ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 2-5-25 02:49:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðể những công trình, dự án đẩy nhanh tiến độ

Báo Cà Mau (CMO) Giải phóng mặt bằng (GPMB)- công việc đầu tiên và đặc biệt quan trọng gần như đóng vai trò quyết định đến tiến độ các dự án, công trình. Đây là phần việc vô cùng gian nan bởi liên quan đến quyền lợi của nhiều người dân. Tất cả các hoạt động liên quan đến công tác bồi thường, GPMB đòi hỏi phải được công khai, minh bạch, đúng quy định nhưng phải hợp tình trên cơ sở bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân. Do đó, đòi hỏi người làm công tác này phải nhiệt huyết, gần dân, lắng nghe và chia sẻ với dân, am hiểu đầy đủ các quy định của pháp luật...

Vướng mặt bằng là nguyên nhân ảnh hưởng gần như hầu hết các công trình, dự án được triển khai trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Tồn tại này không phải do chính quyền các cấp cũng như địa phương không quyết liệt triển khai mà nó cộng hưởng từ rất nhiều yếu tố.

Chưa đồng thuận về giá đất, giá công trình, vật kiến trúc, cây cối hoa màu; tranh chấp đất, lấn chiếm đất hiện nay vẫn còn xảy ra; sang nhượng đất không theo quy định của pháp luật; người dân sử dụng đất không đúng mục đích; xây dựng nhà, công trình trên đất nông nghiệp; xây dựng trái phép, không phép; việc bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án trên địa bàn tỉnh chưa kịp thời; thậm chí phát sinh đối tượng xúi giục, lôi kéo, kích động người khác không thống nhất chủ trương thu hồi đất… là hàng loạt những nguyên nhân khiến công tác bồi thường GPMT thời gian qua gặp không ít khó khăn.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua TP Cà Mau có tổng số 276 hộ dân, tổ chức bị ảnh hưởng.

Tăng giá bồi thường hỗ trợ về đất, nhà ở, công trình và vật kiến trúc là những yêu cầu của hơn 13 hộ dân trong quá trình GPMT phía bờ Nam Dự án xây dựng cầu qua sông Ông Đốc. Trong số ấy có hộ ông Trần Văn Phúc khiếu nại đòi nâng mức giá bồi thường đất nuôi trồng thuỷ sản bị thu hồi bằng 2/3 giá đất ở và bồi thường lộ bê-tông.

Theo ông Trần Thanh Vũ, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, Hội đồng bồi thường GPMB huyện, tổ công tác huyện cũng như UBND thị trấn Sông Đốc trực tiếp tuyên truyền với gia đình này 12 lần, chưa kể người thân có liên quan và khóm, ấp phải tiến hành các thủ tục cưỡng chế. Trong quá trình tiến hành các thủ tục bồi hoàn GPMB, tổ công tác đã giải thích rất cặn kẽ theo từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, vẫn xảy ra tình trạng một số hộ dân được 1 thì đòi 2, không thể đáp ứng nổi, phải tiến hành các thủ tục cưỡng chế, ảnh hưởng đến tiến độ GPMB. 

Dự án khu tái định cư xen ghép Đá Bạc là một trong những dự án được xây dựng trên phần đất Nhà nước quản lý, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện dự án cũng gặp khó khăn về công tác GPMB. Trong quá trình triển khai, dự án vướng mặt bằng 3 hộ dân. Điều đáng nói đây là những phần đất Nhà nước quản lý.

Hay như Dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp tuyến bờ kè đoạn từ trước trụ sở Huyện uỷ đến bến tàu cũ thuộc thị trấn Trần Văn Thời. Theo đó, có 62 hộ bị ảnh hưởng, tuy nhiên khó khăn, vướng mắc lớn nhất trong quá trình GPMB là các hộ xây dựng trên phần đất UBND thị trấn quản lý và do Phòng Công nghiệp - Xây dựng - Giao thông trước kia cho các hộ dân thuê để mua bán, từ đó không đủ điều kiện bồi thường. Tuy nhiên, trong quá trình cho thuê này, dù đã hết thời hạn nhưng không được thanh lý kết thúc mà các hộ này vẫn tồn tại và mua bán cho đến nay, vì thế phát sinh yêu cầu hỗ trợ.

