ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-10-24 00:35:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chủ động trước mùa mưa bão

Báo Cà Mau Những năm gần đây, hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai xuất hiện dị thường, không theo quy luật, gây thiệt hại về người và tài sản. Trước tình hình đó, huyện Thới Bình tăng cường và chủ động trước mọi tình huống, vận động người dân phòng chống, ngăn ngừa, nhằm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.

Năm 2023, trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng của hoàn lưu 5 cơn bão và những đợt mưa lớn cục bộ, gây thiệt hại về nhà ở và sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn huyện, mưa dông đã làm 144 căn nhà bị sập, tốc mái, thiệt hại gần 1,4 tỷ đồng. Mưa lớn gây ngập úng trên 15.000 ha lúa - tôm, 118 ha lúa đông xuân, gần 2.400 ha cây trồng bị thiệt hại. Những tháng đầu năm nay, nắng nóng gây khô hạn, làm hơn 300 hộ thiếu nước sinh hoạt.

Theo dự báo, tình hình thiên tai năm nay ngày càng phức tạp, để hạn chế thiệt hại, Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo, định hướng cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) các xã, thị trấn xây dựng, cập nhật các phương án phòng, chống thiên tai năm 2024 phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai, nhất là trong mùa mưa.

Ông Lý Minh Vững, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho biết: “Thời tiết hiện nay rất cực đoan nên các xã, thị trấn chủ động trước mọi tình huống xảy ra, các ngành tích cực vận động người dân; các cơ sở sản xuất, kinh doanh chủ động bảo vệ tài sản trước những diễn biến phức tạp của thời tiết. Ðặc biệt, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện phải sẵn sàng trước mọi tình huống, để bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân”.

Chặt tỉa cây cối, phòng tránh ngã đổ vào mùa mưa dông tại Khóm 2, thị trấn Thới Bình.

Hằng năm, huyện tổ chức thống kê, rà soát các phương tiện thuỷ, bộ, vật tư phục vụ công tác PCTT&TKCN tại địa phương. Hiện nay, toàn huyện có 20 xe tải các loại, 2 xe cứu thương (Trung tâm Y tế huyện), 550 xe mô tô, 130 xe chuyên dùng (ô tô) các loại, 141 xuồng máy, 12 bộ nhà bạt, 380 trang thiết bị cứu sinh, 132 máy phát điện, cơ bản đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng ứng phó thiên tai.

Bên cạnh đó, huyện cũng tổ chức tập huấn, huấn luyện thực hành cho hơn 100 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ, thanh niên xung kích... làm nhiệm vụ PCTT&TKCN. Ðặc biệt, tuyên truyền người dân chủ động chằng chống nhà cửa, bảo vệ sản xuất bằng nhiều biện pháp, nhằm giảm thiểu thiệt hại khi có thiên tai xảy ra.

Vận động Nhân dân chằng chống nhà cửa, hạn chế tốc mái khi mưa dông.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của huyện và các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra việc triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai tại địa phương. Khi thiên tai xảy ra, luôn sẵn sàng, nhanh chóng huy động mọi nguồn lực để ứng cứu kịp thời, với phương châm “4 tại chỗ”, nâng cao năng lực và khả năng phối hợp, huy động lực lượng, phương tiện kịp thời xử lý tình huống ứng phó và khắc phục hậu quả.

Thượng tá Trần Phước Duy, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện, cho biết: “Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện chủ động phòng, chống, xử lý kịp thời, hiệu quả trước, trong và sau khi bão, lụt, thiên tai xảy ra, hạn chế thấp nhất thiệt hại. Tăng cường thông tin, tuyên truyền cho Nhân dân, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm hơn nữa trong việc chủ động phòng, tránh thiên tai được an toàn, hiệu quả”./.

 

Thuỳ Linh

 

Kiểm soát chặt, thích ứng nhanh

Những tháng cuối năm, vùng biển phía Nam là nơi thường xuyên xuất hiện bão, mưa lớn và gió mạnh. Ðể đảm bảo an toàn cho người và phương tiện ra khơi, bên cạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp an toàn, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh còn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn ngư dân trang bị những thiết bị cần thiết trên tàu cá.

