ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 08:25:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Công nghệ số lan toả đến vùng sâu

Báo Cà Mau (CMO) Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, làn gió mới của chuyển đổi số (CÐS) đã lan toả đến từng ngõ, từng nhà, nơi vùng nông thôn sâu.

8 giờ sáng, chúng tôi có mặt tại Trung tâm Văn hoá - Thể thao - Học tập cộng đồng xã Biển Bạch, huyện Thới Bình để dự lớp tập huấn nâng cao kỹ năng CÐS. Tại đây, có hơn 50 chị em là hội viên từ các chi hội phụ nữ xã đến để được các chuyên viên của Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Thới Bình cùng các cán bộ xã hướng dẫn cài đặt ứng dụng VssID, VNeID và tạo tài khoản dịch vụ công trực tuyến (DVCTT).

Bắt đầu buổi tập huấn trong sự bỡ ngỡ, hầu như các chị đều không nắm rõ khái niệm CÐS là gì. Và rồi, lần lượt chị em được các cán bộ giải thích cặn kẽ, cầm tay chỉ việc cài đặt từng ứng dụng. Khi kết thúc buổi tập huấn, nhiều chị gật gù: “Nếu biết cái này đơn giản như vậy, tôi đã đi làm từ lâu rồi”.

Cán bộ phụ nữ xã Biển Bạch hỗ trợ người dân cài đặt ứng dụng VNeID.

Trên thực tế, không ít người dân sau khi tiếp cận với CÐS đã thấy rõ những thay đổi, thuận lợi so với trước kia. Bà Võ Thị Út, ấp Trương Thoại, xã Biển Bạch, tỏ ra thích thú khi được cán bộ xã cài đặt ứng dụng VNeID. “Biết nó tiện lợi như vậy, tôi đã nhờ mấy đứa cháu cài đặt từ lâu rồi. Nếu không tham gia buổi tập huấn này, mình cũng không biết bây giờ giấy tờ cá nhân đều được đưa lên điện thoại. Ở xã có phát cho tôi tờ giấy hướng dẫn cài đặt ứng dụng để về nhà tuyên truyền cho gia đình”, bà Út hớn hở.

Trong buổi sáng, đã có hơn 32 chị em hội viên cài được ứng dụng VssID, gần 80% số người tham gia tập huấn được cài đặt VNeID và tạo tài khoản DVCTT.

Có thể thấy, với cách làm tập trung như thế này đã phát huy hiệu quả, tạo được sự lan toả với người dân. Thông qua đó, giúp người dân tiếp cận được những tiện ích của các ứng dụng để thuận lợi giao tiếp với chính quyền trên nền tảng số.

Bà Ðoàn Xuân Nguyện, Phó chủ tịch UBND xã Biển Bạch, cho biết: "Ðể triển khai kế hoạch CÐS hiệu quả, thời gian qua, khi người dân đến bộ phận một cửa của xã, sẽ có đội ngũ chuyên viên hướng dẫn bà con tạo tài khoản DVCTT cũng như xử lý hồ sơ trên môi trường mạng. Bên cạnh đó, việc lồng ghép nội dung CÐS vào các buổi họp tổ ở các ngành, đoàn thể, các buổi ra quân của tổ công nghệ số cộng đồng đã lan toả làn gió của CÐS đến từng ngõ, từng nhà".

Các chuyên viên của BHXH huyện Thới Bình hỗ trợ người dân cập nhật thông tin cá nhân để cài ứng dụng VssID.

Chị Phan Thị Thanh Tuyền, ấp Trương Thoại, xã Biển Bạch, khi được nghe phổ biến sắp tới đây sẽ không sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy nữa, ngay sau đó chị đã được cài đặt ứng dụng VssID. Ban đầu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của chị Tuyền chỉ đơn thuần là nghe gọi, giải trí, nhưng đến nay chiếc điện thoại ấy còn giúp chị theo dõi được quá trình đóng bảo hiểm, thay thế các loại giấy tờ, không lo mất mát, thất lạc. “Tính ra ứng dụng này rất hay, giúp thay thế thẻ bảo hiểm; còn xem được thời hạn bảo hiểm của mình nữa. Trước đây đi khám bệnh, không có giấy là không được, nay không cần phải mang giấy nữa, tiện lợi rất nhiều”, chị Tuyền cho biết.

Ông Trịnh Chí Linh, Giám đốc BHXH huyện Thới Bình, đánh giá: “Việc tuyên truyền tập trung như thế này sẽ tạo được sức lan toả, nâng cao nhận thức của người dân. Sắp tới đây, BHXH huyện sẽ tổ chức hướng dẫn cài VssID trong các trường học, qua đó chính các em học sinh, lực lượng am hiểu về công nghệ sẽ là những tuyên truyền viên hữu hiệu nhất khi về phổ biến ứng dụng VssID cho người thân của mình”.

