ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 03:29:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đảm bảo an ninh mạng, an toàn thông tin

Báo Cà Mau (CMO) An toàn thông tin (ATTT) mạng là trụ cột rất quan trọng để tạo niềm tin số, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Chỉ cần một sự cố ATTT mạng nghiêm trọng có thể làm ngưng trệ chuyển đổi số của tỉnh. Do đó, nhận thức được vai trò này, tỉnh tiếp tục đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT). Ngoài vận hành Trung tâm Dữ liệu (Data Center - DC), tỉnh còn thành lập đội ứng cứu kịp thời đảm bảo ATTT mạng.

Trung tâm Dữ liệu (Trung tâm) của tỉnh được đầu tư xây dựng theo mô hình điện toán đám mây, với năng lực lưu trữ lên đến 135 TB (terabyte) và được Tổ chức Chứng nhận DAS đánh giá phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013 (Chứng nhận Hệ thống quản lý ATTT).

Ðầu tư hạ tầng, thiết bị đảm bảo ATTT

Thời gian qua, Trung tâm Dữ liệu đã triển khai hệ thống giám sát ATTT mạng (SOC) và phần mềm phòng, chống mã độc quản lý tập trung cài đặt tại các máy tính của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh có kết nối chia sẻ dữ liệu với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia để thực hiện giám sát về ATTT quan trọng của tỉnh. Qua đó, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các mối đe doạ trước khi ảnh hưởng và gây hậu quả nghiêm trọng với các hệ thống thông tin.

Qua hệ thống giám sát ATTT tại Trung tâm, 6 tháng đầu năm 2023 đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời hơn 112.046 cuộc tấn công; phần mềm phòng, chống mã độc quản lý tập trung đã phát hiện máy tính bị lây nhiễm mã độc và xử lý hơn 588.440 mã độc. Ðồng thời, đã phân loại, xác định, phê duyệt đề xuất cấp độ ATTT cho 12 hệ thống thông tin (7 hệ thống cấp độ 3 và 5 hệ thống cấp độ 2) cũng như triển khai các thiết bị bảo mật nhằm đảm bảo ATTT cho hệ thống như: thiết bị tường lửa, thiết bị phòng chống DDoS (dạng tấn công làm sập website, tê liệt hệ thống mạng nội bộ), thiết bị tường lửa ứng dụng Web.

Thành viên tổ vận hành trực xuyên suốt tại Trung tâm Dữ liệu tỉnh Cà Mau để theo dõi, phát hiện các cuộc tấn công, xử lý kịp thời.

Hiện các hệ thống thông tin đặt tại Trung tâm được vận hành liên tục, xuyên suốt, chưa có sự cố nghiêm trọng xảy ra. Trung tâm Dữ liệu đã mua bổ sung trang thiết bị phần cứng, phần mềm khắc phục điểm yếu, lỗ hổng bảo mật để đáp ứng điều kiện kết nối vào hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của Bộ Công an. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã triển khai trung tâm dữ liệu dự phòng để phòng ngừa sự cố mất ATTT tại Trung tâm.

Ðể đảm bảo ATTT mạng, tỉnh còn thành lập Ðội ứng cứu ATTT mạng với 11 thành viên. Ðây là những người có chuyên môn kỹ thuật về CNTT để đảm bảo vận hành hệ thống cũng như kịp thời khắc phục sự cố ATTT.

Ông Lê Công Ðiền, chuyên viên kỹ thuật Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông, thành viên đội ứng cứu, cũng là 1 trong 5 người phụ trách trực tiếp vận hành Trung tâm, chia sẻ: “Thông thường anh em trong tổ vận hành thay nhau trực xuyên suốt, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật. Khi phát hiện một đơn vị nào đó có sự cố cần hỗ trợ của đội thì tham gia tìm hiểu thông tin, nguyên nhân dẫn đến lây nhiễm; đưa ra phương án tạm thời để ngăn chặn lây lan rộng, sau đó xây dựng phương án để khắc phục. Ðã qua, chưa có sự cố nào lớn, chủ yếu phát hiện các cuộc tấn công qua phần mềm theo dõi tại Trung tâm”.

Ông Lê Công Ðiền, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông, kiểm tra hệ thống và quản lý, theo dõi ATTT của tỉnh.

