ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 04:33:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chú Tâm biên phòng

Báo Cà Mau Dù không nói ra nhưng dân cả xóm hầu như ai cũng biết, trẻ nhỏ xóm đảo này được tiếp cận con chữ và có được đầy đủ thủ tục pháp lý để đi học như bây giờ là cả một quá trình, có sự giúp đỡ rất lớn của cán bộ, chiến sĩ Ðồn Biên phòng Sông Ðốc, trong đó công đầu là của Thiếu tá Hồ Thanh Tâm.

Từ ngày được di dời vào khu tái định cư, Nhân dân khóm 6A và 6B, thị trấn Sông Đốc không phải vật lộn với thuỷ triều như trước. Bà con được chính quyền hỗ trợ nền cất nhà. Điện thắp sáng, nước sinh hoạt cũng được kéo đến tận nhà để bà con sử dụng. Cũng từ ngày ấy, Thiếu tá Hồ Thanh Tâm, cán bộ tăng cường Đồn Biên phòng Sông Đốc không phải xắn quần lội bộ, đi đường vòng để đến được nhà dân ở xóm biển, đặc biệt là những ngày trời mưa. Đường giao thông nông thôn đã được làm mới. Trẻ em đi học thuận lợi. Và cái tên “chú Tâm biên phòng” luôn được bà con ở đây nhắc đến như thay lời cảm ơn.

Dù không nói ra nhưng dân cả xóm hầu như ai cũng biết, trẻ nhỏ xóm đảo này được tiếp cận con chữ và có được đầy đủ thủ tục pháp lý để đi học như bây giờ là cả một quá trình, có sự giúp đỡ rất lớn của cán bộ, chiến sĩ Ðồn Biên phòng Sông Ðốc, trong đó công đầu là của Thiếu tá Hồ Thanh Tâm.

Thiếu tá Hồ Thanh Tâm (bìa phải) thường xuyên đến thăm hỏi, động viên các gia đình khó khăn trên địa bàn.

Dân vào khu tái định cư khóm 6A và 6B này phần lớn di cư tự do, không đất canh tác. Khi đến vùng cửa biển Sông Ðốc, bà con dựng nhà tạm ven biển, tựa lưng vô bìa rừng mưu sinh những nghề không ổn định và phụ thuộc lớn vào thiên nhiên. Dù vật lộn vất vả với biển, với rừng nhưng công sức cả ngày làm lụng có khi chỉ đủ để bà con chạy gạo từng ngày. Các em nhỏ cũng mong được cắp sách đến trường như những trẻ nhỏ khác tại địa phương, nhưng cha mẹ các em dù cố gắng lắm cũng đành bất lực.

Ông Võ Văn Kỳ, Trưởng Ban Nhân dân khóm 6A, cho biết: “Dân về khu tái định cư chỉ khoảng 530 hộ nhưng có đến 114 hộ nghèo, nhiều hộ là đồng bào Khmer, không đất canh tác, không nghề nghiệp ổn định, làm thuê thời vụ kiếm sống qua ngày. Rất nhiều trong số đó không có sổ hộ khẩu nên không làm được giấy khai sinh. Bởi vậy, rất nhiều trẻ em trong khóm trước đây 12-13 tuổi mà vẫn chưa được đi học”. 

Cuối năm 2009, Thiếu tá Hồ Thanh Tâm được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cà Mau điều động về Ðồn Biên phòng Sông Ðốc và giao nhiệm vụ tăng cường phụ trách địa bàn thị trấn Sông Ðốc. Kinh nghiệm hơn 20 năm gắn bó với công tác vận động quần chúng giúp anh tiếp cận nhanh địa bàn mới. Anh không ngại khó, ngại khổ, thường xuyên len lỏi vào những xóm nghèo, những khóm khó để sâu sát địa bàn, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân. Quá trình bám sát thực tế ấy, Thiếu tá Tâm thấu hiểu những khó khăn và thiệt thòi của trẻ em khu tái định cư Sông Ðốc trong chuyện học hành nên đã báo cáo với ban chỉ huy đơn vị.

