ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 2-11-24 09:20:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðảng cho ta mùa xuân

Báo Cà Mau (CMO) Trong tiết trời se lạnh ngày giáp Tết, những người cựu cán bộ cao niên tuổi Ðảng lại bồi hồi những cảm xúc thật đặc biệt. Ðối với các chú, các bác, những mùa xuân có Ðảng, có Bác Hồ thật đẹp, và càng tự hào hơn khi họ được kết nạp Ðảng ở những dấu mốc quan trọng của đất nước. Có người được kết nạp trong rừng, có người được kết nạp bí mật tại nhà dân, dù bất cứ ở nơi đâu thì đó vẫn là ký ức khó quên trong cuộc đời của những đảng viên lão thành ấy.

Huy hiệu 50 tuổi Ðảng vừa được nhận là niềm vinh dự, tự hào của người cựu binh đã ngoài 70 tuổi Nguyễn Văn Phú.

Căn nhà tường kiên cố của ông Nguyễn Văn Phú (Hai Phú) ở Ấp 18, xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, trưng bày rất nhiều ảnh Bác Hồ và ảnh Ðại tướng Võ Nguyên Giáp ở vị trí trang trọng nhất.

Nhấp một ngụm trà nóng, ông Hai Phú say sưa kể cho chúng tôi nghe những khoảnh khắc thật đặc biệt khi ông được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Ðảng lúc vừa tròn 24 tuổi. Thời điểm đó, ông tham gia vào đội du kích, nhận nhiệm vụ gài bom men theo bờ sông Cái Tàu nhằm ngăn chặn bước tiến của địch. “Ngày xưa ấp này địch đóng 2 đồn lớn, lễ kết nạp Ðảng cho tôi cùng các đồng đội được diễn ra bí mật tại một chòi lá nhỏ ven bờ đìa. Lúc đó chỉ đơn sơ Quốc kỳ, ảnh Bác nhưng vẫn rất trang nghiêm, thiêng liêng lắm, tôi tự hào đọc to lời thề với Ðảng, tới bây giờ không thể quên được giây phút đó. Chớp mắt một cái, thế mà đã hơn 50 năm rồi”, ông Hai Phú nhớ lại.

Sinh ra và lớn lên trong thời chinh chiến, nhận nhiệm vụ nguy hiểm, nhưng chính sự gan lì và lòng dũng cảm của ông đã góp phần nhóm lên ngọn lửa đấu tranh can trường của quân và dân Thới Bình để giành lại độc lập cho quê hương, đất nước. “Lập trường của tôi một lòng trung thành với Ðảng, trước sau như một; bởi, nhờ có Ðảng, nhờ có Bác mà dân ta mới được cơm no, áo ấm như hôm nay”, ông Hai Phú khẳng khái.

Mùa xuân năm nay lại thêm ấm áp và ý nghĩa hơn khi tháng 10 vừa qua ông được Ðảng và Nhà nước trao tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Ðảng. Nghỉ hưu và trở về địa phương sinh sống trên mảnh đất “chôn nhau cắt rốn”, người đảng viên cao niên ấy vẫn hăng hái tham gia vào các tổ chức đoàn thể, đóng góp sức mình để xây dựng quê hương giàu đẹp.

Còn đối với ông Nguyễn Văn Nhựt (Ba Nhựt) 82 tuổi, ở Ấp 11, xã Biển Bạch, tuy đã hơn 50 năm trôi qua nhưng ký ức tự hào ngày trở thành đảng viên Ðảng Cộng sản Việt Nam vẫn khắc sâu trong tâm trí ông.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước tại xã Phong Thạnh, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu; từ năm 18 tuổi, chàng thanh niên trẻ đã sớm giác ngộ, đi theo cách mạng. Ông Ba Nhựt kể, ngày đó gia đình ông là nơi nuôi dưỡng cán bộ nằm vùng, nhiệm vụ ông khi đó được ông nói vui là “canh cho bộ đội ngủ”, hễ thấy địch đến khám xét phải đánh động để các chiến sĩ trốn vào hầm bí mật.

Nâng niu chiếc Huy hiệu 50 năm tuổi Ðảng trên tay, ông Nguyễn Văn Nhựt không thể nào quên hành trình gian khổ nhưng hào hùng cùng đồng chí, đồng đội hiến dâng cuộc đời cho Ðảng, cho dân.

