ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-4-25 09:28:24
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đại dịch đã khẳng định hình ảnh lương y như từ mẫu

Báo Cà Mau (CMO) “Chúng ta đã đi qua một năm chưa từng có, để lại nhiều cung bậc cảm xúc. Trong thời khắc khó khăn nhất, chúng ta đã không tuyên bố tình trạng khẩn cấp, mà ngành y tế đã giữ bình tĩnh cùng các địa phương áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, mang lại hiệu quả. Cùng lúc huy động lực lượng lớn phòng, chống dịch, giúp người bệnh tiếp cận nhanh nhất các dịch vụ y tế. Không để đổ vỡ hệ thống y tế, nhất là ở tâm dịch. Đó là sự cố gắng rất lớn của ngành y tế và các lực lượng khác cùng hỗ trợ”, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương những đóng góp của ngành y tế trong năm qua, nhất là công tác phòng, chống dịch Covid-19, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác y tế năm 2022, vào sáng ngày 20/1.

Đánh giá lại công tác phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta đã mạnh dạn, đột phá đưa ra biện pháp chống dịch, áp dụng trong tình hình mới, đây là quyết định hết sức khó khăn. Chuyển hướng sang cách tiếp cận toàn dân, lấy người dân làm trung tâm, huy động sức mạnh toàn dân, bảo vệ an ninh, an toàn cho người dân. Với tinh thần vừa làm, vừa đút kết kinh nghiệm, từ đó hoàn chỉnh công thức chống dịch, tự tin chống dịch.

“Qua khó khăn đã khẳng định được hình ảnh lương y như từ mẫu”, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương.

Rút bài học kinh nghiệm, Thủ tướng nêu rõ, đó là phải tuân thủ nghiêm sự chỉ đạo lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; bình tĩnh, bản lĩnh để quyết định các vấn đề trong lúc khó khăn; tiếp cận từ cơ sở, lấy người dân làm trung tâm, chủ thể trong chống dịch; huy động sức mạnh toàn dân tộc, tranh thủ sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế; càng khó khăn, phức tạp càng phát huy dân chủ, giữ vững nguyên tắc và chịu trách nhiệm trước quyết định của mình.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Dương Huỳnh Khải và lãnh đạo Sở Y tế đồng chủ trì hội nghị tại điểm cầu Cà Mau.

Chuyển “nguy” thành “cơ”

Năm 2021 là năm đánh dấu các làn sóng dịch bùng phát với quy mô và cường độ dữ dội hơn năm 2020 trên toàn cầu. Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước đã trải qua 4 đợt bùng phát dịch Covid-19. Quy mô, địa bàn và mức độ lây lan qua mỗi đợt đều có xu hướng phức tạp hơn.

Tính đến ngày 16/1/2022, cả nước ghi nhận trên 2 triệu ca mắc. Trong đó, có hơn 1,7 triệu người khỏi bệnh, 35.480 ca tử vong. Riêng trong đợt dịch thứ 4 ghi nhận 2,020 triệu ca, 35.445 ca tử vong tại 52 tỉnh, thành phố. Đến nay, đã ghi nhận 68 ca nhiễm biến thể Omicron là các trường hợp nhập cảnh đã được quản lý, cách ly kịp thời.

Bên cạnh phòng, chống dịch Covid-19, ngành y tế tập trung phòng, chống các dịch bệnh khác, không để tình trạng "dịch chồng dịch". Số mắc, tử vong của hầu hết các dịch bệnh truyền nhiễm phổ biến, HIV/AIDS, ngộ độc thực phẩm giảm so với năm 2020. Công tác quản lý môi trường y tế, truyền thông, y tế cơ sở được tăng cường. Thực hiện nhiệm vụ kép, bảo đảm an toàn cho bệnh viện, phòng chống dịch trong giai đoạn bình thường mới.

Chuyển “nguy” thành “cơ” trong đại dịch Covid-19 để tăng tốc chuyển đổi số trong ngành y tế, Bộ Y tế được xếp thứ 5 về chuyển đổi số trong 18 Bộ có cung cấp dịch vụ công. Việt Nam là 1 trong những nước đầu tiên thực hiện áp dụng tờ khai y tế điện tử. Xây dựng và triển khai Sổ sức khỏe điện tử, đẩy mạnh tư vấn khám chữa bệnh từ xa...

Nước ta cũng là 1 trong 4 nước đầu tiên trên thế giới phân lập được vi rút SARS-CoV-2, đã có 4 vắc-xin được thử nghiệm lâm sàng, 2 vắc-xin chuyển giao công nghệ với Nga, Nhật; nghiên cứu, sản xuất sinh phẩm chẩn đoán, một số trang thiết bị y tế; đảm bảo được trang thiết bị phòng hộ...

Bộ Y tế cũng đã xây dựng Đề án phát triển nhân lực y tế vùng khó khăn; một số chế độ chính sách cho cán bộ y tế cơ sở, y tế dự phòng; tăng cường cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công.

Tuy nhiên, hệ thống y tế còn bộc lộ hạn chế, nhất là y tế cơ sở và y tế dự phòng, chưa đáp ứng được yêu cầu khi dịch xảy ra. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của nhiều tỉnh, thành phố thiếu trang thiết bị, nhân lực. Do tác động của dịch bệnh Covid-19, các hoạt động cung ứng dịch vụ dân số bị gián đoạn. Việc phân bổ nhân lực y tế chưa hợp lý giữa các vùng, các tuyến, chất lượng nguồn nhân lực còn yếu ở tuyến y tế cơ sở. Công nghiệp dược, thiết bị y tế chưa phát triển đáp ứng yêu cầu, phụ thuộc vào nguyên liệu ở nước ngoài; tồn tại nhiều bất cập trong công tác thẩm định, đăng ký lưu hành thuốc,…

Riêng ngành y tế Cà Mau, đã thực hiện hoàn thành cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2021, nhất là trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đến nay đã ghi nhận 37.662 ca mắc Covid-19, trong đó đã điều trị khỏi 37.489 người, tử vong 173 người. Tỉnh hiện đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh.

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn dân, tỉnh Cà Mau hiện đã cơ bản kiểm soát được dịch Covid -19

 Xử lý nghiêm tiêu cực, tham nhũng trong ngành y tế

Chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng nhắc nhở, dù tình hình dịch bệnh cơ bản kiểm soát, song không được say sưa với thắng lợi mà lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Phải giữ gìn kết quả đạt được để hoàn thành tốt hơn và khắc phục nhiều hạn chế trong công tác phòng, chống dịch. Đặc biệt, cần làm ngay công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành y tế; khắc phục những sơ hở, lỏng lẻo để ngăn chặn kịp thời.

Ngoài ra, phải hoàn thiện thể chế, khắc phục ngay hạn chế của y tế dự phòng và y tế cơ sở. Khẩn trương rà soát chế độ, chính sách để thu hút lực lượng phòng, chống dịch. Có giải pháp thu hút, huy động nguồn lực y tế tư nhân. Đầu tư phát triển khoa học công nghệ số mạnh hơn nữa. Phải có chiến lược lâu dài cho đào tạo nhân lực ngành y tế, nâng cao trình độ năng lực đội ngũ y tế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

“Tất cả trên tinh thần kiên trì mục tiêu đặt sức khỏe, tính mạnh người dân lên trên hết; bảo vệ người dễ bị tổn thương, người có nguy cơ cao; bảo vệ người làm công tác tuyến đầu”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính một lần nữa nhấn mạnh và đề nghị thần tốc hơn nữa công tác bao phủ vắc-xin cho các đối tượng cần tiêm theo nguyên tắc an toàn, khoa học, hiệu quả.

Bộ Y tế cần công bố các loại thuốc điều trị Covid-19 cho phép, về hướng dẫn sử dụng và giá cả, không để tiếp tục xảy ra tiêu cực, tham nhũng. Khẩn trương nghiên cứu tiêm vắc-xin cho trẻ em để nhanh chóng mở cửa trường học an toàn./.

 

Hồng Nhung

 

Bộ Sưu Tập Nghệ Thuật Chất lượng cao

Tuổi trẻ Cà Mau đoàn kết, xung kích tình nguyện, lao động sáng tạo

Tiếp nối truyền thống vẻ vang của lớp thanh niên đi trước, tuổi trẻ và Ðoàn bộ tỉnh Cà Mau không ngừng nỗ lực học tập và làm theo Bác, cố gắng thực hiện tốt sứ mệnh, dẫn dắt đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) đoàn kết, xung kích tình nguyện, lao động sáng tạo, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương, đất nước.

Rà soát công trình, tài sản công đảm bảo sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí sau sắp xếp tinh gọn bộ máy 

“Rà soát, xử lý công trình, nhà đất là tài sản công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đơn vị hành chính đảm bảo sử dụng, khai thác có hiệu quả, tránh lãng phí; rà soát các dự án, công trình, trụ sở đang xây dựng hoặc đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng chịu tác động bởi việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đơn vị hành chính theo chủ trương của Bộ Chính trị để tiếp tục thực hiện hoặc điều chỉnh dự án phù hợp với mục đích sử dụng, đảm bảo tiết kiệm, tránh thất thoát, lãng phí”, đây là những nhiệm vụ trọng tâm Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh đề ra trong phiên họp thường kỳ quý I vào chiều 15/4/2025.

Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp

Ngày 14/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW (Chỉ thị số 45) của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII

Chiều 12/4, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 khóa XIII

Sáng 11/4, Trung ương làm việc tại hội trường. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.

Mong muốn đồng bào Khmer tiếp tục đoàn kết, tích cực thi đua yêu nước

Chiều 11/4, lãnh đạo tỉnh tiếp tục tổ chức các đoàn đến thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại các điểm chùa và đơn vị có viên chức, người lao động là người dân tộc Khmer đang công tác.

Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 10/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước Lương Cường điều hành Phiên khai mạc.

Phát huy trách nhiệm học tập suốt đời

Trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, mọi thứ thay đổi nhanh chóng, để kịp thời cập nhật và thích ứng với sự chuyển đổi nhanh của xã hội, đòi hỏi mọi cá nhân luôn trong trạng thái sẵn sàng học tập nâng cao năng lực, kỹ năng, hướng đến thực hiện tốt nhất sứ mệnh của mình. Ðối với cán bộ, đảng viên, để phục vụ Nhân dân ngày càng tốt hơn trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, học tập suốt đời trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Từ bưng biền ra chợ

…Tình hình chiến sự khắp nơi vọng về, càng làm cho nắng tháng Tư nóng thêm. Ngày 10/3/1975, ta đánh chiếm Buôn Mê Thuột; ngày 29/3/1975, Ðà Nẵng được giải phóng; 31/3 tới Bình Ðịnh, cơ quan Dân y với mật danh là Mười Dân đang đứng chân ở Vườn Tre, cách ngã ba Cái Ðuốc - kinh Ông Ðơn không xa, ai nấy đều náo nức, cảm thấy mình ở quá xa mặt trận.