ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 28-9-24 10:24:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và những trăn trở

Báo Cà Mau Thời gian qua, Sở GD&ÐT có nhiều nỗ lực trong công tác cải cách hành chính (CCHC) với nội dung chính là nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận một cửa hiện đại; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, thực hiện trả hồ sơ theo địa chỉ yêu cầu. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác CCHC, trọng tâm là ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 từng bước được đưa vào thực hiện.

Thời gian qua, Sở GD&ÐT có nhiều nỗ lực trong công tác cải cách hành chính (CCHC) với nội dung chính là nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận một cửa hiện đại; cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, thực hiện trả hồ sơ theo địa chỉ yêu cầu. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác CCHC, trọng tâm là ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 từng bước được đưa vào thực hiện.

Hiện 100% cán bộ, công chức cơ quan Sở GD&ÐT đều có máy tính kết nối mạng LAN, WAN đảm bảo phục vụ tốt công việc được giao. Tất cả các đơn vị, trường học đều được trang bị máy tính và kết nối internet để thực hiện nhiệm vụ. Nhìn chung, hạ tầng CNTT đã đáp ứng nhu cầu trước mắt để đáp ứng việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và giảng dạy, nhưng chỉ đạt mức độ hoàn thiện trung bình và cần phải tiếp tục đầu tư để hoàn thiện hơn nữa. Hạ tầng cho an ninh mạng đã được đầu tư nhưng chưa thoả đáng do kinh phí lớn nên vẫn còn nguy cơ bị tấn công mạng, mất an toàn, an ninh thông tin.

Về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của ngành, phần mềm VIC đang được sử dụng và đạt hiệu quả cao trong công tác chỉ đạo, điều hành, trao đổi văn bản. Hệ thống email giáo dục tên miền camau.edu.vn với hơn 10.000 tài khoản đã được thiết lập và sử dụng khá tốt. Các phần mềm quản lý như quản lý nhân sự (PEMIS), quản lý số liệu (EMIS online)… đang phát huy hiệu quả trong việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và điều hành.

Các trường học tăng cường ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy; việc thiết kế giáo án điện tử sử dụng công nghệ E-learning và sử dụng các phần mềm thí nghiệm ảo cho từng môn học được thực hiện khá đều tay. Ðầu tư hạ tầng CNTT để ứng dụng tốt hơn CNTT vào giảng dạy như máy chiếu, tivi, bảng tương tác thông minh và các thiết bị tương tác thông minh… thường xuyên được quan tâm.

Trang thông tin điện tử của Sở GD&ÐT cung cấp thông tin về hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và các văn bản quy phạm pháp luật, đáp ứng khá tốt công tác chỉ đạo, nhu cầu cập nhật thông tin giáo dục của người dân cũng như toàn ngành. Hiện nay, trên cổng thông tin điện tử (TTÐT) của UBND tỉnh và các trang TTÐT của sở, phòng GD&ÐT cấp huyện và các đơn vị trực thuộc sở có 4 thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở GD&ÐT được đăng tải thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Ðó là thủ tục chuyển trường đối với học sinh THPT, cấp lại bằng tốt nghiệp trung học, điều chỉnh cải chính bằng tốt nghiệp trung học và phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT.

Triển khai các dịch vụ công trực tuyến có nghĩa là công dân, tổ chức có thể giao tiếp với chính quyền 24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ đâu có kết nối internet. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Như vậy, công dân, tổ chức chỉ phải đến duy nhất một lần để thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của cơ quan, đơn vị.

Việc áp dụng dịch vụ công điện tử giúp cơ quan Nhà nước giảm tải được áp lực công việc, giải quyết công việc nhanh, thuận tiện, khoa học hơn. Qua đó, người dân được hưởng thụ dịch vụ thuận lợi, tiết kiệm chi phí cũng như thời gian đăng ký, giải quyết các TTHC; tránh tệ nạn nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà… từ những cán bộ công quyền.

