ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 15-4-25 10:49:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuyến hải trình đặc biệt

Báo Cà Mau Trước thềm tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chuyến hải trình đặc biệt từ đất liền đến các điểm đảo tiền tiêu phía Tây Nam của Tổ quốc dường như mang mùa xuân đến sớm với cán bộ, chiến sĩ và người dân nơi đảo xa.

Biên đội tàu 526, 527, thuộc lữ đoàn 127, Vùng 5 Hải quân neo tại đảo Hòn Chuối.

Biên đội tàu 526, 527, thuộc lữ đoàn 127, Vùng 5 Hải quân neo tại đảo Hòn Chuối.

Những ngày cuối năm âm lịch, quân cảng An Thới, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang nhộn nhịp hẳn khi hàng hoá nhu yếu phẩm, quà Tết được chuyển lên các tàu để mang xuân đến với các đảo tiền tiêu phía Tây Nam của Tổ quốc. Gần như trở thành thông lệ, mỗi dịp cận Tết, những chuyến hải trình đặc biệt như thế này đều được duy trì tổ chức.

Tết năm nay, Biên đội tàu 526, 527 thuộc Lữ đoàn 127, Vùng 5 Hải quân đưa hơn 200 đại biểu ở các tỉnh, thành phố phía Nam, các doanh nghiệp, cơ quan thông tấn báo chí trải qua hành trình 4 ngày đêm đến với các đảo: Hòn Ðốc, Thổ Chu, Nam Du, thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang và đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối thuộc địa phận tỉnh Cà Mau.

Các đại biểu tham gia đoàn công tác chuẩn bị lên đảo Hòn Chuối.

Các đại biểu tham gia đoàn công tác chuẩn bị lên đảo Hòn Chuối.

Tại các nơi đến, đoàn có nhiều hoạt động ý nghĩa: thăm hỏi, tặng quà, giao lưu văn nghệ, cùng gói bánh chưng..., tạo sinh khí Tết đầm ấm, vui tươi thắm tình quân dân nơi đảo xa. Qua đó, tiếp thêm động lực để cán bộ, chiến sĩ vững vàng, yên tâm bám đảo, giữ gìn chủ quyền, bình yên vùng biển đảo biên cương Tổ quốc.

Ðại tá Hoàng Quốc Hoàn, Phó chính uỷ Vùng 5 Hải quân, cho biết: “Ðây là hoạt động định kỳ hằng năm của Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân, nhằm động viên tinh thần cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân đang hằng ngày bám đảo, bám biển sinh sống, cũng như thực hiện nhiệm vụ trên các đảo, qua đó để cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân tại các đảo tiền tiêu an tâm tư tưởng, hoàn thành tốt nhiệm vụ gìn giữ thềm lục địa thiêng liêng phía Tây Nam Tổ quốc”.

Chiến sĩ trên đảo Nam Du chuẩn bị bàn thờ Bác, mâm quả, trang trí mai, đào ngày Tết.

Chiến sĩ trên đảo Nam Du chuẩn bị bàn thờ Bác, mâm quả, trang trí mai, đào ngày Tết.

Các đảo tiền tiêu đang vững vàng sức sống nơi đầu sóng ngọn gió. Ở đó, biển đảo chính là nhà, người lính và dân sinh sống trên đảo chính là “lá chắn thép” để khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.

Năm đầu tiên đón Tết xa nhà, Hạ sĩ Phạm Nhật Trường, quê tỉnh Khánh Hoà, chiến sĩ Trạm Ra đa 595 Hòn Khoai, không khỏi cảm giác bồi hồi nhớ quê. Anh chia sẻ: "Lần đầu đón Tết xa nhà, thế nhưng ở đây tôi có nhiều đồng đội xem nhau như người thân. Anh em gần gũi, gắn bó nên đỡ nhớ nhà, nhớ quê”.

Các đại biểu gói bánh chưng cùng cán bộ, chiến sĩ trên đảo Nam Du.

Các đại biểu gói bánh chưng cùng cán bộ, chiến sĩ trên đảo Nam Du.

Cuộc sống trên các đảo tiền tiêu phía Tây Nam Tổ quốc giờ đây đã thay đổi và cải thiện nhiều. Các đơn vị tăng gia trồng rau xanh, nuôi gia súc, gia cầm để cải thiện bữa ăn cho cán bộ, chiến sĩ, tạo niềm vui trong cuộc sống, yên tâm bám đảo, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Chiến sĩ trên đảo Thổ Chu tổ chức hái hoa dân chủ, giao lưu cùng các đại biểu đến thăm, chúc Tết.

Chiến sĩ trên đảo Thổ Chu tổ chức hái hoa dân chủ, giao lưu cùng các đại biểu đến thăm, chúc Tết.

Cùng với các đơn vị đứng chân làm nhiệm vụ, người dân trên các đảo tiền tiêu vẫn bám trụ, yên tâm gắn bó khai thác, cùng kiên cường bám biển, bám đảo.

