ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 29-9-24 05:53:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phòng, chống thiên tai

Chuyện không riêng của nam giới

Báo Cà Mau Cà Mau là một trong những địa phương thường xuyên phải đối mặt với thiên tai nên việc nâng cao năng lực phòng, chống cho chị em phụ nữ là điều cấp thiết. Từ đầu năm đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn tăng cường năng lực về phòng chống thiên tai (PCTT) cho hội viên.

Mỗi đợt tập huấn thường kéo dài 3 ngày, tuần tự tổ chức ở 9 xã thuộc 9 huyện, thành phố. Mỗi lớp từ 50 học viên trở lên. Với quan điểm thiên tai không còn là “lĩnh vực của nam giới”, phụ nữ được tiếp cận các khoá đào tạo hoặc nâng cao năng lực về PCTT, cảnh báo sớm và lập kế hoạch hoặc ra quyết định về PCTT tại cộng đồng.

Buổi tập huấn tại xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời với rất đông phụ nữ tham gia.

Chị Trương Cẩm Nhung, ấp Phong Ðiền, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời, chia sẻ: “Tham gia nhiều lớp tập huấn về PCTT, tôi hiểu được, hơn ai hết, phụ nữ vừa là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp, vừa là nhân tố quan trọng trong quá trình PCTT và thích ứng với biến đổi khí hậu. Ðàn ông trong nhà đi làm xa, tôi và nhiều chị em phải học cách buộc dây chằng chống nhà, sơ tán bảo đảm an toàn khi mưa lốc, bão lũ lớn xảy ra... Tất cả đều phải học để biết mà tự lo cho bản thân và cả gia đình".

Tại tỉnh Cà Mau, các loại hình thiên tai thường gặp và có tác động nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân chủ yếu là: nước dâng, sạt lở, ngập, mưa bão, dông lốc... Mỗi năm, Hội LHPN tỉnh phối hợp cùng các cấp, sở, ngành khảo sát về sự thay đổi của đặc điểm địa hình, kinh tế, xã hội từng nơi tại tỉnh, để có những bước tuyên truyền, rút kinh nghiệm thiết thực cho chị em áp dụng trong PCTT đúng và hiệu quả nhất.

Chị Lưu Thanh Sương, ấp Hiệp Hải, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, cho biết: “Trước mùa mưa bão, Chi hội Phụ nữ ấp đến từng nhà để vận động, trấn an tâm lý và hướng dẫn một số công việc cần thực hiện nhanh chóng như: chằng chống nhà cửa, kê cao đồ đạc, gia cố nhà... Nhờ được tập huấn thường xuyên nên các thao tác của chị em thành thạo”.

Ðể duy trì hiệu quả, tập hợp được lực lượng nòng cốt trong hoạt động tuyên truyền, nhanh chóng hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời khi xảy ra rủi ro, Hội LHPN tỉnh còn xây dựng nhiều mô hình “Phụ nữ với công tác ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai” tại mỗi huyện, thành phố và định kỳ hằng tháng sẽ tổ chức sinh hoạt, nội dung tuyên truyền PCTT gắn với từng thời điểm cụ thể.

Trong đợt hạn vừa qua, chính phụ nữ giữ vai trò tích cực trong việc trữ nước và tiết kiệm trong gia đình, để bước qua giai đoạn khó khăn.

Chị Hoàng Thị Nhật, Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Ðức, chia sẻ: “Hiện đang bước vào mùa mưa và đối mặt mưa bão, nên việc tập huấn cho chị em nâng cao năng lực PCTT là rất thiết thực. Chị em phải có đủ kiến thức ứng phó, chứ không phải xảy ra rồi mới thu dọn hậu quả. Qua các buổi tập huấn, chính chị em là những người hào hứng chia sẻ kinh nghiệm. Chị em nghe dự báo thời tiết, theo dõi sát sao và biết lên kế hoạch những điều cần làm để phòng chống, biết khi mưa bão chưa đến sẽ phải làm gì và ứng phó như thế nào khi đối mặt bão lũ..., nên rất phấn khởi”.

Năng lực, kiến thức, kỹ năng và quan điểm của phụ nữ sẽ góp phần làm cho các hoạt động PCTT hiệu quả hơn, bao trùm và bền vững hơn. Bà Tiêu Việt Tiên, Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh, cho biết: "Ngoài việc tổ chức lớp tập huấn, hội cơ sở trong các cuộc họp thường xuyên truyền thông đến từng hội viên phụ nữ, với mục tiêu mỗi hộ gia đình đều biết cách phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sau thiên tai, giảm mức thiệt hại thấp nhất cho mỗi gia đình khi có thiên tai xảy ra"./.

