Ngày 18/3, Bộ NN&PTNT phối hợp UBND tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị bàn giải pháp thích ứng nhằm ổn định và tiếp tục thúc đẩy phát triển sản xuất nuôi trồng thuỷ sản. Nhiều nhà nghiên cứu, lãnh đạo các tỉnh trong khu vực ĐBSCL nhận định giải pháp quan trắc môi trường và quy hoạch các đối tượng nuôi phù hợp là giải pháp trước mắt trong điều kiện xâm nhập mặn hiện nay. Trang 2 đăng tải nhiều ý kiến thảo luận quan trọng của các nhà chuyên môn quanh vấn đề nêu trên.
Ngày 18/3, Bộ NN&PTNT phối hợp UBND tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị bàn giải pháp thích ứng nhằm ổn định và tiếp tục thúc đẩy phát triển sản xuất nuôi trồng thuỷ sản. Nhiều nhà nghiên cứu, lãnh đạo các tỉnh trong khu vực ĐBSCL nhận định giải pháp quan trắc môi trường và quy hoạch các đối tượng nuôi phù hợp là giải pháp trước mắt trong điều kiện xâm nhập mặn hiện nay. Trang 2 đăng tải nhiều ý kiến thảo luận quan trọng của các nhà chuyên môn quanh vấn đề nêu trên.
Cũng trên trang 2 thông tin, hiện nay, toàn tỉnh có 12.401 ha nuôi tôm kết hợp với trồng rừng của 2.511 hộ thuộc 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển được quốc tế cấp chứng nhận tôm sinh thái. Đây là kết quả rất quan trọng để quảng bá thương hiệu con tôm của Cà Mau trên thị trường thế giới, nhờ đó, con tôm của Cà Mau sẽ dễ dàng thâm nhập thị trường các nước, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển một cách bền vững.
Thời gian qua, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đầu tư cho tỉnh Cà Mau hàng loạt những dự án, công trình có ý nghĩa quan trọng, trong đó tiêu biểu là các dự án: “Nguồn lợi ven bờ vì sự phát triển bền vững”, “Khôi phục rừng ngập mặn thông qua mô hình nuôi tôm bền vững và giảm phát thải”, “Chi trả dịch vụ sinh thái đất ngập nước ven biển tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau... Ngày 19/3 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải có buổi tiếp và làm việc với bà Victoria Kwakwa, Giám Ðốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam và Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám trong chuyến đi khảo sát thực tế tại Cà Mau. Hai bên đã bàn bàn, trao đổi nhiều vấn đề có ý nghĩa quan trọng tiếp tục giúp Cà Mau phát triển bền vững trong thời gian tới. Thông tin, hình ảnh của hoạt động trên được đăng tải trên trang 7.
Chương trình điện khí hoá nông thôn đã mang lại lợi ích thiết thực cho người dân nông thôn. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần tháo gỡ, đó là việc sử dụng điện thiếu an toàn còn phổ biến, nhất là điện chia hơi, dùng điện chạy mô-tưa nuôi tôm công nghiệp, dùng điện câu xiệc diệt chuột, bắt cá… dẫn đến nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra; bên cạnh đó, giá kéo điện và giá điện năng tiêu thụ còn cao gây khó khăn cho không ít hộ tiêu dùng. Bài Điện khí hoá nông thôn – Để niềm vui trọn vẹn, trên trang 8.
Xuất khẩu thuỷ sản là một trong những thế mạnh của tỉnh, liên tục tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều năm trở lại đây và “thăng hoa” với kim ngạch trên 1,2 tỷ USD ở năm 2014. Tuy nhiên, bước sang năm 2015, xuất khẩu thuỷ sản dường như bị “đuối sức” khiến kim ngạch xuất khẩu giảm thấp, chỉ còn 955 triệu USD, đạt 70,5% so kế hoạch, giảm 24,4% so với cùng kỳ năm 2014 và thấp hơn so với năm 2013. Theo kế hoạch, năm 2016, Cà Mau phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản lên 1 tỷ 252 triệu USD. Và điều đáng mừng là trong 2 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh tăng mạnh trở lại, đạt 128,7 triệu USD, tăng 22,7% so cùng kỳ năm 2015, đạt 10,3% so với kế hoạch năm. Ghi nhận trong bài Xuất khẩu thuỷ sản trên đà phục hồi, trên trang 11.
Chi tiết, mời quý vị và các bạn tìm đọc trên Báo Cà Mau số ra hôm nay!./.