“Từ trước đến nay, người dân có thói quen làm các thủ tục hành chính trực tiếp. Ða số bà con đến bộ phận một cửa của xã thực hiện các thủ tục gấp gáp, nên thời gian nán lại để tạo các tài khoản rất hạn chế. Bên cạnh đó, khi cùng một lúc nhiều người nộp hồ sơ sẽ khó khăn về đường truyền. Từ khi hưởng ứng chiến dịch 69 ngày đêm của tỉnh, với nguồn cán bộ của xã đã được trang bị kiến thức công nghệ, chúng tôi tổ chức buổi tập huấn như thế này với mong muốn trong một khoảng thời gian ngắn truyền tải cho người dân biết và sử dụng hiệu quả những tiện ích của CÐS”, bà Ðoàn Xuân Nguyện chia sẻ./.

 

Hữu Nghĩa

 

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp SME

Trong xu thế hội nhập, đứng trước nhiều thách thức buộc các doanh nghiệp (DN) phải thay đổi mình, ứng dụng mạnh mẽ các dịch vụ số, phần mềm từ trong công tác quản lý, điều hành đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nắm bắt nhu cầu đó, tỉnh Cà Mau đã và đang tích cực hỗ trợ các DN trên địa bàn, nhất là DN nhỏ và vừa (SME).

Tận dụng cơ hội từ chuyển đổi số trong giáo dục

Ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), đã chỉ ra những nội dung quan trọng trong chuyển đổi số (CÐS) để cải thiện chất lượng giáo dục và giúp học sinh có hành trang bước vào kỷ nguyên số.

Khánh Thuận đẩy mạnh chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thời gian qua, xã Khánh Thuận đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp đẩy mạnh xây dựng chính quyền số, phát triển xã hội số, kinh tế số.

Chuyển đổi số “Toàn dân, toàn diện”

Với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị, công tác chuyển đổi số (CÐS) trên địa bàn TP Cà Mau tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ, đặc biệt là ở 3 trụ cột chính: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Ðưa sản phẩm OCOP lên TikTok

Việc ứng dụng công nghệ số và mạng xã hội trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm đang mở ra cơ hội phát triển cho các sản phẩm OCOP của tỉnh Cà Mau. Ðặc biệt, việc đưa sản phẩm OCOP lên nền tảng TikTok đang là một trong những hướng đi quan trọng để khai thác tiềm năng tiêu thụ, đồng thời gia tăng giá trị cho các sản phẩm địa phương.

Kết nối nhà trường và phụ huynh

vnEdu Connect là ứng dụng góp phần kết nối nhà trường và phụ huynh học sinh (PHHS) một cách nhanh chóng, tiện lợi, hiệu quả khi hỗ trợ trao đổi thông tin hai chiều như: kết quả học tập, thời khoá biểu, thông báo nghỉ học, thông báo họp phụ huynh... Bên cạnh đó, vnEdu Connect giúp đơn giản hoá các thủ tục trong nhà trường, góp phần chuyển đổi số cho ngành giáo dục với các tiện ích như thanh toán học phí, tuyển sinh đầu cấp, theo dõi tình trạng sức khoẻ...

Sáng tạo ứng dụng số - Ðộng lực phát triển kinh tế

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, gần 3 năm qua, cùng với cả nước, tỉnh Cà Mau đã đẩy mạnh công cuộc CÐS, đưa người dân, doanh nghiệp (DN) tiếp cận gần hơn với các sản phẩm, dịch vụ số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Tích cực hỗ trợ người dân đăng ký định danh mức 2

Theo quy định, công dân sau khi có tài khoản định danh điện tử (TKÐDÐT) mức 2 mới có thể tích hợp các thông tin về thẻ BHYT, chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông, giấy phép lái xe, mã số thuế hoặc giấy tờ khác vào thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp. Ðối với TKÐDÐT mức 2, công dân không thể tự đăng ký mà phải đến công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ CCCD để đăng ký. Thời gian qua, Công an huyện Trần Văn Thời đã tích cực hỗ trợ người dân hoàn thành thủ tục này.

Phiên chợ số đầu tiên

Trong khuôn khổ chương trình “Ngày hội Chuyển đổi số” của tỉnh, hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10/10) năm 2024, có một phiên chợ đặc biệt đã được diễn ra, đó là "Phiên chợ số” trên nền tảng TikTok, giới thiệu các sản phẩm đặc sản, đặc trưng OCOP tỉnh Cà Mau. Phiên chợ đã tạo hiệu ứng mạnh mẽ, thu hút rất nhiều chủ thể doanh nghiệp tham gia.

Đưa chuyển đổi số đến từng ngõ, từng nhà

Với mục tiêu đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân, thúc đẩy chuyển đổi số đến từng hộ gia đình, từ ngày 2/10, đồng loạt nhiều Tổ Công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) trên địa bàn tỉnh đã mở chiến dịch ra quân triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10/10) của tỉnh. Tất cả các Tổ CNSCĐ trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục ra quân đến hết ngày 10/10.