ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 30-10-24 17:17:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dạy thêm, học thêm: Cần nhìn thẳng, hiểu đúng

Báo Cà Mau Hiện nay, việc dạy thêm, học thêm được quản lý bằng Thông tư 17/2012/TT-BGDÐT ngày 16/5/2012 (Thông tư 17). Vừa qua, Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) đã công bố Dự thảo thông tư (Dự thảo) về dạy thêm và học thêm để lấy ý kiến góp ý, trong đó nêu ra nhiều điểm mới, thu hút sự quan tâm của công chức, giáo viên ngành giáo dục và cả phụ huynh.

Là một trong những giáo viên có kinh nghiệm lâu năm đứng trên bục giảng và đã tham gia dạy tại trung tâm dạy thêm ngoài nhà trường, Nhà giáo Ưu tú Mai Giang Nam, giáo viên Trường THCS Phan Ngọc Hiển (thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi), chia sẻ quan điểm: “Sự thay đổi này xuất phát từ tình hình thực tế và nhu cầu của xã hội, đồng thời căn cứ theo luật hiện hành và chặt chẽ hơn. Khác biệt lớn nhất trong Dự thảo là về quy trình dạy thêm trong nhà trường, theo đó tổ chuyên môn sẽ lên kế hoạch dạy thêm, trình ban giám hiệu nhà trường duyệt, sau đó học sinh sẽ đăng ký, lập danh sách. Cùng với đó, đối với hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường, Dự thảo quy định giáo viên được dạy học sinh mình với điều kiện phải lập danh sách học sinh và để hiệu trưởng quản lý. Cách làm này sẽ phù hợp hơn trong việc giáo viên đánh giá năng lực học sinh của mình và có kế hoạch giảng dạy phù hợp”.

Ông Trần Thanh Văn, Phó trưởng phòng GD&ÐT huyện Ðầm Dơi, chia sẻ: “Dự thảo thông tư lần này cho thấy được sự cởi mở hơn của Bộ GD&ÐT trong việc dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, việc thực hiện phải thật chặt chẽ, cần có sự chung tay của toàn xã hội cùng giám sát và đánh giá. Theo tôi, điều quan trọng là ý thức của đội ngũ giáo viên phải nhìn nhận đúng về việc dạy thêm, học thêm. Thời gian qua, trên địa bàn huyện, đội ngũ thầy cô giáo có tham gia giảng dạy tại trung tâm dạy thêm ngoài nhà trường và bồi dưỡng học sinh giỏi đều làm rất tốt, nhận được sự tin tưởng của phụ huynh mặc dù thù lao không nhiều”.

Nếu Dự thảo được thông qua thì cấp tiểu học sẽ không tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường, vì cấp học này học 2 buổi/ngày. (Ảnh minh hoạ).Nếu Dự thảo được thông qua thì cấp tiểu học sẽ không tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường, vì cấp học này học 2 buổi/ngày. (Ảnh minh hoạ).

Thực tế cho thấy, thời gian qua, việc học thêm, dạy thêm đã có những tiêu cực xảy ra, gây bức xúc trong dư luận, ví dụ như việc giáo viên ép học sinh học thêm, dạy trước chương trình, không công bằng trong việc kiểm tra đánh giá giữa các em có và không có học thêm. Chính vì vậy, khi Dự thảo được công bố, các bậc phụ huynh rất quan tâm và cũng không tránh sự lo ngại.

Anh Nguyễn Trọng Hoàng, Phường 5, TP Cà Mau, nhận định: “Vấn đề học thêm, dạy thêm là nhu cầu chính đáng, tuy nhiên, khi ban hành những quy định mới, ngành giáo dục cần có sự quản lý thật chặt để ngăn chặn tiêu cực xảy ra. Tôi mong muốn Dự thảo sẽ xây dựng cơ chế để phụ huynh cùng giám sát, phản ánh và có chế tài xử lý nghiêm trường hợp giáo viên vi phạm thông tư về dạy thêm, học thêm”.

Có thể thấy, việc đưa ra dự thảo sửa đổi thay thế Thông tư 17 cho thấy sự linh hoạt của ngành giáo dục, phù hợp với nhu cầu xã hội và tình hình thực tế. Việc xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ sẽ góp phần để hoạt động dạy thêm, học thêm được nhìn thẳng và đi đúng hướng.


