ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-10-24 14:37:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

"Dạy chữ, dạy người, dạy nghề" trong đổi mới giáo dục

Báo Cà Mau Hiện nay, học sinh đang phải học quá nhiều chữ, do vậy, chẳng còn thời gian để học làm người, chưa nói thời gian để học nghề, hướng nghiệp. Có người cho rằng, một số bộ môn có bỏ đi khoảng 30% kiến thức cũng không ảnh hưởng gì. Trong chương trình hiện hành, có những phần kiến thức hoàn toàn không để làm gì, nhưng thầy vẫn phải dạy, trò vẫn phải học, vừa lãng phí thời gian, công sức, vừa mang tính hình thức.

Hiện nay, học sinh đang phải học quá nhiều chữ, do vậy, chẳng còn thời gian để học làm người, chưa nói thời gian để học nghề, hướng nghiệp. Có người cho rằng, một số bộ môn có bỏ đi khoảng 30% kiến thức cũng không ảnh hưởng gì. Trong chương trình hiện hành, có những phần kiến thức hoàn toàn không để làm gì, nhưng thầy vẫn phải dạy, trò vẫn phải học, vừa lãng phí thời gian, công sức, vừa mang tính hình thức.

Chương trình chưa phù hợp

Không những thế, chương trình - sách giáo khoa được biên soạn còn chưa cân đối giữa “dạy chữ” với “dạy người” và "dạy nghề", giữa lý thuyết và thực hành, giữa dung lượng kiến thức, kỹ năng và thời lượng thực hiện của một số môn học. Một số nội dung chưa thực sự cơ bản, khối lượng kiến thức nhiều, dẫn đến sự “quá tải”. Nhiều nội dung trong một số môn học yêu cầu cao hơn khả năng tiếp thu trung bình của học sinh. Về phương thức dạy học, chương trình chưa phân phối hợp lý giữa thời gian học trên lớp với thời gian hoạt động ngoại khoá như tham quan thực tế, tự học.

Cô, trò Trường THCS Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân trong giờ học ngoại khoá.  Ảnh: XUÂN HỒNG

Môn Giáo dục công dân (GDCD) trong nhà trường hiện nay phải gánh trọng trách rất lớn là “dạy người”, đó là giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách, ý thức công dân... Không chỉ riêng nội dung chính thức mà nhiều nội dung giáo dục khác nhau cũng "bị giao" cho môn GDCD để “tích hợp”, trong khi lại có quá nhiều bất cập như quan niệm coi nhẹ môn học này của cả thầy và trò, sự ít quan tâm của nhà quản lý, đội ngũ giáo viên chuyên trách thiếu, thời lượng môn học và sự đầu tư thiết bị dạy học cho bộ môn này quá ít...

Bên cạnh đó, trong một số sách giáo khoa của các bộ môn còn có sự trùng lặp về nội dung; một số sự kiện, số liệu thiếu nhất quán giữa các lớp trong cùng một môn học và giữa một số môn học. Dung lượng một số bài chưa phù hợp với thời lượng dạy học. Kiến thức ở một số cuốn sách giáo khoa tái bản nhưng vẫn chưa cập nhật với thực tế đã thay đổi. Một số nội dung, bài tập có độ khó, phức tạp cao hơn so với yêu cầu của chương trình. Sách giáo khoa chưa cung cấp các kiến thức đặc thù về địa phương, vùng miền, dân tộc để lựa chọn dạy học cho phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau. Kiến thức trong sách giáo khoa một số môn bị phân khúc, tách rời, ngắt quãng, thiếu tính liên thông...

Từ thực tiễn đó, muốn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, muốn bảo đảm sự cân đối giữa “dạy chữ” với “dạy người” và "dạy nghề", trước hết phải tập trung vào đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo và sách giáo khoa của hệ thống giáo dục phổ thông, xem đó là những nhiệm vụ đầu tiên.