Ðược sự ủng hộ kịp thời của lãnh đạo đơn vị, Thiếu tá Tâm cùng đồng đội phối hợp với chính quyền địa phương đến từng nhà rà soát, thu thập thông tin liên quan để giúp các hộ dân có con em chưa có giấy khai sinh được làm giấy khai sinh. Chỉ trong vòng 2 năm (2010-2011), gần 200 trẻ em nghèo ở Sông Ðốc dù còn thiếu một số thủ tục cần thiết nhưng thiếu tá Tâm cùng đồng đội vẫn bảo lãnh để các em được làm giấy khai sinh, thực hiện ước mơ học chữ. Ðến năm học 2014-2015, gần như 100% trẻ em ở khu vực này đều được đến trường đúng độ tuổi.

Bà Lê Bích Hà, người dân khóm 6A, cho biết: “Dân khóm này mang ơn chú Tâm và Ðồn Biên phòng Sông Ðốc suốt đời. Nhờ có đồn biên phòng mà 2 đứa cháu của tôi được đi học”.

Bà Nguyễn Thị Mai, ngụ khóm 6B, cho biết thêm: “Bà con ở đây rất quý mến chú Tâm. Hồi làm giấy khai sinh giùm 2 đứa con của tôi, cả nhà tôi mù chữ nên chú ghi giùm luôn. Chú còn ghi giùm cả trăm trường hợp khác cũng mù chữ như gia đình tôi. Làm xong giấy khai sinh, chú Tâm còn mang đến tận nhà. Nhờ có chú Tâm và các chú bên đồn biên phòng mà 2 con tôi được cắp sách tới trường”.

Sông Ðốc là thị trấn biển sầm uất nhất Cà Mau, lưu lượng tàu khai thác thuỷ sản vào cao điểm có hơn 2.000 chiếc. Ðây cũng là một trong những thị trấn có diện tích tự nhiên nhỏ nhưng thuộc diện đông dân nhất ở Cà Mau với khoảng 50.000 người. Vào những lúc hết chuyến biển, số người lưu trú tại đây còn nhiều hơn. Song, về mặt bằng chung, đời sống kinh tế của hộ dân Sông Ðốc tương đối khá nhưng đâu đó vài nơi của thị trấn biển này, một bộ phận Nhân dân vẫn còn lắm khó khăn, nghề nghiệp chưa ổn định, từ đó phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, đặc biệt là bộ phận di dân nghèo khu vực bờ Nam Sông Ðốc, trong đó có Nhân dân khu tái định cư.

Ông Từ Văn Hiền, Chủ tịch UBND thị trấn Sông Ðốc, cho biết: “Cán bộ, chiến sĩ Ðồn Biên phòng Sông Ðốc đã chia bớt phần gánh nặng cho địa phương. Ðồn triển khai các dự án hỗ trợ việc làm giúp nhiều hộ nghèo Sông Ðốc có vốn chuyển đổi nghề, ổn định cuộc sống. Hằng năm, các anh còn tham gia vận động, ủng hộ nhiều tiền của, vật chất góp phần cùng địa phương thực hiện công tác an sinh xã hội. Hiện chính quyền Sông Ðốc còn chịu áp lực nặng nề dòng di dân tự do, còn nhiều vấn đề phải lo nên thời gian tới mong các anh tiếp tục hỗ trợ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến dân sinh”. 

Trong năm 2014, Thiếu tá Hồ Thanh Tâm là một trong nhiều cá nhân được Bộ đội Biên phòng Cà Mau vinh danh, tặng giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trước đó, anh cũng từng được Ban Dân vận Trung ương tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp dân vận…

Hơn 23 năm công tác ở Bộ đội Biên phòng Cà Mau, những bằng khen, giấy khen về thành tích công tác của Thiếu tá Tâm cứ dày hơn theo thời gian. Ðiều đó càng khích lệ, thôi thúc anh gắn bó nhiều hơn, làm tốt hơn nữa công việc của mình. Với anh, ở bất cứ địa bàn nào được phân công đảm trách, mấu chốt thành công là sự tin tưởng của Nhân dân. Bởi thế, khi có việc Nhân dân cần đến, anh luôn có mặt kịp thời, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với Nhân dân./.