 

Lam Khánh

 

Chủ động phòng, chống thiên tai theo phương châm “ 4 tại chỗ”

Theo báo cáo của UBND huyện U Minh, những tháng đầu năm 2024, khô hạn đã làm cho 1.057 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, sạt lở, sụp lún 36 đoạn đê ven song với chiều dài trên 1 km, đã khắc phục 353 m, còn 711 m đang tiếp tục khắc phục; dông lốc làm sập và tốc mái 34 căn nhà, ước thiệt hại gần 1,7 tỷ đồng.

Chủ động hơn khi mưa bão kéo dài

Theo dự báo, từ nay đến tháng 11, trên biển Ðông có khả năng xuất hiện từ 5-7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ), trong đó có khoảng 3-4 cơn đổ bộ vào đất liền và tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Cùng với đó, dự báo đỉnh triều ở mức cao hơn nhiều so với trung bình nhiều năm. Sự kết hợp của 2 hiện tượng thời tiết này sẽ tạo ra nguy cơ gây ngập úng, sạt lở, ảnh hưởng đến sản xuất, tài sản của người dân và Nhà nước, nhất là ở các vùng trũng.

Cảnh giác, chủ động phòng chống thiên tai

Từ đầu năm đến nay, thiên tai trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là sạt lở, lốc xoáy, gây thiệt hại nặng nề. Trước tình hình trên, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành khẩn trương vào cuộc, chủ động trong phòng, chống thiên tai (PCTT) nhằm giảm thấp nhất thiệt hại.

Chủ động ứng phó, khắc phục kịp thời

Phải chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai nên chuyện thiệt hại là điều khó tránh khỏi. Do đó, bên cạnh những giải pháp nhằm giúp người dân chủ động thích ứng, giảm thiểu thiệt hại, thì công tác giúp dân khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, sớm ổn định cuộc sống luôn được lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm.

Sạt lở - Lo thường trực, lực chưa toàn

Những năm gần đây, tình trạng sạt lở ven sông luôn là vấn đề thời sự "nóng", bởi gây ra nhiều thiệt hại về tài sản của người dân, nhất là tại các huyện ven biển Ðông. Sạt lở ngày một diễn biến phức tạp, trong khi nguồn lực để ứng phó vẫn là bài toán khó.

Cảnh báo ngập do mưa lớn trên địa bàn TP Cà Mau

Trong những ngày qua, trên địa bàn thành phố Cà Mau có những cơn mưa lớn gây ra tình trạng ngập sâu đối với một số tuyến đường có độ cao thấp trên địa bàn thành phố Cà Mau, ảnh hưởng lớn đến việc lưu

Sẵn sàng mọi phương án và điều kiện để hộ đê

Sử dụng giải pháp kè rọ đá; thả đá khan; dùng cừ tràm, màng chống thấm HDPE và bao tải đất... là những phương án hộ đê, bảo vệ những vị trí trọng điểm, xung yếu trong “Phương án hộ đê, bảo vệ những vị trí trọng điểm, xung yếu và phòng, chống thiên tai năm 2024 tỉnh Cà Mau”, vừa được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1624/QÐ-UBND.

Chống xâm thực từ biển - Cuộc chiến quyết liệt, lâu dài

Đến nay, tổng chiều dài các đoạn bờ biển của tỉnh bị sạt lở khoảng 187/254 km chiều dài đường bờ biển; từ năm 2011-2021, sạt lở bờ biển đã làm mất đất và rừng phòng hộ với diện tích khoảng 5.250 ha (tương đương với diện tích bình quân một xã của tỉnh Cà Mau), ngập tràn hơn 120.000 ha đất nuôi thuỷ sản, hàng trăm hộ dân phải sơ tán, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống người dân.

Ngăn chặn mối đe doạ an ninh phi truyền thống

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Cà Mau, tình hình an ninh chính trị tiếp tục được giữ vững ổn định; trật tự, an toàn xã hội được kiểm soát; tuy nhiên, cũng xuất hiện những mối đe doạ tiềm ẩn từ an ninh phi truyền thống do biến đổi khí hậu (BÐKH), môi trường, tác động từ sự phát triển của Internet. Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, bộ, ngành có liên quan, UBND tỉnh đã tích cực, chủ động triển khai công tác phòng ngừa, ngăn chặn, nhất là từ tác động của BÐKH, môi trường.

Phải bám sát phương án phòng, chống thiên tai

Tính từ đầu năm đến ngày 26/7, trên địa bàn huyện U Minh có 8 nhà dân bị sập hoàn toàn và 13 nhà khác bị tốc mái (tại Ấp 5 và Ấp 8, xã Khánh Hoà; Ấp 8, xã Khánh Tiến), thiệt hại tài sản hơn 1,2 tỷ đồng.