ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 14:31:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ trong trường học

Báo Cà Mau Tính đến hết tháng 8/2016, hầu hết các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Cà Mau đều tăng so với cùng kỳ năm 2015 như: tiêu chảy, tay - chân - miệng, sốt xuất huyết, viêm gan vi-rút…

Tính đến hết tháng 8/2016, hầu hết các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Cà Mau đều tăng so với cùng kỳ năm 2015 như: tiêu chảy, tay - chân - miệng, sốt xuất huyết, viêm gan vi-rút…

Trước diễn biến phức tạp, ngành y tế không ngừng thực hiện các biện pháp phòng, chống, đặc biệt là đẩy mạnh công tác truyền thông. Trong đó, sự phối hợp giữa ngành y tế và giáo dục là rất quan trọng.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Dân, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau, nhận định: “Trường học có lợi thế lớn là đội ngũ học sinh đông đảo. Mỗi em sẽ là một tuyên truyền viên tích cực, bản thân các em tự giác thực hiện, tuyên truyền cho cha mẹ, người nhà thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, khi đó việc tuyên truyền và phòng bệnh sẽ đạt hiệu quả hơn”.

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng là biện pháp phòng bệnh đơn giản, hiệu quả. (Ảnh chụp tại Trường Mẫu giáo Hoạ Mi, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước).

Chính vì vậy, Phòng GD&ÐT huyện Cái Nước chủ động phối hợp với ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng bệnh nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan trong trường học. Ðặc biệt là các trường mầm non, mẫu giáo, bởi đối tượng dễ mắc bệnh chủ yếu là trẻ em và trường học là nơi mầm bệnh dễ lây lan.

Theo thống kê, toàn huyện Cái Nước hiện có 11 trường mầm non, mẫu giáo với 4.264 trẻ đang theo học. Ðể phòng, chống dịch bệnh trong trường học đạt hiệu quả, như hằng năm, ngay từ đầu năm học mới, Phòng GD&ÐT huyện Cái Nước đã chủ động phối kết hợp với ngành y tế huyện thực hiện đồng loạt nhiều giải pháp.

Cô Lê Thị Ngọc Vĩnh, chuyên viên phụ trách bậc học mầm non, thông tin: "Ðể chuẩn bị tốt năm học và đảm bảo sức khoẻ cho trẻ một cách tốt nhất, vào đầu tháng 8, Phòng GD&ÐT phối hợp với Trung tâm Y tế  huyện tổ chức lớp tập huấn về các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay - chân - miệng cho giáo viên; triển khai phun hoá chất phòng bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, Ban Giám hiệu trường chỉ đạo giáo viên, nhân viên thường xuyên tẩy rửa đồ dùng, đồ chơi bằng cloramin B hằng tuần. Tổ chức khám sức khoẻ cho trẻ 2 lần/năm, theo dõi sức khoẻ của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng. Qua đó, kịp thời phát hiện trẻ mắc bệnh để có biện pháp ngăn ngừa, tránh lây lan cho trẻ khác".

Ðồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các bậc phụ huynh học sinh nâng cao ý thức thực hiện vệ sinh cá nhân cho trẻ qua các buổi họp, góc tuyên truyền, tranh ảnh tại trường. Tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, khai thông cống rãnh… để huy động sự tham gia của phụ huynh và cộng đồng trong việc phòng bệnh. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát không để dịch bệnh xảy ra trong trường học. Ðây được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục huyện.

Cô Trần Vũ Trúc Hà, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Hoạ Mi, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, cho biết: "Năm học 2016, trường tiếp nhận dạy và quản lý 210 cháu ở 3 lớp mầm, chồi, lá. Nhà trường thường xuyên kết hợp với trạm y tế xã để theo dõi sức khoẻ, tình hình dịch bệnh, dùng thuốc cloramin B lau phòng lớp, bàn ghế và tất cả đồ chơi của trẻ. Thường xuyên hướng dẫn và cho trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, đây được xem là biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả cho trẻ. Chính vì vậy, trong những năm qua trường chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh tay - chân - miệng".

Trên thực tế, tỷ lệ người dân rửa tay thường xuyên với xà phòng còn rất thấp, kể cả các cơ sở y tế. Theo thống kê, tại Việt Nam chỉ 23% người dân có thói quen rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, 36% rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh.

Với mục đích góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của Nhân dân trong việc bảo vệ sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, vừa qua, Bộ Y tế đã phát động chiến dịch truyền thông “Hành trình 10 triệu bàn tay sạch”. Chiến dịch được tổ chức nhằm hưởng ứng phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khoẻ Nhân dân, với thông điệp giữ đôi bàn tay sạch vì thế hệ tương lai, khuyến cáo Nhân dân thường xuyên rửa tay với xà phòng hằng ngày, nhất là các thời điểm quan trọng nhằm bảo vệ sức khoẻ cho chính mình và những người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ chưa có ý thức tự bảo vệ mình.

Từ đó có thể giảm từ 1-10% tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi nếu cha mẹ thường xuyên rửa tay cho trẻ với xà phòng. Ðồng thời, việc thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sẽ giúp phòng, chống các bệnh tay - chân - miệng, cúm, viêm đường hô hấp cấp, đau mắt đỏ, tiêu chảy và nhiều bệnh truyền nhiễm khác.

Vì vậy, để bảo đảm sức khoẻ cho học sinh, ngoài việc chủ động phối hợp với ngành y tế, các điểm trường cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ trong trường học, hướng dẫn các em thực hiện tốt khâu vệ sinh cá nhân để phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

Công tác phòng, chống dịch thực sự phát huy hiệu quả nếu có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa ngành y tế và giáo dục. Ðể tiếp tục duy trì công tác phối hợp này, góp phần ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trên địa bàn, các ngành có liên quan cần tích cực tham gia thực hiện và đề ra hoạt động đi vào chiều sâu. Tuyên truyền phổ biến rộng rãi và huy động cộng đồng cùng tham gia thực hiện phương pháp rửa tay bằng xà phòng để phòng bệnh dịch. Một biện pháp đơn giản, hiệu quả, ít tốn kém và ai cũng có thể làm được./.

Bài và ảnh: Mai Thanh

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu tại TP Cà Mau

Sáng nay (5/9), theo kế hoạch đã đề ra, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 có buổi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên toàn địa bàn TP Cà Mau.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.   

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.

Bệnh ung thư và gánh nặng tài chính

Ung thư không những là nỗi ám ảnh từ sự đau đớn về thể xác, tinh thần, tuổi thọ của người bệnh mà còn là gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư không nằm trong danh mục được thanh toán theo chế độ của bảo hiểm y tế hiện nay.

Không để lây lan dịch bệnh trong trường học

Hiện nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và các bệnh dù có vắc xin phòng bệnh ở trẻ nhưng có thể quay trở lại. Ðể chủ động kiểm soát các loại dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong trường học và bảo vệ sức khoẻ học sinh, trước khi bước vào năm học mới, Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Nơi ánh đèn không bao giờ tắt

Đó là Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh, nơi các y, bác sĩ, thiết bị y tế luôn trong trạng thái sẵn sàng, tất cả vì cuộc đua giành lấy sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần.