ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 14:35:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đặc san “Tiếng vọng 6” - Ấm áp tình thầy cô, bè bạn

Báo Cà Mau Ngày 24/11, đông đảo cựu giáo viên, cựu học sinh của 2 ngôi trường Trung học công lập An Xuyên và THPT Hồ Thị Kỷ long trọng tổ chức buổi họp mặt và ra mắt Đặc san “Tiếng vọng 6”.

Đông đảo đại biểu là cựu giáo viên, cựu học sinh Trường Trung học An Xuyên và Trường THPT Hồ Thị Kỷ về dự buổi họp mặt và ra mắt Đặc san "Tiếng vọng 6".Đông đảo đại biểu là cựu giáo viên, cựu học sinh Trường Trung học An Xuyên và Trường THPT Hồ Thị Kỷ về dự buổi họp mặt và ra mắt Đặc san "Tiếng vọng 6".

Đặc san Tiếng vọng trình làng công chúng số đầu tiên năm 2019, qua mỗi năm xuất bản một số và duy trì đều đặn đến nay. Ở số thứ 6, đặc san “Tiếng vọng” có 140 trang với hơn 120 tác phẩm được tuyển chọn in gồm văn xuôi, thơ, ca khúc, ảnh... của hơn 30 tác giả.

Mỗi năm đặc san xuất bản một số vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trở thành điểm hẹn đẹp để cựu học sinh của hai ngôi trường bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô. Mỗi năm đặc san xuất bản một số vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trở thành điểm hẹn đẹp để cựu học sinh của hai ngôi trường bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô. 

Theo Nhà thơ Lê Quang Vui, Trưởng Ban biên tập Đặc san “Tiếng vọng”: “Đặc san là tiếng nói chung của tất cả cựu học sinh và giáo viên của trường Trung học An Xuyên trước năm 1975 và sau đó là Trường THPT Hồ Thị Kỷ. Ý nghĩa của “Tiếng Vọng” là sự âm vang tình bè bạn, thầy cô khi nhắc nhớ về 2 mái trường với biết bao kỷ niệm đẹp. Lưu giữ những giá trị “tôn sư trọng đạo” thiêng liêng của hôm qua, hôm nay và còn vọng vang đến các thế hệ sau này”.

Nhà báo Lê Ngọc Diễm, cựu học sinh Trường Trung học Công lập An Xuyên, bày tỏ: “Thấm thoát gần nửa thế kỷ, mỗi người đi một ngã nhưng khi có “Tiếng vọng” thì tìm về để bày tỏ tâm tư, lục tìm miền kỷ niệm đã xa trong những trang viết, dòng thơ hay những tấm ảnh cũ… Điều đặc biệt, mỗi năm đặc san xuất bản một số vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trở thành điểm hẹn đẹp để cựu học sinh của hai ngôi trường bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô. Qua đó tạo điều kiện gặp gỡ, thăm hỏi, ôn lại kỷ niệm, thắt chặt tình bạn bè một thưở.

Từng quyển đặc san trao tay nối tình thầy trò, bè bạn thêm đong đầy.

Từng quyển đặc san trao tay nối tình thầy trò, bè bạn thêm đong đầy.Từng quyển đặc san trao tay nối tình thầy trò, bè bạn thêm đong đầy.

Trường Trung học An Xuyên được thành lập tháng 8/1958 - đây là trường trung học công lập đầu tiên của tỉnh. Năm học đầu tiên (1958-1959) trường tuyển 102 học sinh vào học lớp đệ thất (lớp 6). Đến năm 1965-1966 trường bắt đầu mở lớp đệ nhất (lớp 12) và cũng từ năm học đó trường được Bộ Giáo dục công nhận là Trường Trung học Đệ nhất cấp. Trong 17 năm tồn tại (từ tháng 8/1958-1975), Trường Trung học  An Xuyên đã đón hơn 6.000 học sinh vào lớp đệ thất và hơn 800 học sinh lớp đệ nhất ra trường. Gần 800 học sinh đỗ tú tài 1 và hơn 500 học sinh đỗ Tú tài 2.

Tháng 9/1975, Uỷ ban Quân quản tỉnh Cà Mau quyết định thành lập Trường THPT Hồ Thị Kỷ - đây là ngôi trường cấp 3 đầu tiên thời điểm đó. Nhà giáo ưu tú Trương Tấn Sỹ, cựu học sinh Trường Trung học Công lập An Xuyên, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Hồ Thị Kỷ, thông tin: “Trong các năm học đầu tiên, số đông giáo viên và học sinh của trường là lực lượng giáo viên và học sinh cũ  của Trường Trung học An Xuyên nên Trường Trung học An Xuyên được coi là tiền thân của THPT Hồ Thị Kỷ. Từ khi thành lập đến nay, Trường THPT Hồ Thị Kỷ không ngừng phát triển, luôn nằm tốp đầu của các trường THPT chất lượng cao trong tỉnh.

“Mái trường An Xuyên ngày ấy có tiếng bởi quy tụ nhiều thầy cô giỏi, thành ra học sinh ai cũng giỏi, thi tú tài ai cũng đạt cao. Có nhiều người anh, người bạn của chúng tôi sau đó lại tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, không ít người trở thành bác sĩ, kỹ sư, nhà quản lý. Trong suốt 17 năm tồn tại và phát triển, Trường Trung học An Xuyên đã hoàn thành sứ mệnh của mình trong một giai đoạn lịch sử, là chiếc nôi ươm mầm, đào tạo nhiều nhân tài cho Cà Mau nói riêng cũng như đất nước nói chung…”, Nhà giáo ưu tú Trương Tấn Sỹ tâm tình.

Minh Hoàng Phúc

Liên đoàn lao động tỉnh thăm, tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Đây là một trong những nội dung thuộc Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025 của LĐLĐ tỉnh. Thông qua chương trình để đoàn viên, NLĐ thấy được vai trò của tổ chức công đoàn là "tổ ấm", là người đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích cho đoàn viên, NLĐ.

Sửa chữa lộ thông thoáng trước Tết

Tuyến đường từ ngã ba Hải Thượng Lãn Ông và Huỳnh Thúc Kháng nối dài về hướng huyện Ðầm Dơi đã được đổ bê tông hoàn toàn để phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt của người dân, nhất là thời điểm Tết đang đến gần.

Chợ tết 0 đồng - ấm lòng hộ nghèo

Nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn TP Cà Mau được vui xuân, đón tết, sáng nay (15/1), Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với CLB Nữ doanh nghiệp tổ chức “Chợ Tết 0 đồng”.

Khởi sắc nông thôn mới

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Tân ngày càng toàn diện, đi vào chiều sâu, với nhiều dấu ấn rõ nét, tạo diện mạo mới khang trang cho vùng nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị... Kết quả này đã nhân lên niềm vui cho người dân quê hương Phú Tân.

Mang Tết đến nạn nhân chất độc da cam

Toàn TP Cà Mau có 899 người bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, trong đó có người trực tiếp tham gia kháng chiến và con đẻ của họ. Phần lớn nạn nhân chất độc da cam cuộc sống còn nhiều khó khăn, lại thêm bệnh tật. Ðể bản thân và gia đình nạn nhân chất độc da cam phần nào vơi đi nỗi đau, mất mát đó, cứ mỗi dịp xuân về, Tết đến, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin (Hội Nạn nhân chất độc da cam) các cấp TP Cà Mau sẽ trao nhiều phần quà yêu thương đến những nạn nhân và gia đình họ.

Xoá hơn 1.100 căn nhà tạm, nhà dột nát

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thực hiện chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát, đến nay, toàn tỉnh khởi công được 1.114 căn nhà.

Hùn vốn, góp công làm lộ

Những năm qua, nhờ làm tốt công tác xã hội hoá trong phong trào làm đường giao thông, cầu dân sinh nên xã Tân Hưng Ðông (huyện Cái Nước) trở thành điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới; qua đó, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, làng quê ngày càng khởi sắc.

Tìm hiểu “hội chứng màn hình xanh”

Ngày nay, công nghệ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng mặt trái của nó cũng dần lộ diện với những vấn đề tâm lý ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Một trong số đó là “hội chứng màn hình xanh”, đây không phải là một khái niệm chính thức trong y khoa, nhưng nó đang được dùng để mô tả những hệ luỵ về sức khoẻ tâm lý và thể chất khi thời gian sử dụng các thiết bị điện tử vượt quá giới hạn.

Vườn hoa "Sinh viên 5 tốt"

Từ phong trào “Sinh viên 5 tốt” đã xuất hiện nhiều tấm gương sinh viên nữ sống đẹp, đạt thành tích xuất sắc trong học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao giá trị của danh hiệu, hình thành lớp sinh viên (SV) có bản lĩnh, tri thức, sức khoẻ, khát vọng vươn lên, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, chủ động và tự tin trong hội nhập quốc tế. Ðiển hình như các nữ SV tiêu biểu tại Trường Ðại học Bình Dương, Phân hiệu Cà Mau (Phân hiệu).

Tỉnh đoàn trao quà tết công nhân trên công trình cao tốc Cần Thơ – Cà Mau

Chiều nay (13/1), Tỉnh đoàn Cà Mau tổ chức đoàn đến thăm, trao suất quà tết và 15 bao lì xì cho lực lượng công nhân thuộc Công ty Cổ phần Hải Đăng, TP Hồ Chí Minh, đơn vị đang thi công trên công trình cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, đoạn qua huyện Thới Bình.