ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 3-5-25 04:44:20
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đau xót cả nhà cùng bệnh hiểm nghèo

Báo Cà Mau Khó có ai tin được, căn nhà xiêu vẹo chưa đầy 3 m2 được lợp bằng vài miếng tôn và vách lá cũ là khoảng không gian của 1 gia đình. Điều đáng nói là, cả 3 thành viên trong gia đình này đều mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo. Đó là hoàn cảnh thương tâm của gia đình anh Nguyễn Văn Huyện và chị Cao Thị Lan cùng cháu Nguyễn Trọng Nghĩa, đang cư ngụ tại ấp 11, xã Khánh Thuận, huyện U Minh.

Khó có ai tin được, căn nhà  xiêu vẹo chưa đầy 3 m2 được lợp bằng vài miếng tôn và vách lá cũ là khoảng không gian của 1 gia đình. Điều đáng nói là, cả 3 thành viên trong gia đình này đều mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo. Đó là hoàn cảnh thương tâm của gia đình anh Nguyễn Văn Huyện và chị Cao Thị Lan cùng cháu Nguyễn Trọng Nghĩa, đang cư ngụ tại ấp 11, xã Khánh Thuận,  huyện U Minh.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo, đông anh em ở ấp 14, xã Khánh Hoà, huyện U Minh, lại mang trong mình căn bệnh bẩm sinh là chân bị rút gân nên suốt thời thơ ấu của anh Nguyễn Văn Huyện (sinh năm 1968) là chuỗi ngày dài đau đớn, khó nhọc. Mặc dù không đi lại được nhưng anh Huyện vẫn cố gắng lê đôi chân của mình đến mọi nơi trong nhà để phụ giúp công việc gia đình. Năm 2006, thương cho hoàn cảnh của anh nên chính quyền địa phương cũng như anh em thân thuộc quyên góp tiền cho anh đi làm phẫu thuật. Ca phẫu thuật thành công, việc đi lại của anh cũng tốt hơn trước. Ðúng lúc này anh quen và kết hôn với chị Cao Thị Lan (sinh năm 1970).

Cái lều chưa đầy 3 mét vuông là nơi sinh sống của gia đình anh Huyện.

Cứ tưởng khi có người chia ngọt sẻ bùi thì cuộc sống của anh Huyện sẽ đỡ vất vả hơn. Ấy vậy mà khi về ở với nhau chưa được bao lâu thì chị Lan lại bị động kinh. Do nhà nghèo không có tiền lo trị thuốc thang nên bệnh tình của chị Lan ngày càng nặng hơn và đến hôm nay nếu một ngày vắng thuốc là chị Lan lại nổi cơn điên loạn, đập phá đồ đạt. Kể từ ngày chị Lan ngã bệnh, anh Huyện làm việc nhiều hơn. Chính vì vậy lần nữa đôi chân anh đau nhức, dữ dội rồi đi lại không được, chỉ đứng 1 chỗ, muốn đi lại thì phải lê như thời niên thiếu.

Ðang lúc đau buồn tột độ, anh Huyện nhận được tin vui là chị Lan đã mang thai được hơn 5 tháng. Ngày chị Lan sinh con, cả nhà vui mừng như được an ủi phần nào vì đó là 1 cháu trai khôi ngô, bụ bẫm. Thương con, anh và chị lao động nhiều hơn, nhà không có đất sản xuất nên hằng ngày chị Lan đi xin củi ở những khu rừng lân cận sau khai thác về cho anh Huyện hầm than. Cứ tưởng cuộc đời anh chị khổ đến cỡ đó là cùng nhưng nào ngờ đâu khi cháu Nguyễn Trọng Nghĩa (con của anh chị) đã lên 5 tuổi mà vẫn không đi lại được, nói chuyện cũng ít hơn những đứa trẻ cùng tuổi trong xóm.

Anh Huyện nhớ lại: “Lúc đó nhờ có tiền ủng hộ của anh em nên vợ chồng tôi chở cháu lên Bệnh viện Nhi đồng 1 để khám thì các bác sĩ ở đây cho biết cháu bị di chứng của cha. Muốn cháu đi lại bình thường cần phải nhập viện để điều trị bằng vật lý trị liệu. Không có tiền nên vợ chồng tôi đành mang con về nhà chấp nhận bệnh tật”.
Rồi cũng kể từ ngày ấy, vì muốn kiếm tiền trị bệnh cho con nên anh Huyện, Chị Lan đã phiêu bạc khắp nơi, ở đâu có người ta cho củi là anh chị chèo chiếc xuồng không lành chở theo đồ đạc đến đó mượn đất, dựng lều ở đậu để đốn củi hầm than. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng với bệnh tình của chị Lan thì góc củi hầm 3 ngày mới được 1 mẻ than, 1 mẻ thường được 5-6 bao than, bán được hơn 300.000 đồng. Chừng ấy chỉ đủ tiền mua gạo và thuốc thang cho cả 3 người bệnh trong nhà, chứ đâu có dư mà trị bệnh cho cháu Nghĩa. Khi thời tiết chuyển mùa thì bệnh của 3 thành viên trong gia đình càng trở nên nặng hơn.

Anh Huyện cho biết: “Thời tiết lạnh, vợ tôi phải uống thuốc nhiều hơn nếu không là lên cơn, còn 2 cái chân tôi đau nhức không thể nào tả nổi, đứa con cũng vậy, chắc nó cũng nhức nên thường khóc đêm lắm. Mình đau nhưng thấy vợ con lại càng đau hơn. Những ngày này, thấy người ta chăm lo đón Tết mình cũng tủi, bởi từ trước đến nay chưa năm nào tôi có một cái Tết đúng nghĩa”.

Trước hoàn cảnh thương tâm của gia đình anh Huyện, chính quyền địa phương cũng đã tạo điều kiện cho 3 thành viên trong gia đình hưởng trợ cấp xã hội, mỗi tháng cả 3 người được hỗ trợ hơn 1 triệu đồng. Chừng ấy cũng chỉ đủ cho gia đình anh Huyện trang trải thuốc thang, cơm gạo hằng ngày chứ đâu đủ để cứu lấy đời cháu Nghĩa. Chính vì thế, gia đình anh Huyện rất cần sự trợ giúp của các nhà hảo tâm để anh có điều kiện chữa trị cho cháu Nghĩa, bởi cháu Nghĩa chính là niềm tin và là niềm hy vọng lớn nhất của gia đình anh.

Ông Nguyễn Văn Hiền, ở ấp 11, xã Khánh Thuận, người hiện cho anh Huyện mượn đất sinh sống, nói: “Nhìn hoàn cảnh của anh Huyện mà tôi đau xót, nhưng bản thân cũng khó khăn nên không giúp anh nhiều. Nhiều bữa nhìn thấy gia đình anh ăn cơm với ốc kho mà tôi rơi nước mắt. Tôi rất mong cộng đồng hãy mở rộng vòng tay nhân ái để cứu vớt gia đình anh”./.

Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ: Tổ Từ thiện - Xã hội Báo Cà Mau.
ĐT: 0780.3831066, DĐ: 0913616598, gặp anh Thanh Quang.
Tài khoản Quỹ từ thiện Báo Cà Mau:
- Tên đơn vị: Báo Cà Mau
- Số tài khoản: 10201-000205255-9
- Mở tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cà Mau.
 

Bài và ảnh: Trần Thể
 

Trung tâm Bảo đảm Kỹ thuật – Hậu cần trao tặng 100 bình lọc nước cho người dân

Ngày 29/4, tại xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, Trung tâm Bảo đảm Kỹ thuật - Hậu cần, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức trao tặng 100 bình lọc nước cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tận tâm vì chị em

Với vai trò và tinh thần trách nhiệm, đặc biệt là bằng tấm lòng, nhiều cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) của TP Cà Mau đã tận tâm cống hiến cho công tác hội, vì sự phát triển của phụ nữ, cũng như tích cực các hoạt động an sinh xã hội, hướng đến chăm lo cho phụ nữ hoàn cảnh khó khăn.

Lan toả yêu thương

Nhằm chia sẻ yêu thương đến các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau phối hợp Bệnh viện Tim Tâm Đức TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình “Lan toả yêu thương” tại xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình vào ngày 25/4.

“Bữa sáng 0 đồng” ấm tình giáo xứ

Người lao động nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn tại xã Tắc Vân (TP Cà Mau) như được tiếp sức cho một ngày làm việc cực nhọc với bữa ăn sáng ngon miệng do Giáo xứ Tắc Vân phục vụ.

Tiếp nối truyền thống tự hào Đài Tiếng nói Nam Bộ Kháng chiến

Tri ân vùng đất từng cưu mang, đùm bọc Đài Tiếng nói Nam Bộ Kháng chiến và chia sẻ với những hoàn cảnh còn khó khăn của các gia đình chính sách, hộ nghèo, các em học sinh vượt khó tại địa phương, đồng thời hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 80 năm ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam (7/9/1945-7/9/2025), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) khu vực đồng bằng sông Cửu Long phối hợp cùng UBND huyện Thới Bình tổ chức các hoạt động về nguồn, tặng quà, khám bệnh cấp phát thuốc miễn phí cho đối tượng khó khăn tại xã Tân Bằng, huyện Thới Bình.

Bàn giao cầu "Nghĩa tình quân dân 14"

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày GIải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ ngày 19-20/4, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa.

Ðền ơn đáp nghĩa là nhiệm vụ chính trị

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều hoạt động được tổ chức trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Các hoạt động này không chỉ nhằm ôn lại lịch sử mà còn phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững bước trên con đường phát triển.

Thầm lặng nghề công tác xã hội

Công việc nhiều hơn, đối tượng yếu thế tăng lên, nhưng nguồn lực làm công tác xã hội (CTXH) vẫn chưa đảm bảo, nhất là nhân lực kế thừa.

Trao tình thương, tiếp thêm nghị lực

Ðược triển khai từ năm 2024, mô hình “Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ bảo hiểm y tế tặng hội viên nghèo” của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6, TP Cà Mau, không chỉ giúp chị em có điều kiện khám chữa bệnh, mà qua đó còn góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi của hội viên phụ nữ và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế (BHYT).

Ðổi thay rõ nét diện mạo vùng đồng bào dân tộc

Bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo, cho biết: "Giai đoạn từ năm 2021 đến nay, hầu hết các nội dung chính sách dân tộc đều đã được tích hợp vào Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Với 10 dự án, 14 tiểu dự án và 36 nội dung thành phần, chương trình này được xem là chính sách tổng thể, tác động toàn diện đến mọi mặt đời sống, xã hội của đồng bào DTTS, trong đó có đồng bào dân tộc Khmer".