Bắt đầu từ nhân lực

Ðể có những thầy giáo, cô giáo “vừa hồng vừa chuyên”, ít nhất phải thực hiện đồng bộ một số vấn đề chủ yếu sau đây: Ðổi mới hệ thống các trường sư phạm trong cả nước, tập trung đầu tư cho các trường đại học, cao đẳng sư phạm trọng điểm, bao gồm quy hoạch lại mạng lưới hợp lý, đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường đội ngũ giáo viên giỏi. Có cơ chế chính sách trong việc tuyển chọn học sinh giỏi vào học ở các trường sư phạm và chính sách sử dụng đãi ngộ sau khi tốt nghiệp ra trường để họ an tâm công tác, sẵn sàng đi làm nhiệm vụ “trồng người” ở bất cứ nơi đâu.

Thầy, cô giáo phải thực sự là tấm gương về năng lực và đạo đức để học sinh noi theo. Ðiều đó đòi hỏi thầy, cô giáo phải cập nhật kiến thức để truyền đạt cho học sinh, tự rèn luyện về phẩm chất, luôn gương mẫu và tâm huyết với nghề nghiệp.

Chương trình sách giáo khoa mới cần bám sát điều kiện thực tiễn của đất nước. Một mặt bảo đảm thống nhất toàn quốc về mục tiêu, nội dung cốt lõi và mức độ yêu cầu tối thiểu; mặt khác, phải phù hợp với năng lực tiếp thu trung bình của học sinh, nhất là học sinh dân tộc thiểu số và học sinh ở các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đồng thời tạo điều kiện để các địa phương, cơ sở giáo dục lựa chọn dạy bổ sung, nâng cao những kiến thức cần thiết phù hợp đối với các đối tượng học sinh khác nhau.

Quan trọng nhất của việc xây dựng chương trình - sách giáo khoa mới là phải trả lời thấu đáo câu hỏi học để làm gì. Với cấp tiểu học, câu trả lời đơn giản là học để lên cấp THCS vì đây thuộc bậc học phổ cập. Với cấp THCS, câu trả lời là để học tiếp lên THPT và học nghề. Với cấp THPT, học để có thể học tiếp bậc đại học, hoặc có thể học luôn nghề kỹ thuật, hoặc nghề giản đơn. Và chương trình phải thiết kế cho phù hợp với mục tiêu ấy.

Hãy giảm bớt thời lượng kiến thức khoa học và thêm vào chương trình giáo dục ở bậc học dưới, cấp học dưới những bài học về văn hoá truyền thống, dạy học sinh những bài học về tâm hồn Việt Nam, về nhân cách, những kỹ năng ứng xử cần thiết trong xã hội mới.

Bên cạnh việc “dạy chữ”, “dạy người”, “dạy nghề”, chúng ta cũng rất cần coi trọng và quan tâm “dạy ngoại ngữ” và “dạy tin học”, nhưng lồng ghép dạy ngoại ngữ vào "dạy chữ" và dạy tin học vào "dạy nghề" với tỷ trọng ưu tiên. Như vậy là chúng ta cần thực hiện tốt 3 dạy: “dạy chữ”, “dạy người” và “dạy nghề”. Có như vậy, sau khi tốt nghiệp THPT, các em có được một nghề để bước vào cuộc sống tự lập; đối với các em vào đại học, có thể nghe thầy giảng bài một số môn học bằng tiếng Anh. Làm được điều đó chắc chắn ngành giáo dục nước ta sẽ hội nhập với khu vực và thế giới, đồng thời các em có chỗ đứng vững chắc trong xã hội để tiếp tục vươn lên.

