ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 29-1-25 06:13:32
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đỉnh cao của trí tuệ, bản lĩnh ngoại giao Việt Nam

Báo Cà Mau Hiệp định Paris không chỉ là thắng lợi của nhân dân Việt Nam mà còn đi vào lịch sử cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, tự do, tiến bộ và công lý.

Quang cảnh lễ ký kết chính thức Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber, ở Paris, Pháp. (Ảnh tư liệu: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III)

Cách đây 52 năm, vào ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam chính thức được ký kết, đánh dấu một mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của nhân dân ta và nền ngoại giao Việt Nam.

Thắng lợi này có ý nghĩa chiến lược, tạo nên cục diện mới để quân và dân ta tiến lên "đánh cho ngụy nhào" với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước mở ra kỷ nguyên hòa bình, độc lập, thống nhất và phát triển ở Việt Nam.

Hiệp định Paris được ký kết đã kết thúc thắng lợi cuộc đàm phán dài nhất, phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam để chấm dứt cuộc chiến tranh dài nhất trong thế kỷ 20.

Chiến thắng vĩ đại này là kết tinh thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh vô cùng to lớn của quân và dân ta trên mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ Đồng khởi Bến Tre năm 1960, đến Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, Tiến công chiến lược Xuân-Hè năm 1972 và chiến thắng vang dội 12 ngày đêm "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không".

Ngoại giao đã trở thành một mặt trận tiến công, kết hợp nhuần nhuyễn và chuyển hóa hoàn toàn thắng lợi trên mặt trận chính trị, quân sự thành thắng lợi trên bàn đàm phán, thể hiện sáng ngời bản lĩnh, cốt cách và trí tuệ Việt Nam, thấm đượm tư tưởng, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.

Hiệp định Paris không chỉ là thắng lợi của nhân dân Việt Nam mà còn đi vào lịch sử cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, tự do, tiến bộ và công lý. Phong trào chống chiến tranh xâm lược phi nghĩa và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chính nghĩa của nhân dân Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và sâu rộng trên thế giới. Phong trào này đã trở thành biểu tượng của thời đại và tiêu biểu cho lương tri loài người.

Vì vậy, chiến thắng của nhân dân Việt Nam tại Hội nghị Paris cũng như trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng là chiến thắng của nhân dân thế giới trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình, là niềm cổ vũ lớn lao cho các dân tộc và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới vững tin vào chiến thắng của chính nghĩa, đạo lý và công lý.

Quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Paris là một pho sách vô cùng quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam với nhiều bài học mãi mãi còn nguyên giá trị.

Đó là bài học về phát huy sức mạnh tổng hợp chính trị-kinh tế, quốc phòng-an ninh và ngoại giao để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, phối hợp chặt chẽ giữa đấu tranh ngoại giao với đấu tranh quân sự, chính trị, lấy thắng lợi quân sự và chính trị là cơ sở để tiến công ngoại giao, đoàn kết quốc tế, cô lập kẻ thù.

Đó là bài học về quán triệt sâu sắc tư tưởng "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó còn là bài học sâu sắc về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đặc biệt, đó là bài học về giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong toàn bộ quá trình đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.

Trong công cuộc phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc, kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, bản sắc văn hóa và ngoại giao của dân tộc cùng với những bài học lịch sử của Hội nghị Paris, Việt Nam nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; từng bước xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân.

Đối ngoại-ngoại giao Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, góp phần tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; phục vụ đắc lực cho phát triển và nâng cao vị thế, uy tín và tầm vóc mới của đất nước.

Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 194 nước, vùng lãnh thổ trên khắp năm châu; xây dựng các mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện với tất cả các cường quốc trên thế giới; đặc biệt có quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện với 9 quốc gia, gồm: Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Pháp và Malaysia.

Trên bình diện đa phương, Việt Nam ngày càng khẳng định năng lực, vai trò và trách nhiệm của mình trong các vấn đề quốc tế. Trên các diễn đàn quốc tế như ASEAN, Liên hợp quốc, Tiểu vùng Mê Công, APEC, G20, BRICS, AIPA, Phong trào Không liên kết, Pháp ngữ, Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò chủ động, tích cực.

Lần đầu tiên chúng ta tổ chức thành công Diễn đàn tương lai ASEAN, thiết lập cơ chế trao đổi, thúc đẩy vai trò của Việt Nam trong định hình tương lai của ASEAN sau năm 2025, tầm nhìn đến 2045.

Năm 2025 là năm quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt đối với dân tộc ta, là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm thống nhất đất nước, năm cuối quyết định việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, đồng thời cũng là năm bản lề bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đất nước ta đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, đặt ra những nhiệm vụ mới cho đối ngoại, ngoại giao.

Tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao tháng 8/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã yêu cầu trong thời gian tới, công tác đối ngoại, ngoại giao cần "chủ động, kịp thời phát hiện cơ hội, thách thức, tăng cường đóng góp tích cực của ngoại giao trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước", "nâng tầm, mở rộng đóng góp của Việt Nam cho sự nghiệp cách mạng thế giới, cho hòa bình, hợp tác, phát triển và tiến bộ của nhân loại" và "lan tỏa mạnh mẽ phiên bản Việt Nam độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác, hữu nghị, phát triển, phồn vinh, hạnh phúc".

