ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 01:56:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chủ động giữ rừng

Báo Cà Mau (CMO) Ông Lê Văn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, nhận định, mùa khô năm nay diễn ra từ tháng 12/2022-5/2023, nhiệt độ trung bình tại khu vực Nam Bộ thấp hơn khoảng 0,5oC so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ; tình hình xâm nhập mặn có khả năng ở mức tương đương trung bình nhiều năm và không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019-2020. Tuy nhiên, dự báo mùa khô 2022-2023 khu rừng U Minh Hạ, rừng cụm đảo vẫn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng khá cao và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn toàn tỉnh sẽ gặp những khó khăn nhất định.

Toàn tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 143.683 ha, diện tích có rừng tập trung 94.081 ha, tỷ lệ che phủ rừng 17,85%; phân chia theo 3 loại rừng: đất rừng sản xuất 91.676 ha, đất rừng phòng hộ 31.907 ha, đất rừng đặc dụng 20.100 ha. Trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 2 đối tượng rừng dễ cháy cần phải đặc biệt quan tâm trong những tháng mùa khô, đó là rừng U Minh Hạ với diện tích 30.338 ha và rừng cụm đảo với diện tích 571 ha. Trong đó, rừng U Minh Hạ tập trung trên địa bàn 2 huyện, U Minh và Trần Văn Thời, với 15 chủ rừng là tổ chức, 6 UBND xã, 1 cộng đồng dân cư (HTX 19/5) và 1.615 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân. Rừng cụm đảo do Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Hòn Khoai quản lý (bao gồm cụm đảo Hòn Khoai, huyện Ngọc Hiển và Hòn Chuối, huyện Trần Văn Thời).

Lực lượng PCCCR Vườn Quốc gia U Minh Hạ kiểm tra, bảo dưỡng các trang thiết bị, chủ động cho công tác PCCCR vào đầu mùa khô.

Ðể tăng khả năng kiểm soát cháy rừng và hiệu lực của công tác PCCCR, giảm thiểu số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra, ông Lê Văn Hải cho biết, công tác PCCCR năm nay tiếp tục thực hiện phối hợp tốt theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ), nhằm đạt được mục tiêu 3 giảm (giảm số vụ, giảm diện tích và giảm tài nguyên rừng bị thiệt hại do cháy rừng gây ra).

“Mùa khô năm 2021-2022, Ban chỉ đạo PCCCR các cấp được kiện toàn, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các chủ rừng thực hiện tốt các biện pháp PCCCR theo phương án đã được phê duyệt, qua đó ý thức của người dân có nhiều chuyển biến tích cực, có tinh thần trách nhiệm cao trong PCCCR. Toàn mùa khô năm 2021-2022, trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ cháy rừng nào. Với những kết quả thuận lợi trên, Chi cục Kiểm lâm tiếp tục tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện tốt công tác PCCCR trong những mùa khô tiếp theo. Hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra cháy rừng và thiệt hại về tài nguyên rừng nhằm bảo vệ vốn rừng, bảo vệ hệ sinh thái và tính đa dạng sinh học trên đất rừng Vườn Quốc gia U Minh Hạ, rừng cụm đảo, góp phần bảo vệ môi trường, phòng hộ cho các vùng sản xuất nông nghiệp lân cận trong tỉnh”, ông Hải chia sẻ.

Ông Trần Ngọc Thảo, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ, cho biết, để chủ động nguồn nước phục vụ công tác PCCCR mùa khô 2022-2023, đơn vị đã tiến hành đắp 8 đập giữ nước và đã hạ 10 bửng cống, khép kín toàn bộ các tuyến kênh trên lâm phầm rừng tràm do đơn vị quản lý.

