Nhà ở tận xã Thạnh Phú, buổi sáng Trinh đi học bằng xe buýt, tan học lại đón xe buýt về nhà, hôm nào học ca tối thì nhờ người đưa rước. Còn Hương, ngoài giờ học, bạn dạy kèm cho các em học sinh tiểu học, lại thêm biết may, bạn nhận đồ về nhà ráp, có khi may luôn cả quần áo. Thời gian học tập không được thoải mái như các bạn khác, nhưng hai bạn luôn nằm trong tốp những sinh viên có điểm học tập cao trong lớp.
Nhà ở tận xã Thạnh Phú, buổi sáng Trinh đi học bằng xe buýt, tan học lại đón xe buýt về nhà, hôm nào học ca tối thì nhờ người đưa rước. Còn Hương, ngoài giờ học, bạn dạy kèm cho các em học sinh tiểu học, lại thêm biết may, bạn nhận đồ về nhà ráp, có khi may luôn cả quần áo. Thời gian học tập không được thoải mái như các bạn khác, nhưng hai bạn luôn nằm trong tốp những sinh viên có điểm học tập cao trong lớp.
Hai năm học qua, hai bạn đều đạt kết quả học tập loại khá giỏi, đạt danh hiệu sinh viên tiêu biểu và nhận học bổng khuyến khích học tập của nhà trường. Riêng Tú Trinh còn được trao học bổng VNHelp trị giá 200 USD. Ngoài thành tích học tập, hai bạn còn là cán bộ Ðoàn, Hội nhiệt tình, năng nổ, tích cực tham gia các hoạt động phong trào của trường, của lớp từ văn nghệ, thể thao đến các hoạt động tình nguyện hè, từ thiện... Đặc biệt, sau quá trình nỗ lực phấn đấu không ngừng, cuối cùng cả hai bạn đều đạt danh hiệu "Sinh viên năm tốt” cấp tỉnh. Ghi nhận trong bài Đôi bạn “Sinh viên năm tốt” đam mê môn Tiếng Anh, trên trang 7.
Trang 9 có bài Ông Phạm Văn Quyền chia đất cho dân nghèo. Không giàu có trong vùng, nhưng ông Phạm Văn Quyền (Bảy Quyền) ấp Trại Lưới B, xã Lâm Hải, huyện Năm Căn được bà con trong xóm yêu thương còn hơn ruột thịt. Bởi ông là người tốt bụng, nhất là đối với những người nghèo. Không nhiều tiền nhưng có đất, ai muốn cất nhà ở ông cho nền nhà, cây rừng ngoài vuông đốn vào làm cột. Cứ thế mà giờ đây trên phần đất của ông Bảy Quyền có hơn 20 căn nhà được ông chia đất cho ở. Không chỉ thế, năm 1998, ông Quyền còn hiến đất xây trường để trẻ em nghèo vùng quê ven biển được đến lớp. Ðến năm 2011, ông Quyền một lần nữa hiến đất để Trường Tiểu học xã Lâm Hải xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Bên cạnh đó, ông còn hiến đất để xây Bưu điện xã Lâm Hải và tích cực tham gia các phong trào đóng góp ở địa phương. Làng quê giờ có lộ bê-tông, bà con ở đông đúc, sung túc, tối lửa tắt đèn có nhau, với ông Bảy Quyền đó làm niềm vui, niềm hạnh phúc.
“Từ nhỏ tôi đã được cùng với cha theo những chuyến tàu ra khơi đánh bắt nên tình yêu với nghề bén duyên từ khi nào không biết. Lớn lên, lập gia đình riêng cũng đi biển, quyết tâm bám biển, bởi đây là nghề truyền thống của gia đình”. Đó là lời tâm sự của anh Ðàm Văn Vũ, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Còn anh Phạm Văn Thừa, ấp Mũi Tràm B, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, dù mới 35 tuổi nhưng kỳ cựu với hơn 20 năm gắn bó với biển. Giờ đây anh đã sở hữu chiếc tàu có công suất 220 CV, hoạt động trên khắp vùng biển Cà Mau.
Gắn bó với biển, nhiều ngư dân Sông Đốc giờ có ước muốn vươn ra xa tới vùng biển Ðông của Tổ Quốc. Hiện huyện đang đẩy mạnh thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ sản. Tính đến tháng 10/2015, huyện đã tiếp nhận 471 hồ sơ xin đóng mới tàu cá của ngư dân, hội đồng thẩm định của huyện đã chấp nhận 435 hồ sơ. Hy vọng với nghị định này, ngư dân Sông Ðốc sẽ có điều kiện phát triển nghề khai thác biển hiệu quả hơn, song hành với đó là là khẳng định, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Bài Nặng lòng với biển, trang 11.
Ngoài ra, Báo Cà Mau số ra hôm nay còn nhiều tin, bài trên các lĩnh vực khác, mời quý vị và các bạn tìm đọc!./.