Do đó, nhiệm vụ bao trùm của đối ngoại-ngoại giao trong năm 2025 cũng như cho kỷ nguyên mới là tiếp tục kế thừa các mục tiêu, nguyên tắc, phương châm, phương thức đối ngoại đã được khẳng định trong chặng đường 80 năm của nền đối ngoại, ngoại giao cách mạng Việt Nam.

Và những bài học kinh nghiệm trong Hội nghị Paris và Hiệp định Paris vẫn còn nguyên giá trị thời đại, rất cần được tiếp tục vận dụng sáng tạo để triển khai thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng trong thời kỳ mới./.

 

Theo nhandan.vn

Những lá thư còn lại

Tự nhận mình có viết thư, biết cảm nhận cái nghĩa, cái tình qua những bức thư ấy, một thời là công cụ giao lưu tình cảm gia đình, đồng đội, bạn bè, có khi là cánh én báo hiệu tình yêu nảy nở. Còn vì một tiếc nuối khác, chiến tranh đã kết thúc 50 năm, sứ mệnh của những lá thư đó cũng đã chấm dứt vai trò cầu nối của mình, những lá thư còn được giữ lại như một kỷ vật quý báu, nếu được xếp ở một góc nhỏ trong bảo tàng, chỉ những chữ đề “Con gái thương yêu của mẹ"; "Anh Chín kính mến"; "Em thân yêu...” người xem dễ chạm vào xúc động, bâng khuâng.

Tổng Bí thư Tô Lâm thắp hương tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 22/1, tại Hà Nội, nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ năm 2025 và hướng đến kỷ niệm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thắp hương tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nhà riêng.

Phòng ngừa vi phạm từ xa, giải quyết từ sớm

Công tác kiểm tra, giám sát (KT,GS) của Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) các cấp trong tỉnh thời gian qua có nhiều đổi mới; hiệu lực, hiệu quả được nâng lên, bảo đảm phương châm "giám sát phải mở rộng", "kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm”; kịp thời phát hiện những vi phạm từ khi mới phát sinh, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành khuyết điểm, sai phạm lớn. Phóng viên Báo Cà Mau có cuộc trao đổi với đồng chí Lê Minh Ý, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, xoay quanh vấn đề này.

Bí thư chi bộ hết lòng vì dân

Thời gian qua, việc triển khai Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các cấp uỷ, tổ chức đảng trên địa bàn huyện Ngọc Hiển thực hiện nghiêm túc, bài bản. Qua đó, xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trên các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Vinh dự và tự hào là người đảng viên kiên trung của Đảng

Sáng nay (21/1), Đảng uỷ Dân Chính Đảng long trọng tổ chức Lễ trao huy hiệu Đảng cho ácc đảng viên nhân dịp Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam cho 13 đảng viên đang sinh hoạt tại đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng uỷ.

95 năm có Ðảng soi đường

Trong không khí rộn ràng đón chào xuân mới, Ðảng bộ, quân và dân huyện Ngọc Hiển vui mừng kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Ðảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025). Suốt chặng đường qua, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Ðảng, cùng với cả dân tộc, Nhân dân Ngọc Hiển có cuộc sống độc lập, tự do, chung lòng đoàn kết, nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Trao huy hiệu Đảng cho 2 đảng viên lão thành

Sáng ngày 17/1, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lê Thanh Triều cùng đoàn cán bộ đến trao Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng cho đảng viên Huỳnh Văn Kỳ, khóm Nguyễn Quy và đảng viên Nguyễn Thị Hương Giang, khóm Tân Lập, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước.

Ăn Tết ở làng rừng

Tôi đang mở trường tư thục, dạy trên 150 học trò. Bí thư Chi bộ xã Lương Hoà là đồng chí Tư Tài, đem nghị quyết Tỉnh uỷ Bến Tre rút tôi về Ban Văn nghệ tỉnh. Chưa kịp thu xếp đi, thì má tôi (bà Hồ Thị Luỹ) ở Cà Mau qua tới. Má tôi chẻ trái chuối xiêm ra, đưa cho tôi lá thư ngắn của anh Hai Thống (Trần Hữu Vịnh, Bí thư xã Khánh Bình Tây, sau này là Phó bí thư Tỉnh uỷ Minh Hải) kèm theo mấy lời chú Chín Thép, Uỷ viên Thường vụ xã (viết chung ý là “Đám giỗ làm lớn cúng ông bà, chú phải về quê nhà để cúng ông bà báo hiếu”).

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền theo phương châm hướng mạnh về cơ sở

Sáng 16/1, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Báo cáo viên tháng 1/2025 theo hình thức trực tuyến tới 1.465 điểm cầu trong cả nước, với hơn 48.000 đại biểu tham dự. Tại điểm cầu Hà Nội, đồng chí Phan Xuân Thuỷ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, chủ trì hội nghị.

Kết thúc hoạt động của Đảng uỷ Dân Chính Đảng

“Thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII; phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của tỉnh Cà Mau, Đảng uỷ Dân Chính Đảng thuộc Đảng bộ tỉnh Cà Mau sẽ kết thục hoạt động”, đồng chí Trương Đăng Khoa, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Đảng uỷ Dân Chính Đảng, thông tin tại Hội nghị mở rộng tổng kết thực hiện nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ công tác nǎm 2024 của Đảng uỷ Dân Chính Đảng vào chiều 15/1.