U Minh là 1 trong 2 địa phương của tỉnh có nhiều diện tích rừng tràm. Bà Trần Hồng Ửng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện U Minh, cho biết: “Ðể chủ động công tác PCCCR mùa khô năm 2022-2023, huyện đã chỉ đạo Phòng Kinh tế và Hạ tầng, trạm thuỷ lợi, UBND các xã, thị trấn tổ chức kiểm tra các cống, đập có khả năng bị rò rỉ, rạn nứt, sụp lún để đề xuất UBND huyện có biện pháp khắc phục, không để xảy ra tình trạng vỡ cống, đập. Chỉ đạo các xã khẩn trương hoàn thành việc khép kín và khắc phục các cống, đập bị phá dỡ nhằm ngăn mặn, giữ ngọt, phục vụ sản xuất và PCCCR; đẩy mạnh tuyên truyền tác hại của việc tự phát đưa nước mặn vào đất lâm nghiệp để nuôi tôm; vận động Nhân dân thực hiện đúng quy hoạch sản xuất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.

Bên cạnh ghi nhận những mặt tích cực, ông Hải cũng lo lắng: “Tình hình chấp hành các quy định về quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR của người dân sống trong và gần rừng được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, vẫn còn một số người dân chưa chấp hành nghiêm các quy định, còn lén lút vào rừng lấy mật ong, săn bắt động vật hoang dã, tự ý đốt đất rừng sau khai thác để xử lý thực bì và đốt vệ sinh đồng ruộng tiềm ẩn khả năng gây cháy rừng trong mùa khô. Tình trạng đưa nước mặn vào lâm phần để nuôi tôm khu vực giao đất, giao rừng cho hộ dân còn diễn biến phức tạp; cùng với ý thức của một bộ phận người dân sống trong rừng U Minh Hạ chưa cẩn thận việc sử dụng lửa trong mùa khô, gây bất lợi cho công tác PCCCR. Một vài doanh nghiệp thuê đất trồng rừng nguyên liệu chưa trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ PCCCR và chưa bố trí đủ lực lượng để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng, PCCCR”./.

 

Trung Ðỉnh

 

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Chiều 12/4, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 khóa XIII

Sáng 11/4, Trung ương làm việc tại hội trường. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.

Mong muốn đồng bào Khmer tiếp tục đoàn kết, tích cực thi đua yêu nước

Chiều 11/4, lãnh đạo tỉnh tiếp tục tổ chức các đoàn đến thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại các điểm chùa và đơn vị có viên chức, người lao động là người dân tộc Khmer đang công tác.

Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.

Phát huy trách nhiệm học tập suốt đời

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, mọi thứ thay đổi nhanh chóng, để kịp thời cập nhật và thích ứng với sự chuyển đổi nhanh của xã hội, đòi hỏi mọi cá nhân luôn trong trạng thái sẵn sàng học tập nâng cao năng lực, kỹ năng, hướng đến thực hiện tốt nhất sứ mệnh của mình. Ðối với cán bộ, đảng viên, để phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, học tập suốt đời trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Từ bưng biền ra chợ

…Tình hình chiến sự khắp nơi vọng về, càng làm cho nắng tháng Tư nóng thêm. Ngày 10/3/1975, ta đánh chiếm Buôn Mê Thuột; ngày 29/3/1975, Ðà Nẵng được giải phóng; 31/3 tới Bình Ðịnh, cơ quan Dân y với mật danh là Mười Dân đang đứng chân ở Vườn Tre, cách ngã ba Cái Ðuốc - kinh Ông Ðơn không xa, ai nấy đều náo nức, cảm thấy mình ở quá xa mặt trận.

VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Cuộc thi chính luận sẽ thành công rực rỡ hơn nữa

Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Năm nay, cuộc thi nhận được sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của Thường trực Tỉnh uỷ, khi tổ chức Hội nghị phát động cuộc thi bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 101 điểm cầu trong toàn tỉnh. Ông Nguyễn Ðức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm Trưởng ban Chỉ đạo cuộc thi.

“Giềng mối” cho công tác dân tộc, tôn giáo

Thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc tỉnh và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo từ Sở Nội vụ; chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 3/2025. Lần đầu tiên, một “giềng mối” cấp sở đã chính thức, chính danh đảm nhận nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở 2 lĩnh vực quan trọng là dân tộc và tôn giáo ở cấp địa phương.