Bài và ảnh: Lê Khoa

Duy trì kiểm tra tốc độ các tuyến trọng điểm

Ngay sau khi thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy của ngành công an (bỏ công an cấp huyện), công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đứng trước yêu cầu mới. Theo đó, chủ công trong công tác này, lực lượng làm nhiệm vụ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh, đã có những điều chỉnh phù hợp, nhằm không làm gián đoạn và ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Nhà nước về lĩnh vực giao thông đường bộ.

Thảo luận Chương trình truyền thông về an toàn giao thông tại Cà Mau

Sáng 1/4, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau có buổi làm việc với đại diện Báo Pháp luật Việt Nam về việc phối hợp tổ chức Chương trình  truyền thông về ATGT tại tỉnh Cà Mau.

Tai nạn giao thông làm 2 người tử vong

Chiều nay (31/3), Trung tá Nguyễn Thanh Thủ, Trưởng công an xã Hoà Mỹ (huyện Cái Nước) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm 2 người chết tại chỗ (trong đó có người nghi đang mang thai).

Thay đổi tích cực trong văn hoá giao thông

Nghị định 168/2024/NÐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông (ATGT) trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (gọi tắt là Nghị định 168) đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

Sẽ xử lý mạnh lỗi vi phạm

Ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh, thông tin, để đạt mục tiêu giảm từ 5-10% tai nạn giao thông (TNGT) trong năm 2025, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan hữu quan phải nâng cao trách nhiệm trong đảm bảo trật tự, ATGT theo phân quyền, đồng thời tập trung xử lý 2 lỗi vi phạm: nồng độ cồn và tải trọng.

Va chạm giao thông, 1 người tử vong

Sau va chạm giao thông giữa xe ô tô con và xe đạp xảy ra vào hôm nay (25/2) tại Nhà Phấn (ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước) đã làm chết 1 người.

Tiềm ẩn tai nạn dưới dốc cầu

Với đặc thù địa phương có hệ thống kênh rạch chằng chịt nên trên địa bàn tỉnh có hàng trăm cây cầu lớn, nhỏ nối liền các tuyến giao thông. Tuy nhiên, tại nhiều cây cầu như: cầu Huỳnh Thúc Kháng (Phường 7, TP Cà Mau); cầu Lương Thế Trân (xã Lương Thế Trân), cầu Cái Rắn (xã Phú Hưng), cầu Rau Dừa (xã Hưng Mỹ), huyện Cái Nước; cầu Nông Trường, xã Khánh An, huyện U Minh... do thiếu biển báo, vòng xuyến không rõ ràng, cộng với ý thức chấp hành luật giao thông của một bộ phận người dân hạn chế, khiến khu vực các dốc cầu này tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Hành trình an toàn, kiến tạo tương lai

Theo Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau, tai nạn giao thông (TNGT) thời gian qua được kiềm chế, năm 2024 kéo giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, tính bền vững chưa cao, nhiều lỗi vi phạm mang tính chủ quan, tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT vẫn còn khá cao. Năm 2025, chủ đề công tác đảm bảo ATGT tại Cà Mau là "Hành trình an toàn, kiến tạo tương lai".

Tái diễn chợ tự phát trên quốc lộ

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Cà Mau vẫn tồn tại nhiều chợ tự phát, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Đã tìm thấy nạn nhân mất tích sau va chạm giao thông thuỷ

Bằng nhiều phương thức, kết hợp các lực lượng và Nhân dân, nhưng do điều kiện sông sâu, nước chảy xiết, mãi đến khoảng 8 giờ 45 phút sáng nay (14/2), nạn nhân bị mất tích trong vụ va chạm làm chìm xuồng xảy ra vào sáng hôm qua (13/2) trên địa bàn xã Đất Mới (huyện Năm Căn) mới được tìm thấy.