Những điểm mới trong Dự thảo thông tư về dạy thêm, học thêm: Không tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường đối với các trường đã tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Giáo viên đề xuất dạy thêm, học thêm cần nêu rõ lý do; mục tiêu; nội dung, thời lượng... trong tổ chuyên môn để lấy ý kiến, đi đến thống nhất; căn cứ đề xuất của các tổ chuyên môn, hiệu trưởng họp với ban lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện ban phụ huynh để thống nhất việc tổ chức dạy thêm, học thêm môn học nào, ở khối lớp nào, bảo đảm thiết thực, công bằng, minh bạch. Mức thu tiền học thêm trong nhà trường được thực hiện theo nghị quyết của HÐND cấp tỉnh trên cơ sở đề xuất của UBND cấp tỉnh theo quy định. Tổng thời lượng dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường và dạy thêm, học thêm không quá 35 tiết/tuần đối với cấp tiểu học; không quá 42 tiết/tuần đối với cấp THCS; không quá 48 tiết/tuần đối với cấp THPT. Giáo viên công lập dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mình đang dạy chính khoá không cần xin phép hiệu trưởng, tuy nhiên phải báo cáo, lập danh sách các học sinh đó gửi hiệu trưởng và cam kết không dùng bất kỳ hình thức nào ép buộc học thêm. Giáo viên cũng phải cam kết không sử dụng ví dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm để kiểm tra, đánh giá học sinh.


Hữu Nghĩa

 

Ðể ứng xử tốt trong học đường

Bên cạnh việc dạy và học, chủ trương xây dựng văn hoá ứng xử trong trường học ngày nay được các trường đặc biệt quan tâm. Bởi, xây dựng văn hoá ứng xử chuẩn mực giúp các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng đắn, hành vi tốt đẹp, tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Bàn giải pháp cải thiện điểm thi tốt nghiệp THPT

Sáng ngày 26/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng giáo dục và cải thiện điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT”, nhằm đúc kết, chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến công tác quản lý các hoạt động giáo dục và tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, hướng tới cải thiện điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT từ năm học 2024-2025 và nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Cà Mau.

Công cụ đắc lực hỗ trợ quản lý, giảng dạy

Xác định công nghệ thông tin (CNTT) là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục; thời gian qua, Phòng Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) huyện Thới Bình đã ứng dụng CNTT vào triển khai thực hiện các biện pháp quản lý, chỉ đạo, nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học.

Trường học sáng, xanh, sạch, đẹp

Những năm qua, bên cạnh nâng cao chất lượng chuyên môn, Trường Tiểu học Hưng Mỹ I, ấp Rau Dừa B, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, còn quan tâm xây dựng cảnh quan trong trường học. Qua đó, tạo không gian xanh, thân thiện, góp phần mang đến năng lượng tích cực cho việc học tập và giảng dạy.

Không cấp thiết, nhưng làm được thì tốt

Những ý kiến khác nhau về đề xuất miễn học phí cho con giáo viên từ bậc mầm non đến đại học trong dự thảo Luật Nhà giáo sắp được đệ trình Quốc hội, chưa bàn chuyện nên hay không, nhưng rõ ràng đã nêu bật lên 3 tín hiệu tích cực.

Chắp cánh tài năng học đường

Với mục tiêu hướng đến sự phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, các câu lạc bộ (CLB) ở trường THPT thực sự là chiếc cầu nối đánh thức, phát huy những tiềm năng năng khiếu của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Ðồng hành cùng học sinh nghèo

Chương trình Học bổng Hoà bình - The Corea Peace3000 (Chương trình) là chương trình hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Từ chương trình này, Tổ chức The Corea Peace3000 (Hàn Quốc) thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ học sinh nghèo, từ việc cung cấp học bổng cho đến các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng để nâng cao nhận thức và kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng.

”Người mẹ hiền” ở Trường Mầm non Thạnh Phú

“Hằng ngày, nhìn những gương mặt ngây thơ với ánh mắt trong veo của các cháu mà nghe lòng mình ấm áp lạ thường. Dù trong cuộc sống có bao nhiêu lo âu, muộn phiền nhưng khi bước chân vào lớp là niềm vui lại ùa về", đó là lời tâm tình của cô giáo đã 56 tuổi đời, 38 tuổi nghề, chỉ vài ngày nữa cô sẽ từ giã mái trường thân yêu theo chế độ hưu trí.

Nét đẹp nơi cổng trường

Nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường, tạo nét đẹp hoá khi tham gia giao thông, các trường học trên địa bàn huyện Phú Tân đồng loạt thực hiện hiệu quả nhiều quy định của ngành.

Chạy đà ôn thi tốt nghiệp THPT

Mặc dù mới bắt đầu năm học 2024-2025 nhưng các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã có những bước chạy đà với việc xây dựng kế hoạch học tập và ôn luyện ngay những tuần học đầu tiên, nhằm tạo thế chủ động cho học sinh (HS). Bởi, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới.