ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 03:12:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuyển biến tích cực từ chuyển đổi số

Báo Cà Mau (CMO) Xác định năm 2022 là năm đẩy mạnh chuyển đổi số (CÐS) theo hướng lấy người dân làm trung tâm, toàn dân và toàn diện; nhờ đồng bộ các giải pháp, triển khai thực hiện sâu rộng trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, huyện Ngọc Hiển đã đạt những kết quả khả quan trong công tác CÐS trên địa bàn.

Ngoài lý thuyết , Trường THCS xã Tam Giang Tây còn sử dụng công nghệ cho học sinh thực hành.

Trong năm 2022, huyện Ngọc Hiển đã cài đặt app vnCare hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ người dân, đặt lịch khám bệnh, tư vấn từ xa và tạo tài khoản thành công cho 29.217 người dân, chiếm 42,82% dân số. Với ứng dụng vnCare, ở bất kỳ nơi đâu, người dân sẽ được chăm sóc về sức khoẻ, chủ động giờ giấc khám bệnh, góp phần đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực y tế.

Ðược cài đặt app hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ, bà Nguyễn Mai Lý, Khóm 3, thị trấn Rạch Gốc, rất phấn khởi, bởi bà thấy Nhà nước đã tạo mọi thuận lợi cho người dân, các thủ tục hành chính ngày càng được cắt giảm, người dân như bà khi ở tại nhà cũng vẫn thực hiện được việc đăng ký đặt lịch khám bệnh. “Tôi thấy ứng dụng vnCare rất tiện lợi, mình không phải bắt số chờ đợi đến lượt khám bệnh lâu như trước đây. Trên phần mềm này có nhiều tính năng lắm, tôi nghĩ ai có điện thoại nên cài đặt ứng dụng này để có thể nhận kết quả khám và thanh toán Online ngay trên điện thoại”, bà Lý bày tỏ.

Hiện nay, Bảo hiểm xã hội huyện Ngọc Hiển đẩy mạnh công tác hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số trên thiết bị điện thoại thông minh, mang lại nhiều tiện ích cho người dân. Người tham gia bảo hiểm có thể sử dụng VssID mọi lúc, mọi nơi, qua đó nắm bắt được nhiều thông tin cần thiết hữu ích như: tra cứu thông tin về mã số bảo hiểm xã hội, cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; theo dõi quá trình tham gia bảo hiểm… giúp người dân từng bước tiếp cận với công nghệ số trong cuộc sống.

Ông Ðàm Quang Lương, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Ngọc Hiển, chia sẻ: “Hiện nay phần mềm VssID tích hợp nhiều tiện ích cho người tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm xã hội. Ðặc biệt, phần mềm VssID đã giúp người tham gia bảo hiểm y tế tiết kiệm được thời gian; các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thực hiện các thủ tục khám bệnh nhanh chóng, thuận lợi hơn. Phấn đấu đến cuối năm 2022, Bảo hiểm xã hội huyện Ngọc Hiển sẽ cài đặt ứng dụng VssID cho trên 33.000 người, đạt 30% dân số, đảm bảo chỉ tiêu theo Ðề án CÐS của huyện đề ra”.

Ðể công tác CÐS được thực hiện một cách toàn diện, đi vào hoạt động hiệu quả, huyện Ngọc Hiển đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong toàn thể Nhân dân; đồng thời, tiếp tục bồi dưỡng, đạo tạo nguồn nhân lực chuyên sâu, đáp ứng được trình độ công nghệ để phục vụ người dân.

Ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, thông tin: “Chúng tôi sẽ tiếp tục quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức và người dân hiểu sâu, nắm vững hơn và chọn ra các loại hình CÐS để thực hiện. Ðối với chính quyền số, toàn bộ cán bộ, công chức phải thực hiện thành thạo các ứng dụng, không chỉ phục vụ cho người dân trong việc tiếp cận hồ sơ thủ tục hành chính tại cơ quan mà còn tham gia các khoản thanh toán tiêu dùng trong cuộc sống hàng ngày không dùng tiền mặt”.