Sạt lở ven sông chưa có điểm dừng

Những ngày qua, tình trạng sạt lở đất ở khu vực ven sông trên địa bàn huyện Năm Căn diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Ðã có nhiều công trình lộ giao thông và nhiều căn nhà bị sụp xuống lòng sông; hiện tại, nhiều hộ dân sống ven sông vẫn đang thấp thỏm lo âu.

Chủ động phòng, chống thiên tai theo phương châm “ 4 tại chỗ”

Theo báo cáo của UBND huyện U Minh, những tháng đầu năm 2024, khô hạn đã làm cho 1.057 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, sạt lở, sụp lún 36 đoạn đê ven song với chiều dài trên 1 km, đã khắc phục 353 m, còn 711 m đang tiếp tục khắc phục; dông lốc làm sập và tốc mái 34 căn nhà, ước thiệt hại gần 1,7 tỷ đồng.

Chủ động hơn khi mưa bão kéo dài

Theo dự báo, từ nay đến tháng 11, trên biển Ðông có khả năng xuất hiện từ 5-7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ), trong đó có khoảng 3-4 cơn đổ bộ vào đất liền và tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Cùng với đó, dự báo đỉnh triều ở mức cao hơn nhiều so với trung bình nhiều năm. Sự kết hợp của 2 hiện tượng thời tiết này sẽ tạo ra nguy cơ gây ngập úng, sạt lở, ảnh hưởng đến sản xuất, tài sản của người dân và Nhà nước, nhất là ở các vùng trũng.

Cảnh giác, chủ động phòng chống thiên tai

Từ đầu năm đến nay, thiên tai trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là sạt lở, lốc xoáy, gây thiệt hại nặng nề. Trước tình hình trên, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành khẩn trương vào cuộc, chủ động trong phòng, chống thiên tai (PCTT) nhằm giảm thấp nhất thiệt hại.

Chủ động ứng phó, khắc phục kịp thời

Phải chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai nên chuyện thiệt hại là điều khó tránh khỏi. Do đó, bên cạnh những giải pháp nhằm giúp người dân chủ động thích ứng, giảm thiểu thiệt hại, thì công tác giúp dân khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, sớm ổn định cuộc sống luôn được lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm.

Sạt lở - Lo thường trực, lực chưa toàn

Những năm gần đây, tình trạng sạt lở ven sông luôn là vấn đề thời sự "nóng", bởi gây ra nhiều thiệt hại về tài sản của người dân, nhất là tại các huyện ven biển Ðông. Sạt lở ngày một diễn biến phức tạp, trong khi nguồn lực để ứng phó vẫn là bài toán khó.

Cảnh báo ngập do mưa lớn trên địa bàn TP Cà Mau

Trong những ngày qua, trên địa bàn thành phố Cà Mau có những cơn mưa lớn gây ra tình trạng ngập sâu đối với một số tuyến đường có độ cao thấp trên địa bàn thành phố Cà Mau, ảnh hưởng lớn đến việc lưu

Sẵn sàng mọi phương án và điều kiện để hộ đê

Sử dụng giải pháp kè rọ đá; thả đá khan; dùng cừ tràm, màng chống thấm HDPE và bao tải đất... là những phương án hộ đê, bảo vệ những vị trí trọng điểm, xung yếu trong “Phương án hộ đê, bảo vệ những vị trí trọng điểm, xung yếu và phòng, chống thiên tai năm 2024 tỉnh Cà Mau”, vừa được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1624/QÐ-UBND.

Chống xâm thực từ biển - Cuộc chiến quyết liệt, lâu dài

Đến nay, tổng chiều dài các đoạn bờ biển của tỉnh bị sạt lở khoảng 187/254 km chiều dài đường bờ biển; từ năm 2011-2021, sạt lở bờ biển đã làm mất đất và rừng phòng hộ với diện tích khoảng 5.250 ha (tương đương với diện tích bình quân một xã của tỉnh Cà Mau), ngập tràn hơn 120.000 ha đất nuôi thuỷ sản, hàng trăm hộ dân phải sơ tán, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống người dân.