Tuy nhiên, việc ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 còn gặp một số khó khăn nhất định. Theo thống kê, hiện nay chưa có tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với lĩnh vực giáo dục nói riêng và các lĩnh vực khác cũng rất hạn chế. Hiện có thực tế đáng ngại là tại nhiều nơi, dù các cơ quan Nhà nước, địa phương trên địa bàn tỉnh đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhưng người dân vẫn không “mặn mà”, trái lại rất “chung thuỷ” với thói quen sử dụng văn bản thủ công. Trong khi đó, để xây dựng dịch vụ công trực tuyến, nhất là dịch vụ mức độ 3, 4 thì việc đầu tư cho các dịch vụ này rất tốn kém về chi phí, thời gian và công sức.

Có một số nguyên nhân, như nhiều người dân chưa từng tiếp xúc CNTT, không có máy móc, thiết bị hoặc có mà ít hiểu biết về nó thì rất khó nói đến chuyện dùng dịch vụ công trực tuyến. Mặt khác, một bộ phận dân cư là người lao động, nông dân, khả năng sử dụng, cập nhật internet còn nhiều hạn chế. Hệ thống mạng đôi khi còn gặp trục trặc trong việc truyền tải dữ liệu nên việc đăng ký hay cập nhật cũng còn gặp khó và dễ gây sự chán nản đối với người dùng.

Bên cạnh, tâm lý lo ngại về sự không thuận tiện, mất an toàn thông tin khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Có người cho rằng, văn bản được lấy ra qua máy tính thiếu dấu đỏ và chữ ký của người có thẩm quyền là chưa có hiệu lực pháp lý, chỉ như một bản giấy để tham khảo mà thôi. Từ đó, đa số người dân vẫn lựa chọn cách truyền thống, đến trực tiếp cơ quan chức năng để thực hiện TTHC. Việc tuyên truyền, phổ biến về lợi ích khi thực hiện dịch vụ công này vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều người dân chưa biết các cơ quan Nhà nước ở tỉnh sử dụng dịch vụ này.

Ðể việc triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 ở các cơ quan Nhà nước nói chung, trong ngành giáo dục Cà Mau nói riêng đạt hiệu quả cao nhất, tăng mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ công, thiết nghĩ các cơ quan chức năng ở Cà Mau cần nghiên cứu kỹ, có nhiều biện pháp thiết thực, phù hợp hơn nữa để gia tăng số lượng người sử dụng dịch vụ công trực tuyến này./.

Quang Viễn

Tuyên dương học sinh trả lại của rơi

Ngày 24/9, UBND huyện U Minh tổ chức buổi trao giấy khen cho học sinh có hành động đẹp nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất, tại Trường THCS Nguyễn Thái Bình, thị trấn U Minh.

An toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường

Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vắc-xin phòng ngừa và đối tượng mắc bệnh chủ yếu trẻ em trong độ tuổi đến trường. Ðể bảo vệ an toàn sức khoẻ cho trẻ đến trường trong năm học mới, các trường mầm non trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh TCM.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).

Trao giải Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 cho 34 học sinh

Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 phát động từ ngày 1/5-10/6/2024, dành cho học sinh của các trường Tiểu học, THCS, THPT và các loại hình giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ổn định trường lớp năm học mới

Năm học 2024-2025, huyện Năm Căn có 30 trường học do huyện quản lý, trong đó, mầm non - mẫu giáo 9 trường, tiểu học 11 trường và THCS 9 trường, với tổng số trên 10.500 học sinh, được biên chế thành 337 lớp.

Ðường đò đến trường

Huyện Ngọc Hiển, mảnh đất cực Nam Tổ quốc, là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Năm học mới 2024-2025, toàn huyện có trên 11 ngàn học sinh theo học ở 27 trường, với 10 điểm lẻ trên địa bàn.

Quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh Cà Mau quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.

Sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi

Ngày 11/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức (huyện Đầm Dơi) thành Trường THCS và THPT Tân Đức.