Ðến nay, 68 tổ công nghệ số cộng đồng trong toàn huyện đã tận tay hướng dẫn người dân cài đặt các app thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế số VssID, sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh từ xa... giúp người dân, doanh nghiệp quen dần với CÐS. Qua đó, đã có 38.100 người được cài app, tạo tài khoản về dịch vụ công trực tuyến và được hướng dẫn sử dụng app hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ, đặt lịch khám bệnh từ xa. Ðối với việc thanh toán không dùng tiền mặt, huyện Ngọc Hiển đã mở được 197 điểm chấp nhận thanh toán điện tử cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện.

Cùng với việc CÐS trong người dân, hiện lãnh đạo từ huyện đến các xã, thị trấn đang quyết liệt triển khai chữ ký số. Theo ông Huỳnh Thanh Ðảm, Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc, hiện nay trong ban lãnh đạo UBND thị trấn đã thực hiện chữ ký số đạt hơn 40%; sử dụng chữ ký số rất tiện ích, giảm thời gian và văn bản giấy trình ký.

Chuyển đổi số là nhu cầu tất yếu trong cuộc sống hiện đại, vì vậy việc sử dụng các phần mềm trên thiết bị thông minh mang lại nhiều giá trị thụ hưởng, tiện ích cho người dân, doanh nghiệp, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của toàn dân hướng đến xây dựng chính quyền số trên địa bàn, góp phần vào thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia.

Ông Tô Thanh Hiền, Phó hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Bông Văn Dĩa, cho biết: “Hiện nay, nhà trường đã sử dụng phần mềm vnEdu ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành của nhà trường. Phần mềm này giúp nhà trường quản lý hồ sơ giáo viên, hệ thống thông tin, dữ liệu của học sinh, học bạ, cập nhật điểm số qua các học kỳ gửi đến phụ huynh được nhanh chóng… qua đó hạn chế in các loại hồ sơ, sổ sách giúp tiết kiệm chi phí, thời gian của nhà trường. Ngoài ra, có 100% giáo viên sử dụng giáo án điện tử, áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng, các lớp học đều có màn hình ti-vi để phục vụ dạy và học”.

Phát huy kết quả đạt được, theo ông Trần Hoàng Lạc, năm 2023 huyện Ngọc Hiển phấn đấu có 95% cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được lắp đặt mã QR thanh toán không dùng tiền mặt; tỷ lệ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đạt 100%; có 30% hồ sơ thủ tục hành chính cấp huyện, cấp xã được nộp trực tuyến và có 70% dân số cài đặt sổ sức khoẻ điện tử VnCare. Tất cả lãnh đạo cấp huyện, các xã, thị trấn dùng chữ ký số đối với các văn bản hàng ngày; tạo liên thông mật thiết trên các lĩnh vực, các bộ phận, nhằm tạo sự gắn kết giúp công việc nhanh, tiện ích...

 

Hồng My - Chí Hiểu

 

Các nhà mạng tại Cà Mau hoàn tất cắt sóng 2G

Bắt đầu từ hôm nay, 2/9, các nhà mạng trên địa bàn tỉnh Cà Mau chính thức tắt sóng 2G theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT). Từ ngày 16/9, người dùng bắt buộc phải chuyển sang sử dụng điện thoại thông minh hoặc điện thoại bàn phím có hỗ trợ sóng 4G, 5G mới đảm bảo liên lạc được.

Doanh nghiệp đồng hành chuyển đổi số

Những năm qua, chuyển đổi số (CÐS) đã và đang trở thành xu thế tất yếu, tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của đời sống. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, CÐS không chỉ đơn thuần là việc áp dụng các công nghệ mới mà còn là quá trình tái cấu trúc, thay đổi phương thức hoạt động, tạo ra những giá trị mới.