Từ thực tế một số công trình, dự án đang gặp khó khăn trong công tác bồi thường GPMT cho thấy, việc quản lý sử dụng đất cũng như việc quản lý xây dựng của chính quyền địa phương thời gian qua là chưa chặt chẽ. Từ đó, khi triển khai thực hiện các công trình dự án thì không đủ điều kiện được bồi thường, mà chỉ được xem xét hỗ trợ khác với mức từ 30-50% giá xây dựng mới.

Cùng với đó, trong điều kiện vật giá tăng nên số tiền hỗ trợ càng không thể đủ để người dân xây dựng lại nhà mới, ổn định cuộc sống. Từ đó, dẫn đến tình trạng nhiều người dân yêu cầu, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bồi thường GPMB.

Dự án đường tránh Quốc lộ 1 đoạn đi qua TP Cà Mau còn vướng mặt bằng do yêu cầu về giá đất, nhà ở và công trình kiến trúc.

Liên quan đến vấn đề giá, ông Huỳnh Thanh Dũng, Phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường, cho biết, do Quyết định số 19 của UBND tỉnh về giá được ban hành từ năm 2017, đến nay giá đất đã tăng rất cao nên xảy ra tình trạng yêu cầu khiếu nại của người dân. Tỉnh đã cho chủ trương, hiện sở đang tiến hành xin ý kiến các huyện và các ngành để tham mưu sửa đổi một số quy định không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Ngoài ra, theo phản ánh của nhiều địa phương, trong quá trình xây dựng cụ thể để tính bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn có một khó khăn phát sinh là sự chênh lệch tổng giá trị bồi thường giữa 2 hộ liền kề nhau cùng tiếp giáp với lộ giao thông. Cụ thể, hộ có nhiều thửa với mục đích sử dụng đất khác nhau sẽ thấp hơn nhiều so với hộ giáp ranh những dãy đất chỉ có một thửa. Từ đó, xảy ra tình trạng so bì, thắc mắc, không đồng tình dẫn đến yêu cầu, khiếu nại.

Ông Dũng lý giải, đã qua có xuất hiện tình trạng trên là do trong quá trình khảo sát không nắm rõ các thửa đất cùng một chủ (thửa trong không liền kề với thửa giáp với lộ giao thông) nên giá có phần giảm. Tuy nhiên, đây là vấn đề không khó, chỉ cần khi khảo sát, nắm chặt lại hiện trạng đất. Về giá, khi khảo sát các đơn vị đều căn cứ theo giá thị trường và theo điều kiện thuận lợi của từng thửa đất.

Cà Mau đang trên đà phát triển với rất nhiều công trình, dự án được triển khai nên diện tích đất, số lượng hộ dân bị ảnh hưởng từ công tác thu hồi đất là rất cao.

Ông Dũng cho rằng, các địa phương cần thường xuyên rà soát và nắm lại toàn bộ các khu đất công đang quản lý, để từ đó gắn với quy hoạch sử dụng đất của địa phương. Đồng thời, tính đến phương án khai thác cũng như phối hợp với các ngành có liên quan của tỉnh trong xử lý các vấn đề phát sinh đối với phần đất này. Ngoài ra, tăng cường công tác quản lý đất đai; xử lý dứt điểm các trường hợp lấn, chiếm đất trái quy định của pháp luật; thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng đất sai mục đích, xây dựng nhà ở, công trình trái phép, không phép.

Đối với công tác GPMB trong tất cả các cuộc họp có liên quan, ông Lâm Văn Bi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã nhiều lần chỉ đạo, để đảm bảo công tác bồi thường, cán bộ có trách nhiệm phải nắm cụ thể từng dự án, khó khăn, vướng mắc của từng hộ dân để có hướng giải quyết kịp thời, đúng quy định và đảm bảo quyền lợi của người dân. Theo đó, chính quyền địa phương phải đeo bám quyết liệt, thậm chí là cả đêm.

Ông Lâm Văn Bi yêu cầu Sở Tài Nguyên - Môi trường có hướng dẫn cụ thể từng trường hợp phát sinh khi làm giá đất trong phương án GPMB và công tác này phải được làm sớm, sát với thực tế. Quản lý tốt đất công cũng như các hoạt động xây dựng, không để phát sinh mới tình trạng xây dựng trái phép, không phép. Đi đôi với đó là tăng cường tuyên truyền, vận động trong quá trình tổ chức thực hiện bồi thường, GPMB để người dân hiểu đúng, hiểu đủ, từ đó tuân thủ theo quy định./.

