-CT/HU ngày 27/11/2023 của Ban Thường vụ Huyện uỷ Ngọc Hiển (Chỉ thị 12) về ngăn chặn hoạt động khai thác tận diệt thuỷ sản là nhiệm vụ quan trọng, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Ðất Mũi đã nỗ lực trong chuyển đổi nghề cho phụ nữ ở địa phương.

Tàu “3 không” cần trợ lực

Là địa phương có số lượng tàu đánh bắt thuỷ hải sản lớn nhất của tỉnh, nhằm chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho đợt thanh tra của Uỷ ban Châu Âu (EC), thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, chỉ đạo cả hệ thống chính trị phối hợp với cơ quan chuyên môn tháo gỡ khó khăn, triển khai cao điểm các biện pháp đồng bộ chống khai thác IUU. Tuy nhiên, hiện nay địa phương đang gặp khó khăn với loại hình tàu cá “3 không" (không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác). Nhiều phương tiện hiện gặp khó trong khâu đăng ký, đăng kiểm, đang cần được hỗ trợ.