ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 04:59:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chuyện về cô học trò nghèo đỗ 2 trường đại học

Báo Cà Mau Cha mất sớm, mẹ bệnh, hoàn cảnh gia đình nghèo khó, vừa đi học vừa đi làm, cuộc sống khó khăn nhưng không thể ngăn cản được ý chí, nghị lực của Nguyễn Thanh Thoảng, học sinh lớp 12C3, Trường THPT Thới Bình trên con đường chinh phục ước mơ. Với sự nỗ lực không mệt mỏi, trong đợt xét tuyển đợt 1 vào đại học, cao đẳng, Thanh Thoảng đã đỗ vào cả 2 trường: Khoa Báo chí Ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh và Ðại học Kiểm sát Hà Nội.

Cha mất sớm, mẹ bệnh, hoàn cảnh gia đình nghèo khó, vừa đi học vừa đi làm, cuộc sống khó khăn nhưng không thể ngăn cản được ý chí, nghị lực của Nguyễn Thanh Thoảng, học sinh lớp 12C3, Trường THPT Thới Bình trên con đường chinh phục ước mơ. Với sự nỗ lực không mệt mỏi, trong đợt xét tuyển đợt 1 vào đại học, cao đẳng, Thanh Thoảng đã đỗ vào cả 2 trường: Khoa Báo chí Ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh và Ðại học Kiểm sát Hà Nội.

Cũng như các bạn cùng trang lứa, Thanh Thoảng từng được sống trong một gia đình tuy không khá giả nhưng đủ ăn, đặc biệt là có được tình yêu thương tràn ngập của cha và mẹ. Thế nhưng, hạnh phúc ấy chẳng tồn tại được bao lâu, năm 2010, cha em lâm bệnh hiểm nghèo, mình mẹ đôn đáo ngược xuôi vay mượn tiền trị bệnh cho cha. Nhưng cuối cùng cha đã vĩnh viễn rời xa hai mẹ con Thoảng.

Em Nguyễn Thanh Thoảng (bên trái) trong giờ học.

Cuộc sống mẹ con Thoảng từ đó khốn khó hơn, nợ nần chồng chất, mình mẹ bươn chải làm việc suốt ngày để kiếm tiền chi phí cho cuộc sống hằng ngày và trang trải nợ nần. Trớ trêu, 1 năm sau kể từ ngày cha mất, mẹ em bị mắc bệnh thần kinh. Người em của Thoảng đành nghỉ học đi làm thuê lo cuộc sống gia đình.

Bất hạnh dồn dập đổ lên đôi vai gầy gò của cô bé tuổi 12. Những tưởng em sẽ quỵ ngã. Không! Nén nỗi đau, Thanh Thoảng đã âm thầm chịu đựng và vươn lên trong cuộc sống và học tập. Em tâm sự: “Cha không còn, mẹ thì bệnh, em phải cố gắng học để sau này có việc làm kiếm tiền lo chữa bệnh cho mẹ. Hơn nữa, em thấy học là một niềm vui, niềm hạnh phúc lớn, giúp em khám phá được rất nhiều điều lý thú, bổ ích trong cuộc sống”. Từ suy nghĩ ấy, Thanh Thoảng không ngừng nỗ lực, cố gắng học tập, vươn lên.

Suốt 3 năm học THPT, Thanh Thoảng được người dì ở Khóm I, thị trấn Thới Bình, cưu mang nuôi ăn học. Thấu hiểu được hoàn cảnh khó khăn, trong sinh hoạt, em rất dè dặt mỗi khi mua một thứ gì, dù chỉ là một vài ngàn, tất cả em dành dụm để chi phí cho việc học. Ở lớp em chăm chú nghe thầy, cô giảng bài. Về nhà, Thoảng xây dựng cho mình một thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi hợp lý.