Các thành viên tổ vận hành còn tham gia quản lý hệ thống hạ tầng CNTT của tỉnh; thường xuyên theo dõi hệ thống giám sát SOC và phần mềm phòng, chống mã độc để kịp thời phát hiện, cảnh báo lỗ hổng về bảo mật mất ATTT cho tỉnh. Từ đó, đưa ra hướng khắc phục, tiến hành cập nhật các bản vá lỗi để tránh nguy cơ bị tấn công các hệ thống ở trung tâm dữ liệu. Ðồng thời, theo dõi các kênh cảnh báo của cơ quan chức năng, các tổ chức lớn về ATTT để phát hiện kịp thời nguy cơ tấn công mạng. Báo cáo định kỳ về hoạt động tiếp nhận và xử lý sự cố của tỉnh về Cục ATTT.

Nhắc lại vụ tấn công bằng vi rút mã hoá dữ liệu và đòi tiền chuộc ở một địa phương trên địa bàn tỉnh năm 2019, ông Ðiền cảnh báo: “Hình thức tấn công hiện đa dạng, nguy hiểm hơn lúc trước rất nhiều. Thủ đoạn, chiêu thức tinh vi hơn, bằng những phần mềm, hay đường link dễ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm. Do đó, khi sử dụng phải cẩn thận đề phòng để tránh những trường hợp tấn công lấy thông tin, tài khoản, đánh cắp dữ liệu. Anh em trong đội cũng không lơ là, chủ quan mà theo dõi xuyên suốt để kịp thời phát hiện, xử lý”.

Cần thêm nguồn lực

Ông Trần Quốc Chính, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, đánh giá: “Công tác đảm bảo ATTT thời gian qua tuy được đầu tư theo các văn bản quy định, một số giải pháp bảo mật đã được triển khai, như phần mềm phòng, chống mã độc; hệ thống giám sát, phát hiện và ngăn chặn xâm nhập mạng... Tuy nhiên, chỉ đạt ở mức độ cơ bản về ATTT, vẫn còn các vấn đề về bảo mật, tránh thất thoát dữ liệu của các cơ quan, đơn vị”.

Ngoài ra, nguồn nhân lực CNTT của tỉnh cũng là một trong những trở ngại lớn trong việc đảm bảo ATTT mạng. Ðược biết, tỉnh hiện chỉ có 65 công chức, viên chức chuyên trách CNTT (5 thạc sĩ, 60 đại học). Trong đó, có 58 công chức, viên chức được đào tạo chuyên ngành CNTT (chiếm 89,23%), 303 công chức, viên chức kiêm nhiệm CNTT.

“Nguồn nhân lực có trình độ về CNTT phục vụ chuyển đổi số của tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu, chưa qua đào tạo chuyên sâu. Nguồn nhân lực CNTT phụ trách quản lý, vận hành các hệ thống thông tin dùng chung được đặt tại Trung tâm dữ liệu của tỉnh còn hạn chế về số lượng, chất lượng chưa đảm bảo so với yêu cầu phục vụ chuyển đổi số tại địa phương”, ông Chính nhìn nhận.

Ông Tăng Vũ Em, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau, cho biết: “Hiện nay, nhận thức của một bộ phận người dân về sử dụng công nghệ còn hạn chế, một bộ phận còn lo lắng, đặt vấn đề tính an toàn, bảo mật thông tin cá nhân. Trong đó, ghi nhận một số phản ánh người dân, khi đăng ký thủ tục hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng thì bị lộ thông tin của đơn vị kinh doanh. Ngành chuyên môn cần xem xét để người thực hiện an tâm hơn. Ðồng thời, về nhân lực số, thực trạng hiện nay chỉ có chuyên viên kiêm nhiệm chuyển đổi số; cần cơ cấu vị trí chuyên trách, có chuyên môn để xử lý vấn đề sự cố phát sinh”.


Ðược biết, để đảm bảo ATTT mạng, Sở Thông tin và Truyền thông đã đề xuất 2 dự án trong năm 2023 với tổng đề xuất trên 30,4 tỷ đồng. Cụ thể: dự án mua sắm bổ sung tường lửa cơ sở dữ liệu và giải pháp chống thất thoát dữ liệu với kinh phí gần 6,7 tỷ đồng; dự án mua sắm triển khai hệ thống tường lửa bảo vệ các mạng LAN với tổng kinh phí hơn 23,7 tỷ đồng.


 

Hồng Nhung

 

Các nhà mạng tại Cà Mau hoàn tất cắt sóng 2G

Bắt đầu từ hôm nay, 2/9, các nhà mạng trên địa bàn tỉnh Cà Mau chính thức tắt sóng 2G theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT). Từ ngày 16/9, người dùng bắt buộc phải chuyển sang sử dụng điện thoại thông minh hoặc điện thoại bàn phím có hỗ trợ sóng 4G, 5G mới đảm bảo liên lạc được.

