Ở Nam Bộ, thờ cúng tổ tiên đã trở thành tập tục không thể thay đổi. Cả người Kinh, Hoa và Khmer đều có truyền thống hiếu đạo, coi thờ cúng tổ tiên là điều hết sức quan trọng trong cuộc sống. Người Kinh hằng năm có tổ chức đám “cúng cơm” (nhiều nơi gọi là giỗ, kỵ) để tưởng niệm người thân đã mất; người Hoa trong quá trình chung sống với người bản địa cũng tổ chức ngày kỷ niệm của người mất theo hình thức tương tự. Người Khmer thì có hẳn ngày lễ báo hiếu Sene Dolta.
Ở Nam Bộ, thờ cúng tổ tiên đã trở thành tập tục không thể thay đổi. Cả người Kinh, Hoa và Khmer đều có truyền thống hiếu đạo, coi thờ cúng tổ tiên là điều hết sức quan trọng trong cuộc sống. Người Kinh hằng năm có tổ chức đám “cúng cơm” (nhiều nơi gọi là giỗ, kỵ) để tưởng niệm người thân đã mất; người Hoa trong quá trình chung sống với người bản địa cũng tổ chức ngày kỷ niệm của người mất theo hình thức tương tự. Người Khmer thì có hẳn ngày lễ báo hiếu Sene Dolta.
Ngoài ra còn một số loại tập tục thờ cúng khá đặc trưng mà đi đâu cũng có thể gặp. Ðầu tiên đó là bàn thờ thông thiên (ông Thiên), một dạng thờ trời đất. Chỗ thờ đơn giản là một trụ cắm, trên có mặt bàn nhỏ để lư hương, vài cái ly uống nước trà nhỏ. Thường, gia chủ đêm đêm thắp nhang, tới ngày rằm, ba mươi thì có thêm bông trang, bông vạn thọ, hoặc dĩa bánh. Kế đến là bàn thờ Thần Tài, Thổ Ðịa. Bài Tục thờ cúng trong gia đình người Nam Bộ, trên trang 2.
Trong đời văn nghệ sĩ nói chung và kịch tác gia nói riêng, chỉ cần có 1 vở kịch được phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc cũng là quá vinh dự, nhưng nhà văn, nhà viết kịch Học Phi lại chiếm kỷ lục: ông có 4 vở diễn phục vụ 3 kỳ Đại hội Đảng toàn quốc. Đại hội Đảng lần thứ III, ông có vở kịch Một Đảng viên. Đại hội Đảng lần thứ IV, ông có vở chèo Ni cô Đàm Vân.Đại hội Đảng lần thứ V, ông có có vở chèo Cô hàng rau và vở kịch Hoàng Lan. Sinh thời, nhà văn, nhà viết kịch Học Phi chia sẻ, sau Đại hội V, theo yêu cầu của công chúng cả nước các vở diễn phục vụ Đại hội được phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Sau khi phát, tác giả đã nhận được hơn một trăm lá thư cám ơn, chia sẻ và đề nghị phát lại nhiều lần. Chi tiết trong bài Tác giả có 4 tác phẩm sân khấu phục vụ 3 kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, trên trang 9.
Một gia đình có cha mẹ làm nhà giáo và con cũng làm nhà giáo. Bằng tình yêu nghề, họ đã nỗ lực vượt qua bao trắc trở của đời sống để giữ trọn niềm hạnh phúc được đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức cho bao thế hệ học sinh. Họ luôn bảo ban, nhắc nhở nhau giữ trọn đạo nghề, sống nghị lực và trách nhiệm với cộng đồng. Bài Một gia đình nhà giáo, trên trang 11.
Trong cuộc sống, có những niềm vui, hạnh phúc đến bất ngờ, và đôi khi những éo le, ngang trái cũng bất ngờ ập đến. Và trở lực cuộc sống đôi khi lại là những thử thách để làm sáng lên phẩm giá con người. Đó cũng là thông điệp trong truyện ngắn Oan nghiệt, trên trang 8.
Chi tiết, mời quý vị và các bạn tìm đọc trên Báo Cà Mau số ra hôm nay!/.