ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 03:26:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử bán hàng xuyên quốc gia

Báo Cà Mau (CMO) Ngày 14/8, Sở Công thương phối hợp với Học viện Chuyển đổi số IM Group (thành viên của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam) tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn đào tạo doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng bán hàng xuyên biên giới cho đại diện của gần 60 doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Ông Dương Vũ Nam, Phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Cà Mau, thông tin về hoạt động đào tạo, tập huấn kỹ năng về thương mại điện tử của tỉnh để góp phần cập nhật thêm các kiến thức, kỹ năng cơ bản kinh doanh số.

Với chủ đề "Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử bán hàng xuyên quốc gia", các chuyên gia đến từ IM Group phổ biến một số quy định trong lĩnh vực thương mại điện tử. Đồng thời, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, cách thức xây dựng và phát triển hệ thống bán hàng trực tuyến toàn cầu, từ việc thiết kế website; quảng cáo trực tuyến; xây dựng hình ảnh thương hiệu cho đến xử lý thanh toán và giao hàng; tiếp thị đa kênh hiệu quả trên thương mại điện tử. 

Ông Nguyễn Minh Đức, Phó tổng thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ IM Group, giới thiệu các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực thương mại điện tử, bao gồm: AI ChatGPT để tự động và đơn giản hoá quy trình xây dựng hệ thống thương mại điện tử, xây dựng nội dung quảng cáo trực tuyến; phát triển kênh Tiktok để tiếp cận khách hàng; sản xuất video ngắn bằng điện thoại trên mạng xã hội… để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về người tiêu dùng và tối ưu hoá chiến lược kinh doanh.

Ông Nguyễn Minh Đức, Phó tổng thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ IM Group, giới thiệu các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực thương mại điện tử đến đại diện các doanh nghiệp, HTX, cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Cà Mau. 

Đây là dịp để các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh từng bước tiếp cận, ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào phát triển hoạt động kinh doanh trực tuyến; nắm bắt được các kỹ năng thực hành đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội... từ đó, quảng bá và giới thiệu rộng rãi sản phẩm đến khách hàng trong và ngoài nước.

Ngoài hội nghị tập huấn dành cho đối tượng doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, từ 15-16/8, Sở Công thương còn mở 2 lớp hướng dẫn kỹ năng bán hàng online, cách nhận biết, cảnh giác các phương thức lừa đảo trên môi trường mạng dành cho phụ nữ và cập nhật các kiến thức, kỹ năng thương mại điện tử cho lực lượng đoàn viên, thanh niên, sinh viên làm thêm có thu nhập./. 

 

Hồng Nhung 

Các nhà mạng tại Cà Mau hoàn tất cắt sóng 2G

Bắt đầu từ hôm nay, 2/9, các nhà mạng trên địa bàn tỉnh Cà Mau chính thức tắt sóng 2G theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT). Từ ngày 16/9, người dùng bắt buộc phải chuyển sang sử dụng điện thoại thông minh hoặc điện thoại bàn phím có hỗ trợ sóng 4G, 5G mới đảm bảo liên lạc được.

Doanh nghiệp đồng hành chuyển đổi số

Những năm qua, chuyển đổi số (CÐS) đã và đang trở thành xu thế tất yếu, tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của đời sống. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, CÐS không chỉ đơn thuần là việc áp dụng các công nghệ mới mà còn là quá trình tái cấu trúc, thay đổi phương thức hoạt động, tạo ra những giá trị mới.

Toàn diện phục vụ nông dân

Các phần mềm chuyển đổi số của ngành nông nghiệp tỉnh đã giúp người nông dân canh tác, nuôi trồng tốt hơn, góp phần thúc đẩy sản xuất tiên tiến, hiệu quả.

Ðảm bảo an toàn thông tin mạng

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nhất là sự bùng nổ của công nghệ thông tin toàn cầu đã cho ra đời những công cụ vô cùng tiện ích, trong đó có Internet và công nghệ liên lạc không dây. Tuy nhiên, cùng với tiện ích tuyệt vời, Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới, đều đang phải đối mặt với những mối đe doạ an ninh do công cụ này gây ra.

Chuẩn hoá dữ liệu lĩnh vực điện

Xác định chuyển đổi số là một trong những nền tảng quan trọng thúc đẩy ngành điện phát triển mạnh mẽ và bền vững, thời gian qua, ngành điện đã chủ động đầu tư, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng thực hiện đảm bảo số hoá các dịch vụ cung cấp điện cho người dân, chuẩn hoá dữ liệu khách hàng, đem đến sự tiện lợi, hài lòng trên tất cả các lĩnh vực của ngành.

Ứng dụng truyền thông sáng tạo quảng bá hình ảnh Cà Mau

Phát triển các kênh trên nền tảng mạng xã hội, công nghệ số hoá 3D, hay tổ chức các sự kiện tích hợp trực tiếp... là hình thức truyền thông mới đã được Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) ứng dụng mang lại hiệu quả tích cực nhằm đẩy mạnh quảng bá môi trường đầu tư, điểm đến du lịch, sản phẩm thương mại... Phương thức truyền thông sáng tạo này đã nhận được đánh giá cao từ công chúng, phù hợp với xu hướng nền kinh tế số.

Khám chữa bệnh bằng căn cước công dân

Ðể thuận lợi cho người dân, thời gian qua, nhiều bệnh viện, phòng khám trên địa bàn tỉnh áp dụng thực hiện việc khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng căn cước công dân (CCCD). Với tấm thẻ CCCD gọn nhẹ, giờ đây mọi thủ tục đều được tiếp nhận và tích hợp hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tra cứu và tiếp nhận thông tin trên BHYT của người dân bằng thẻ CCCD cũng dần được sử dụng rộng rãi vào hồ sơ sức khoẻ điện tử trên VNPT HIS.

Nỗ lực chuyển đổi sóng 2G cho vùng sâu

Nằm trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ tháng 9/2024, Việt Nam sẽ tắt sóng 2G. Hiện nay, các địa phương cũng như các nhà mạng trong tỉnh đang đẩy mạnh các đợt truyền thông, hỗ trợ bà con vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo nâng cấp thuê bao từ 2G sang 4G nhằm bắt nhịp cùng chủ trương lớn.

Xây dựng hệ thống y tế thông minh, tiện ích

Ðể nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, thời gian qua, Bệnh viện Ða khoa tỉnh đã tiên phong thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý và chuyên môn. Trong đó, việc ứng dụng các phần mềm quản lý, khám chữa bệnh (KCB) cho người dân đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện chất lượng và an toàn trong quá trình điều trị bệnh.

Truyền thông số mở cơ hội cho phụ nữ khởi nghiệp

Có thể nói, sự bùng nổ của mạng xã hội đã mở ra “cơ hội vàng” cho phụ nữ nông thôn khởi sự kinh doanh. Tận dụng điều này, thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong huyện Ðầm Dơi đã thực hiện nhiều biện pháp định hướng, quảng bá sản phẩm của hội viên trên môi trường mạng nhằm mở rộng thị trường, tăng sản lượng sản xuất. Bắt nhịp với chuyển đổi số cũng là lúc để phụ nữ nông thôn thay đổi nếp nghĩ, cách làm cũng như phương thức sản xuất kinh doanh, góp phần tăng hiệu quả công việc.