Ngoài giờ học, em siêng năng lao động, bán quán nước phụ giúp dì có thêm tiền chi tiêu cho sinh hoạt hằng ngày. Tuần đôi ba lần, em lại đạp xe gần 10 cây số về thăm, chăm sóc mẹ. Thời gian rảnh, em thường đến thư viện đọc sách. Em ghi chép cẩn thận những kiến thức quan trọng vào một cuốn sổ để làm tư liệu khi cần. Em bảo: “Ghi chép khi đọc sách, làm bài tập là một phương pháp học tập hiệu quả, không chỉ giúp em khắc sâu kiến thức mà còn là tư liệu cần thiết sau này”.

Chính niềm đam mê, phương pháp học tập phù hợp, khoa học, đã giúp Thanh Thoảng bước đầu gặt hái được những thành công trên con đường học vấn: 12 năm liền đều đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi. Trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, với điểm số 3 môn thi (khối C) đạt 26,5 điểm, Thanh Thoảng đã xét tuyển vào đại học và đậu cả 2 trường. “Em sẽ theo học ngành Báo chí”, Thanh Thoảng nói.

Con đường tương lai phía trước của Thanh Thoảng sẽ còn nhiều trắc trở, chông gai, nhưng với nghị lực, ý chí vươn lên lập nghiệp, tin rằng Thanh Thoảng sẽ tiếp tục thành công, thực hiện được ước mơ./.

Bài và ảnh: Mạnh Thắng

Ươm mầm mơ ước con trẻ

Chủ đề “Nghề nghiệp” là 1 trong 9 chủ đề thú vị được đưa vào chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được khám phá thế giới nghề nghiệp, hiểu hơn về đặc thù công việc, những vất vả cũng như giá trị mà mỗi nghề mang lại cho xã hội.

214 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2024-2025

Sau gần một tháng diễn ra, Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học tỉnh Cà Mau, năm học 2024-2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.

Hơn 150 triệu đồng hỗ trợ Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoà Mỹ 2, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước, báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp với chính quyền địa phương và nhà tài trợ tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường” nhằm trao tặng học bổng và trang thiết bị học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (11/4), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau đã triệu tập hội nghị triển khai các văn bản liên quan và tập huấn phần mềm quản lý thi tốt nghiệp THPT năm 2025, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Cà Mau. 

416 học sinh đạt giải học sinh giỏi THCS cấp tỉnh

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau, Kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh năm học 2024-2025 có 416 em đạt giải ở 7 môn thi.

Giúp học sinh nhận thức đúng về giới tính

Ở lứa tuổi vị thành niên, các em còn hạn chế hiểu biết, kiến thức về giới tính cũng như chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Ðể giúp các em hình thành những quan điểm đúng đắn về sức khoẻ sinh sản và cung cấp thêm kiến thức để bảo vệ bản thân, giáo dục giới tính cho học sinh là điều hết sức cần thiết trong môi trường học đường.

Ðể con em đồng bào tiếp cận giáo dục

Ðể đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thời gian qua, tỉnh Cà Mau có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Trọng tâm là tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc để người dân hiểu hơn về vai trò của giáo dục trong thời kỳ mới, từ đó thay đổi nhận thức, chủ động đưa con em đến với nền giáo dục chính quy, hiện đại, đúng độ tuổi.

Ưu tiên đầu tư nâng cấp Trường THCS - THPT Tân Bằng

Sáng 2/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân có chuyến khảo sát thực tế tại 2 trường THCS - THPT trên địa bàn huyện Thới Bình để đầu tư nâng cấp hướng đến đạt chuẩn quốc gia.

Thiết thực chính sách nội trú, miễn giảm học phí

Ðối với sinh viên vùng sâu, vùng xa như tỉnh Cà Mau, các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, giúp các em giảm bớt khó khăn về chi phí học hành, thêm điều kiện thực hiện ước mơ tri thức.

Giáo dục Cà Mau khẳng định vị thế

Kết quả đạt được trong phát triển giáo dục mũi nhọn của tỉnh thời gian qua khẳng định hướng đi đúng trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi (HSG) - “hạt nhân” tương lai của tỉnh, đất nước. Ðó là cơ sở, nền móng vững chắc, góp phần xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh và bền vững. “Với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, những năm qua, ngành giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trong sự nghiệp “trồng người””, Tiến sĩ Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), khẳng định.