Năm 22 tuổi, ông tham gia vào Tiểu đoàn 96 thuộc Quân khu 9, nhiều năm sau đó ông có mặt khắp chiến trường các tỉnh miền Tây rồi lên miền Ðông sẵn sàng phục vụ chiến đấu. “Tôi còn nhớ, tôi được kết nạp Ðảng vào ngày 11/4/1964, lúc đó tôi còn đang hoạt động ở Vĩnh Thuận (Kiên Giang), mượn nhà dân nghèo làm địa điểm tổ chức lễ kết nạp. Ðể vượt qua những thử thách, được tổ chức ghi nhận có thể đứng vào hàng ngũ của Ðảng là một quá trình dài phấn đấu có cả máu và nước mắt”, ông Ba Nhựt bộc bạch.

Theo ông Nhựt, việc kết nạp Ðảng ngày xưa vất vả, thử thách hơn ngày nay rất nhiều. Người đảng viên ngày xưa không chỉ biết đánh giặc giỏi, mà còn phải làm tốt công tác dân vận, gương mẫu lãnh đạo chiến sĩ và đặc biệt phải gần dân để dân thương, dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Ðảng và Bác Hồ để cuộc đấu tranh đi đến hồi thắng lợi.

Sau ngày thống nhất, ông trở về địa phương với quân hàm Trung uý, tiếp tục tham gia công tác và có gần 10 năm đảm nhận chức vụ Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Biển Bạch Tân (xã Biển Bạch ngày nay). Dù ở cương vị nào, ông vẫn giữ được đạo đức trong sáng, hết lòng tận tuỵ phụng sự Tổ quốc như lời tuyên thệ trước cờ Ðảng năm xưa.

“Thấm thoát từ ngày được kết nạp Ðảng đến nay đã hơn 55 năm, cả một thời tuổi trẻ tôi cũng như đồng đội của mình chỉ biết hiến dâng cho Ðảng, cho dân. Ngày đặc biệt đó, cả cuộc đời tôi cũng không thể nào quên, trong đó có ký ức về đồng đội và những ngày chiến đấu ác liệt. Giờ về già tôi vẫn hàng ngày dõi theo sự phát triển của đất nước qua báo, đài và thấy mừng vì quê hương mình từng ngày đổi thay”, ông Nhựt xúc động./.

 

Hữu Nghĩa

 

Những nữ đại biểu dân cử vì dân

Thực hiện chiến lược về bình đẳng giới và tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong các cơ quan dân cử, những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn tạo điều kiện thuận lợi để tăng tỷ lệ nữ và nâng cao chất lượng hoạt động của các nữ đại biểu HÐND các cấp, qua đó giúp phụ nữ khẳng định vai trò, trách nhiệm của mình trong xã hội.

“Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” trong trường học

Nằm trong khuôn viên của Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Khóm 4, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, “Không gian văn hoá Hồ Chí Minh” vừa được Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Năm Căn phối hợp với các đơn vị thực hiện và xây dựng. Ðây là mô hình đầu tiên được triển khai trong khuôn viên trường học trên địa bàn tỉnh.

Sưu tầm được nhiều tư liệu, hiện vật quý

Thực hiện Kế hoạch số 96/KH-BCÐ ngày 6/8/2024 của Ban Chỉ đạo các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, Bảo tàng tỉnh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ triển lãm hiện vật liên quan đến Hiệp định Giơnevơ, Sự kiện tập kết ra Bắc và thành tựu phát triển của tỉnh. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi với ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, xung quanh công tác này.

Bạn cùng trường

Chiếc xuồng giao liên đưa tôi vào con rạch, gọi là Rạch Hàng, con rạch dẫn sâu vào rừng U Minh, để nhập trường, Trường Trung học Kháng chiến Nguyễn Văn Tố.

“Hẹn ngày trở về” - Nguồn cảm hứng với văn nghệ sĩ

Sau hơn 2 tháng phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc và bài ca vọng cổ Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024) với chủ đề “Hẹn ngày trở về”, do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức, đã nhận được 85 tác phẩm (trong đó có 61 bài ca vọng cổ và 24 ca khúc).

Tạo cơ hội để cán bộ nữ phát triển, cống hiến

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác phụ nữ: “Phụ nữ là một lực lượng lao động rất quan trọng. Các cấp lãnh đạo phải quan tâm hơn nữa về công tác phụ nữ và chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ, phát triển đảng viên và đoàn viên phụ nữ”. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, TP Cà Mau luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển quê hương.

Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng

“Thế trận lòng dân” trên không gian mạng có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. “Thế trận lòng dân” trên không gian mạng là cơ sở, tiền đề bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Ðảng, ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá.

Ðợi chờ

(Viết tặng chị Khương Kim Xuyến - Người phụ nữ miền Nam)

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Hành trình thu thập hiện vật - Những câu chuyện đẫm nước mắt

Để cầm trên tay những hiện vật, tư liệu của sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc là cả một hành trình dài với nhiều kỷ niệm xúc động của những cán bộ, nhân viên Bảo tàng tỉnh Cà Mau.