Nếu đặt mục tiêu của môn học GDCD là “dạy người”, trang bị cho học sinh những hiểu biết, kỹ năng để trở thành một công dân thì nên cụ thể hoá mục tiêu đó. Môn GDCD cần bỏ những nội dung hàn lâm, xa vời, khó hiểu. Cách dạy không phải là truyền lại, đọc lại những bài học lý thuyết mà chủ yếu thông qua hoạt động, thông qua việc tổ chức thảo luận, diễn đàn, những trải nghiệm để dạy cho học sinh những tri thức, kỹ năng cơ bản nhất, cần thiết, gần gũi nhất. Chẳng hạn như dạy học sinh biết lao động, nhất là những lao động giản đơn, tự phục vụ bản thân; dạy cách ứng xử đối với người thân, thầy cô, bạn bè và trong cộng đồng nói chung; dạy ý thức chia sẻ trước những biến cố xảy ra trong cộng đồng sống xung quanh; dạy đối diện với những vấn đề lứa tuổi đang gặp phải như chọn nghề, chọn bạn, vấn đề giới tính, cách vượt qua những cú sốc về tinh thần...

Chúng ta đề cao việc đào tạo toàn diện. Nhưng cha ông ta từ xa xưa đã nói nhất nghệ tinh, nhất thân vinh, nên việc bắt các em học dàn đều rồi mỗi thứ biết một chút nhưng thực ra không nắm được gì cả thì hiệu quả thu được sẽ chỉ là con số không. Với cách học đó, học sinh trung học đều không bị quá tải, vì được học sâu những môn ưa thích và không phải học quá kỹ nhiều thứ mà sau này chẳng bao giờ cần đến…

Quang Viễn

Không cấp thiết, nhưng làm được thì tốt

Những ý kiến khác nhau về đề xuất miễn học phí cho con giáo viên từ bậc mầm non đến đại học trong dự thảo Luật Nhà giáo sắp được đệ trình Quốc hội, chưa bàn chuyện nên hay không, nhưng rõ ràng đã nêu bật lên 3 tín hiệu tích cực.

Chắp cánh tài năng học đường

Với mục tiêu hướng đến sự phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, các câu lạc bộ (CLB) ở trường THPT thực sự là chiếc cầu nối đánh thức, phát huy những tiềm năng năng khiếu của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Ðồng hành cùng học sinh nghèo

Chương trình Học bổng Hoà bình - The Corea Peace3000 (Chương trình) là chương trình hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Từ chương trình này, Tổ chức The Corea Peace3000 (Hàn Quốc) thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ học sinh nghèo, từ việc cung cấp học bổng cho đến các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng để nâng cao nhận thức và kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng.

”Người mẹ hiền” ở Trường Mầm non Thạnh Phú

“Hằng ngày, nhìn những gương mặt ngây thơ với ánh mắt trong veo của các cháu mà nghe lòng mình ấm áp lạ thường. Dù trong cuộc sống có bao nhiêu lo âu, muộn phiền nhưng khi bước chân vào lớp là niềm vui lại ùa về", đó là lời tâm tình của cô giáo đã 56 tuổi đời, 38 tuổi nghề, chỉ vài ngày nữa cô sẽ từ giã mái trường thân yêu theo chế độ hưu trí.

Nét đẹp nơi cổng trường

Nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường, tạo nét đẹp hoá khi tham gia giao thông, các trường học trên địa bàn huyện Phú Tân đồng loạt thực hiện hiệu quả nhiều quy định của ngành.

Chạy đà ôn thi tốt nghiệp THPT

Mặc dù mới bắt đầu năm học 2024-2025 nhưng các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã có những bước chạy đà với việc xây dựng kế hoạch học tập và ôn luyện ngay những tuần học đầu tiên, nhằm tạo thế chủ động cho học sinh (HS). Bởi, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới.

Kiểm tra các trường học trên địa bàn TP Cà Mau

Sáng nay (1/10), đoàn kiểm tra của Phòng Giáo dục – Đào tạo TP Cà Mau kiểm tra các công trình phần việc trọng tâm năm học 2024-2025 một số điểm trường trên địa bàn TP Cà Mau.

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.