 

Nguyễn Phú

 

Liên kết hữu ích

Ngày 30/4/1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng

Thực hiện mệnh lệnh của bộ tư lệnh chiến dịch, đêm 29, rạng sáng 30/4/1975, các binh đoàn chủ lực trên từng hướng đồng loạt tiến công vào nội đô, đánh chiếm các mục tiêu then chốt của chiến dịch.

Nhớ ngày tiếp quản Cà Mau

Ngày 30/4, ngày lịch sử trọng đại của dân tộc, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam khỏi ách thống trị của bọn xâm lược và bè lũ tay sai, ngày mà triệu triệu người Việt Nam vỡ oà hạnh phúc.

Tự hào tiếp nối truyền thống

Ðại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra thời kỳ hoà bình, độc lập, tự do cho dân tộc. Từ sau mốc son lịch sử chói lọi ấy, công cuộc 50 năm kiến thiết đã mang đến cơ đồ, tiềm lực, vị thế cho đất nước hôm nay trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Trên con tàu Tổ quốc vươn mình, Cà Mau - vùng đất cuối trời Nam, vững vàng tạo lập diện mạo mới tươi đẹp bằng những thành tựu to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực. Ðể rồi hôm nay, những người con của quê hương rất đỗi tự hào, vững tin và thêm động lực chung sức xây dựng Cà Mau ngày thêm giàu đẹp...

Học sinh miền Nam đặc biệt

Trong ký ức của các thế hệ học sinh miền Nam (HSMN) tập kết ra Bắc, luôn có hình ảnh hai gương mặt rất đặc biệt, đó là hai chị em người da đen Irene và Monique. Trong suốt những năm tháng học tập, bạn bè chỉ biết họ được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nuôi dưỡng, còn gốc gác cụ thể thì ít người rõ.

Tự hào lịch sử, khơi mở tương lai

Cách đây 50 năm, dưới sự lãnh đạo của Ðảng ta, cả dân tộc đã làm nên Ðại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ðây là mốc son chói lọi của cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, như Văn kiện Ðại hội lần thứ IV của Ðảng (1977) tổng kết: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của Nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi sâu vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.

Nhớ ngày lịch sử vẻ vang

Năm mươi năm được sống trong độc lập tự do, hưởng hạnh phúc cùng toàn dân tộc, tôi luôn biết ơn và trân trọng những gì mà người chiến sĩ cách mạng trên mọi mặt trận đã cống hiến, hy sinh để giành lại hoà bình, ấm no hôm nay.

Gặp những người "làm nên lịch sử"

Đã 50 năm trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nhưng những câu chuyện về mùa xuân đại thắng vẫn luôn nóng hổi, chạm đến trái tim bao thế hệ.

Tuổi trẻ Cà Mau tự hào viết tiếp khúc ca khải hoàn

Năm nay, dấu mốc vàng son 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) không chỉ là ký ức hào hùng, mà còn là nguồn sức mạnh nội tại, soi đường cho hành trình phát triển hôm nay và mai sau. Ðây không đơn thuần là chiến thắng quân sự, mà là sự hội tụ của ý chí, của khát vọng về một Việt Nam trọn vẹn, một Tổ quốc hoà bình, độc lập và thống nhất.

Về nơi con tàu đầu tiên cập bến

Những ngày tháng Tư lịch sử này, giữa niềm vui chung hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lòng người dân Rạch Gốc - Tân Ân lại rộn ràng hơn, bởi cái tin bến Vàm Lũng chuẩn bị đón nhận bằng Di tích Quốc gia đặc biệt. Với họ, những con người của vùng đất đã góp phần cùng Phan Ngọc Hiển làm nên Khởi nghĩa Hòn Khoai lịch sử năm 1940 này, ký ức một thời từng gắn bó ruột rà, máu thịt với Ðoàn 962 như sống dậy, đằm thắm yêu thương, chen lẫn tự hào.

"Báu vật" của gia đình

Gần 30 năm qua, kể từ khi người cha thân yêu qua đời, ông Nguyễn Thanh Phong (Ba Phong), sinh năm 1951, ngụ Khóm 2, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, vẫn cất giữ cẩn thận những "báu vật" của gia đình. Ðó là những tấm huân chương quý giá do Ðảng, Nhà nước tặng thưởng cha ông - cụ Nguyễn Văn Lỳ, ghi nhận thành tích đóng góp trong sự nghiệp cách mạng, bảo vệ Tổ quốc.