Doanh nghiệp đồng hành chuyển đổi số

Những năm qua, chuyển đổi số (CÐS) đã và đang trở thành xu thế tất yếu, tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của đời sống. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, CÐS không chỉ đơn thuần là việc áp dụng các công nghệ mới mà còn là quá trình tái cấu trúc, thay đổi phương thức hoạt động, tạo ra những giá trị mới.

Toàn diện phục vụ nông dân

Các phần mềm chuyển đổi số của ngành nông nghiệp tỉnh đã giúp người nông dân canh tác, nuôi trồng tốt hơn, góp phần thúc đẩy sản xuất tiên tiến, hiệu quả.

Ðảm bảo an toàn thông tin mạng

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nhất là sự bùng nổ của công nghệ thông tin toàn cầu đã cho ra đời những công cụ vô cùng tiện ích, trong đó có Internet và công nghệ liên lạc không dây. Tuy nhiên, cùng với tiện ích tuyệt vời, Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới, đều đang phải đối mặt với những mối đe doạ an ninh do công cụ này gây ra.

Chuẩn hoá dữ liệu lĩnh vực điện

Xác định chuyển đổi số là một trong những nền tảng quan trọng thúc đẩy ngành điện phát triển mạnh mẽ và bền vững, thời gian qua, ngành điện đã chủ động đầu tư, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng thực hiện đảm bảo số hoá các dịch vụ cung cấp điện cho người dân, chuẩn hoá dữ liệu khách hàng, đem đến sự tiện lợi, hài lòng trên tất cả các lĩnh vực của ngành.

Ứng dụng truyền thông sáng tạo quảng bá hình ảnh Cà Mau

Phát triển các kênh trên nền tảng mạng xã hội, công nghệ số hoá 3D, hay tổ chức các sự kiện tích hợp trực tiếp... là hình thức truyền thông mới đã được Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) ứng dụng mang lại hiệu quả tích cực nhằm đẩy mạnh quảng bá môi trường đầu tư, điểm đến du lịch, sản phẩm thương mại... Phương thức truyền thông sáng tạo này đã nhận được đánh giá cao từ công chúng, phù hợp với xu hướng nền kinh tế số.

Khám chữa bệnh bằng căn cước công dân

Ðể thuận lợi cho người dân, thời gian qua, nhiều bệnh viện, phòng khám trên địa bàn tỉnh áp dụng thực hiện việc khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng căn cước công dân (CCCD). Với tấm thẻ CCCD gọn nhẹ, giờ đây mọi thủ tục đều được tiếp nhận và tích hợp hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tra cứu và tiếp nhận thông tin trên BHYT của người dân bằng thẻ CCCD cũng dần được sử dụng rộng rãi vào hồ sơ sức khoẻ điện tử trên VNPT HIS.

Nỗ lực chuyển đổi sóng 2G cho vùng sâu

Nằm trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ tháng 9/2024, Việt Nam sẽ tắt sóng 2G. Hiện nay, các địa phương cũng như các nhà mạng trong tỉnh đang đẩy mạnh các đợt truyền thông, hỗ trợ bà con vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo nâng cấp thuê bao từ 2G sang 4G nhằm bắt nhịp cùng chủ trương lớn.

Xây dựng hệ thống y tế thông minh, tiện ích

Ðể nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, thời gian qua, Bệnh viện Ða khoa tỉnh đã tiên phong thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý và chuyên môn. Trong đó, việc ứng dụng các phần mềm quản lý, khám chữa bệnh (KCB) cho người dân đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện chất lượng và an toàn trong quá trình điều trị bệnh.

Truyền thông số mở cơ hội cho phụ nữ khởi nghiệp

Có thể nói, sự bùng nổ của mạng xã hội đã mở ra “cơ hội vàng” cho phụ nữ nông thôn khởi sự kinh doanh. Tận dụng điều này, thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong huyện Ðầm Dơi đã thực hiện nhiều biện pháp định hướng, quảng bá sản phẩm của hội viên trên môi trường mạng nhằm mở rộng thị trường, tăng sản lượng sản xuất. Bắt nhịp với chuyển đổi số cũng là lúc để phụ nữ nông thôn thay đổi nếp nghĩ, cách làm cũng như phương thức sản xuất kinh doanh, góp phần tăng hiệu quả công việc.