Toàn diện phục vụ nông dân

Các phần mềm chuyển đổi số của ngành nông nghiệp tỉnh đã giúp người nông dân canh tác, nuôi trồng tốt hơn, góp phần thúc đẩy sản xuất tiên tiến, hiệu quả.

Ðảm bảo an toàn thông tin mạng

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nhất là sự bùng nổ của công nghệ thông tin toàn cầu đã cho ra đời những công cụ vô cùng tiện ích, trong đó có Internet và công nghệ liên lạc không dây. Tuy nhiên, cùng với tiện ích tuyệt vời, Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới, đều đang phải đối mặt với những mối đe doạ an ninh do công cụ này gây ra.

Chuẩn hoá dữ liệu lĩnh vực điện

Xác định chuyển đổi số là một trong những nền tảng quan trọng thúc đẩy ngành điện phát triển mạnh mẽ và bền vững, thời gian qua, ngành điện đã chủ động đầu tư, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng thực hiện đảm bảo số hoá các dịch vụ cung cấp điện cho người dân, chuẩn hoá dữ liệu khách hàng, đem đến sự tiện lợi, hài lòng trên tất cả các lĩnh vực của ngành.

Ứng dụng truyền thông sáng tạo quảng bá hình ảnh Cà Mau

Phát triển các kênh trên nền tảng mạng xã hội, công nghệ số hoá 3D, hay tổ chức các sự kiện tích hợp trực tiếp... là hình thức truyền thông mới đã được Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) ứng dụng mang lại hiệu quả tích cực nhằm đẩy mạnh quảng bá môi trường đầu tư, điểm đến du lịch, sản phẩm thương mại... Phương thức truyền thông sáng tạo này đã nhận được đánh giá cao từ công chúng, phù hợp với xu hướng nền kinh tế số.

Khám chữa bệnh bằng căn cước công dân

Ðể thuận lợi cho người dân, thời gian qua, nhiều bệnh viện, phòng khám trên địa bàn tỉnh áp dụng thực hiện việc khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng căn cước công dân (CCCD). Với tấm thẻ CCCD gọn nhẹ, giờ đây mọi thủ tục đều được tiếp nhận và tích hợp hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tra cứu và tiếp nhận thông tin trên BHYT của người dân bằng thẻ CCCD cũng dần được sử dụng rộng rãi vào hồ sơ sức khoẻ điện tử trên VNPT HIS.

Nỗ lực chuyển đổi sóng 2G cho vùng sâu

Nằm trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ tháng 9/2024, Việt Nam sẽ tắt sóng 2G. Hiện nay, các địa phương cũng như các nhà mạng trong tỉnh đang đẩy mạnh các đợt truyền thông, hỗ trợ bà con vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo nâng cấp thuê bao từ 2G sang 4G nhằm bắt nhịp cùng chủ trương lớn.

Xây dựng hệ thống y tế thông minh, tiện ích

Ðể nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, thời gian qua, Bệnh viện Ða khoa tỉnh đã tiên phong thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý và chuyên môn. Trong đó, việc ứng dụng các phần mềm quản lý, khám chữa bệnh (KCB) cho người dân đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện chất lượng và an toàn trong quá trình điều trị bệnh.

Truyền thông số mở cơ hội cho phụ nữ khởi nghiệp

Có thể nói, sự bùng nổ của mạng xã hội đã mở ra “cơ hội vàng” cho phụ nữ nông thôn khởi sự kinh doanh. Tận dụng điều này, thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong huyện Ðầm Dơi đã thực hiện nhiều biện pháp định hướng, quảng bá sản phẩm của hội viên trên môi trường mạng nhằm mở rộng thị trường, tăng sản lượng sản xuất. Bắt nhịp với chuyển đổi số cũng là lúc để phụ nữ nông thôn thay đổi nếp nghĩ, cách làm cũng như phương thức sản xuất kinh doanh, góp phần tăng hiệu quả công việc.