Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ Cà Mau ứng dụng công nghệ vào sản xuất, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đó là kết quả buổi làm việc của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Thân Đức Hưởng cùng lãnh đạo các sở ngành liên quan với PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, Phó Giám đốc thường trực Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh vào ngày 11/1 vừa qua. Thông tin trên trang 2.
Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ Cà Mau ứng dụng công nghệ vào sản xuất, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đó là kết quả buổi làm việc của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Thân Đức Hưởng cùng lãnh đạo các sở ngành liên quan với PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, Phó Giám đốc thường trực Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh vào ngày 11/1 vừa qua. Thông tin trên trang 2.
Cũng trên trang 2 thông tin, Ban thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau vừa điều động, luân chuyển đồng chí Trịnh Văn Lên, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Năm Căn đến công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường, giữ chức danh giám đốc; đồng chí Hồ Hoàng Tất, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Xây Dựng tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Năm Căn, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Năm Căn nhiệm kỳ 2015- 2020.
Chỉ hơn 170 m2, với nhiều loại hoa, nhưng vườn hoa 8/3 của Trường THCS Lương Thế Vinh, phường 8, TP Cà Mau tạo cho khuôn viên trường một mảng màu đầy hương sắc. Người làm vườn không ai khác chính là các thầy, cô giáo và các em học sinh của trường. Ngoài ra, nhà trường còn lập vườn cây thuốc nam do giáo viên các tổ công đoàn thay nhau chăm sóc. Hoạt động học sinh tự tay trồng, chăm sóc cây xanh, vườn hoa, vườn thuốc hay cả vườn rau có ý nghĩa lớn đối với các trường, tạo điều kiện để nhà trường dạy kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, ý thức lao động, tình yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường cho học sinh. Đây là việc làm cần được phát huy, nhân rộng. Ghi nhận trong bài Rèn kỹ năng sống từ hoạt động làm vườn trong trường học, trên trang 3.
Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân được xây dựng hoàn thành từ cuối năm 2014, diện tích hơn 1 ha, nguồn vốn đầu tư trên 6 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động của trung tâm này hiện đang hết sức khó khăn: thiếu nhân lực, người quản lý chỉ kiêm nhiệm, nhân viên phụ trách các lĩnh vực không có chuyên môn, nguồn kinh phí lại hạn hẹp nên chưa phát huy được hiệu quả hoạt động. Hội trường với sức chứa trên 200 người, gần như bỏ không từ khi hoàn thành đến nay. Không riêng gì Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã Rạch Chèo, Trung tâm Văn hoá - Thể thao các xã khác trong huyện Phú Tân cũng đang nằm trong tình cảnh tương tự. Thực trạng trên được phản ánh trong bài Trung tâm Văn hoá – Thể thao xã chưa phát huy hết công năng, trên trang 7.
Nếu như thời điểm này, ngư dân ở một số địa phương khác đã trở về đất liền cho kịp đón Tết thì một số ngư dân làm nghề câu mực và câu cá ngừ đại dương tại cửa biển Khánh Hội, huyện U Minh, vẫn đang tất bật chuẩn bị cho chuyến ra khơi. Các ngư dân cho biết, sở dĩ họ chấp nhận xa nhà vào ngày Tết vì chuyến khai thác này thường đạt hiệu quả cao. Ngoài hiệu quả về kinh tế, thì việc ăn Tết trên biển của ngư dân nơi đây còn thể hiện tinh thần bảo vệ chủ quyền biên giới biển, đảo của Tổ quốc. Bởi vào những ngày này, phần lớn các phương tiện đánh bắt trở về đất liền ăn Tết, chỉ còn lại số ít tàu làm nghề câu mực và câu cá ngừ đại dương hoạt động, từ đó, nguy cơ bị tàu nước ngoài xâm phạm vùng khai thác là rất lớn. Chính vì thế, trước khi đi chuyến biển Tết, toàn bộ cờ nước đã được người dân thay mới. Một mặt là để tô thắm thêm cho ngày Tết, mặt khác để các thuyền dễ nhận ra nhau, hợp sức bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Bài Niềm tin từ lộc biển, trên trang 11.
Chi tiết, mời quý vị và các bạn tìm đọc trên Báo Cà Mau số ra hôm nay!./.