Ðại tá Hoàng Quốc Hoàn chia sẻ: “Bộ Tư lệnh Vùng tổ chức thi gói bánh chưng, trò chơi dân gian, giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn... Qua đó, tạo không khí xuân cho người dân, để cán bộ, chiến sĩ hưởng cái Tết xa nhà nhiều ý nghĩa”.

 

Lê Chí

 

Dấu ấn Trường Sa với Nhà Tưởng niệm Bác Hồ

Được đi công tác đến các điểm đảo, nhà giàn ở Trường Sa là vinh dự của nhiều người làm báo trong cả nước, bởi không mấy khi được đến nơi đầu sóng ngọn gió ấy, để ghi nhận những thay đổi của Trường Sa.

Trường Sa của Tổ quốc hiên ngang phía biển Ðông

Trước trận quyết chiến cuối cùng ở hang ổ của Mỹ - nguỵ tại Sài Gòn, có một sự kiện đặc biệt đã diễn ra, mà theo hồi ký của cố Ðại tướng Võ Nguyên Giáp là “ngoài kế hoạch chiến lược ban đầu”, đó là giải phóng quần đảo Trường Sa. Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tư lệnh giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có nguỵ quân chiếm đóng đã chỉ đạo nhất quán phương châm “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” để giải phóng một vùng lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc có vị trí chiến lược về kinh tế, quân sự, góp phần làm nên mùa xuân đại thắng của dân tộc.

Tiến tới khép kín đê, kè bờ biển Tây

Xây dựng đê biển Tây từ Cái Ðôi Vàm đến Kinh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển Sông Ðốc đến cửa biển Bảy Háp, tỉnh Cà Mau, là rất cần thiết, nhằm kiểm soát triều cường, phòng chống xói lở bờ biển, tạo điều kiện khôi phục đai rừng phòng hộ, giảm nhẹ thiên tai, ổn định sinh kế, đời sống cho cộng đồng dân cư, góp phần phát triển bền vững khu vực ven biển Tây tỉnh Cà Mau trong điều kiện biến đổi khí hậu, dựa trên việc phát huy lợi thế tổng hợp của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ra Trường Sa xem “Sơn Ca ba nhất”

Trong 21 đảo, điểm đảo trên tổng 33 điểm đóng quân trên Quần đảo Trường Sa, Sơn Ca là hòn đảo nhỏ thân thương có biệt danh “ba nhất”, đó là “xanh nhất, sạch nhất, trắng nhất”.

Công binh trên đảo Hòn Chuối vượt khó, sáng tạo

Binh chủng Công binh là lực lượng đầu ngành toàn quân về xây dựng, nâng cấp, bảo quản, quản lý hệ thống công trình quốc phòng trên khắp mọi miền Tổ quốc, nhất là các công trình nơi biên giới, hải đảo... Tại đảo tiền tiêu Hòn Chuối, chiến sĩ Ðại đội 1 (Tiểu đoàn 885, Lữ đoàn Công binh 83, Quân chủng Hải quân) đang ngày đêm làm nhiệm vụ xây dựng các công trình tăng cường phòng thủ trên đảo. Ðây không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là tình cảm đối với vùng hải đảo xa xôi nơi cực Nam Tổ quốc.

Ðảm bảo an toàn rừng trên đảo Hòn Chuối

Không chỉ ở đất liền, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên các đảo, trong đó có đảo Hòn Chuối được chủ động triển khai ngay từ đầu mùa khô.

Vượt sóng cả, vì bình yên Tổ quốc

Nơi biên giới biển xa, lực lượng làm nhiệm vụ trên biển kiên cường trước mọi khó khăn, bất chấp thời tiết, để nơi đất liền thêm vững lòng tin khi Tổ quốc luôn được bảo vệ một cách chủ động, cảnh giác trong mọi tình huống từ xa, từ sớm…

Ðến với Trường Sa thân yêu

Cho đến bây giờ, khi gió bấc trở ngọn, đất trời vào xuân, lại gợi lên trong chúng tôi bao nỗi nhớ miên man về Trường Sa thân yêu của Tổ quốc. Vào những ngày đầu tháng 5 (từ ngày 6-12/5/2024) chúng tôi có dịp tháp tùng cùng Ðoàn công tác tỉnh Cà Mau với gần 100 thành viên là cán bộ lãnh đạo ở các sở, ban, ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố cùng phóng viên và văn nghệ sĩ, do đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh dẫn đầu, cùng với Ðoàn công tác của Quân chủng Hải quân đã tổ chức chuyến đến thăm, tặng quà động viên cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.

Chuyến hải trình đặc biệt

Trước thềm tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chuyến hải trình đặc biệt từ đất liền đến các điểm đảo tiền tiêu phía Tây Nam của Tổ quốc dường như mang mùa xuân đến sớm với cán bộ, chiến sĩ và người dân nơi đảo xa.

Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới

Phát huy truyền thống anh hùng và hình ảnh cao đẹp của người lính quân hàm xanh, với tinh thần và trách nhiệm, Bộ đội Biên phòng (BÐBP) Cà Mau luôn gắn bó, đồng hành cùng người dân vùng biên giới biển, đảo phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống, xây dựng vùng biên cương nơi cực Nam Tổ quốc ngày càng vững mạnh.