ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 22-9-24 09:39:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đảm bảo nguồn sữa mẹ cần thiết cho trẻ

Báo Cà Mau (CMO) Mặc dù sữa mẹ được hình thành một cách tự nhiên trong cơ thể sản phụ nhưng chúng cần được bảo vệ đúng mới có thể bảo đảm nguồn sữa cung cấp cho trẻ, phát huy hiệu quả mong muốn.

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ muốn đủ nguồn sữa để cung cấp cho việc nuôi con sau này phải lưu ý đến việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bên cạnh cần có chế độ nghỉ ngơi, làm việc, lao động hợp lý. Đây là cơ sở để có nguồn dự trữ cần thiết hỗ trợ cho người mẹ trong việc sản xuất sữa sau khi sinh.

Người mẹ nuôi con bằng sữa của chính mình khi cho con bú phải được đảm bảo đầy đủ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tinh thần thoải mái.

Thời kỳ cho con bú, người mẹ cũng phải lưu ý thực hiện đầy đủ việc ăn uống, ngủ nghỉ thoải mái, đủ giấc. Khẩu phần ăn phải cao hơn mức thường, có đủ thịt, cá, trứng, rau, đậu, hoa quả...

Các món ăn mang tính chất cổ truyền như cháo chân giò, gạo nếp, ý dĩ có tác dụng kích thích sự bài tiết sữa. Hạn chế ăn các loại gia vị như hành, tỏi, ớt... vì có thể gây nên mùi vị khó chịu trong sữa làm cho trẻ dễ bỏ bú. Đồng thời, người mẹ nên hạn chế sử dụng các loại thuốc điều trị vì chúng có thể làm giảm sự tiết sữa, thay đổi mùi vị sữa do được bài tiết qua sữa mẹ. 

Người mẹ cũng nên biết rằng, nguồn sữa được tiết theo cơ chế phản xạ, vì vậy bản thân mình phải có tinh thần thoải mái, vui vẻ, tự tin... Phải sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, làm việc, lao động một cách thích hợp. Để bảo đảm có nhiều sữa, người mẹ cần cho con bú thường xuyên, đúng cách. 

Thành phần sữa cũng có sự thay đổi theo từng giai đoạn. Sữa non được tiết ra trong vài ngày đầu sau khi sinh, có màu vàng nhạt và đặc sánh; Chúng có nhiều chất bảo vệ cơ thể của trẻ sơ sinh, chống lại tình trạng nhiễm khuẩn và dị ứng. Sữa non cũng có tác dụng nhuận trường nhẹ, giúp trẻ đào thải được phân su trong ruột, trẻ đỡ bị vàng da. Đồng thời, các yếu tố hiện diện và phát triển trong sữa non sẽ giúp bộ máy tiêu hoá của trẻ sớm được trưởng thành... Vì vậy, người mẹ nên cho trẻ bú sớm sữa non sau khi được sinh ra. 

Sữa trưởng thành được người mẹ tiết ra trong vòng 2 tuần đầu sau khi trẻ sinh ra. Số lượng sữa sẽ tăng dần và có sự thay đổi trong thành phần của sữa, sữa sẽ loãng hơn.

Trong mỗi bữa trẻ bú sữa mẹ, thành phần của sữa cũng thay đổi. Sữa tiết ra đầu tiên gọi là sữa đầu, chúng có màu trắng trong và loãng. Trẻ bú sữa đầu sẽ nhận được nhiều nước và đủ chất dinh dưỡng. Sữa ở cuối bữa bú của trẻ gọi là sữa cuối, chúng có màu trắng đục vì chứa nhiều chất béo có nhiều năng lượng giúp trẻ tăng cân tốt.

Tuyệt đối không nên cho trẻ uống nước đường, nước cam thảo hoặc các loại sữa khác vì sẽ làm trẻ bú mẹ muộn hơn, ảnh hưởng đến việc trẻ ngậm vú, làm sữa tiết kém và có thể làm trẻ bị tiêu chảy khi quá trình pha chế không hợp vệ sinh. Cũng không nên cho trẻ bú bình vì sẽ ảnh hưởng đến việc trẻ bú mẹ sau này. Nên theo dõi trẻ để phát hiện các dấu hiệu bất thường như trẻ có biểu hiện tăng cân kém dưới 500 g mỗi tháng hoặc 120 g mỗi tuần.

Ngoài ra, chú ý các dấu hiệu bất thường khác để kịp thời xử lý như trẻ không thoải mái sau các bữa bú; Các bữa bú quá ngắn hoặc quá dài; Trẻ khóc thường xuyên; Trẻ đại tiện có phân rắn... Người mẹ không có sữa cũng không nên cố vắt sữa vì sữa không xuống sau khi sinh.../.

Kim Nguyên

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu tại TP Cà Mau

Sáng nay (5/9), theo kế hoạch đã đề ra, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 có buổi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên toàn địa bàn TP Cà Mau.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.   

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.

Bệnh ung thư và gánh nặng tài chính

Ung thư không những là nỗi ám ảnh từ sự đau đớn về thể xác, tinh thần, tuổi thọ của người bệnh mà còn là gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư không nằm trong danh mục được thanh toán theo chế độ của bảo hiểm y tế hiện nay.

Không để lây lan dịch bệnh trong trường học

Hiện nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và các bệnh dù có vắc xin phòng bệnh ở trẻ nhưng có thể quay trở lại. Ðể chủ động kiểm soát các loại dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong trường học và bảo vệ sức khoẻ học sinh, trước khi bước vào năm học mới, Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Nơi ánh đèn không bao giờ tắt

Đó là Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh, nơi các y, bác sĩ, thiết bị y tế luôn trong trạng thái sẵn sàng, tất cả vì cuộc đua giành lấy sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần.