ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 16-9-24 23:13:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dinh dưỡng hợp lý - Nền tảng cho sự phát triển toàn diện

Báo Cà Mau Dinh dưỡng hợp lý là khẩu phần ăn hằng ngày phải đủ về số lượng và cân đối về chất lượng (cân đối giữa các chất sinh năng lượng (đạm, béo, đường), cân đối giữa thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật).

Dinh dưỡng không hợp lý, kể cả thiếu hoặc thừa đều ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Khi thiếu dinh dưỡng tạm thời, cơ thể của trẻ phát triển chậm lại và tình trạng đó có thể phục hồi khi lượng thức ăn được đưa vào đầy đủ và cân đối. Nếu tình trạng dinh dưỡng không hợp lý kéo dài sẽ cản trở quá trình phục hồi của trẻ. Do đó, việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ là việc làm cần thiết.

Nhân viên y tế hướng dẫn cách chế biến bữa ăn dặm đảm bảo dinh dưỡng tại hộ gia đình.

Nếu thiếu dinh dưỡng, cơ thể sẽ chậm lớn, chậm phát triển. Kéo dài tình trạng trên dẫn đến sụt cân, tiêu hao tổ chức và suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu thừa dinh dưỡng (chủ yếu là thừa protein, song vẫn thiếu các chất dinh dưỡng khác) sẽ ảnh hưởng không tốt đến cấu trúc, chức năng của tế bào, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tim mạch, huyết áp… Vì vậy, dinh dưỡng hợp lý là vấn đề vô cùng quan trọng đối với sức khỏe trẻ em.

Bác sĩ Lý Ngọc Ảnh, cán bộ chuyên trách dinh dưỡng, Trung tâm Y tế U Minh, cho biết: "Việc cung cấp đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cho cơ thể trẻ em phụ thuộc vào kiến thức của các bậc cha mẹ, những người làm công tác nuôi dạy trẻ về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, nuôi con bằng sữa mẹ, chế độ ăn bổ sung hợp lý. Việc cung cấp thức ăn cho trẻ em cần quan tâm số lượng, chất lượng để đáp ứng nhu cầu cơ bản về dinh dưỡng cho trẻ".

Muốn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ cần phải cho trẻ ăn các thức ăn giàu chất dinh dưỡng và cần chia ra nhiều bữa, vì dạ dày của trẻ còn nhỏ, khả năng tiêu hoá còn hạn chế, không thể hấp thu nhiều thức ăn trong cùng một lúc. Do vậy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cần phải được quan tâm một cách đầy đủ và đúng cách. Nhu cầu dinh dưỡng và chế độ ăn cho trẻ phải phù hợp so với nhu cầu phát triển của từng độ tuổi. Cách chế biến phải hợp khẩu vị và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

Bữa ăn của trẻ cần được bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển.

"Một đứa trẻ bình thường, được nuôi dưỡng đầy đủ và hợp lý sau 6 tháng trọng lượng cơ thể sẽ tăng gấp 2 lần, sau 1 năm sẽ tăng gấp 3 lần, sau 2 năm tăng gấp 4 lần so với cân nặng lúc mới sinh. Sau đó mỗi năm sẽ tăng khoảng 2 kg.

Về chiều cao, trẻ sơ sinh có chiều cao trung bình 49-50 cm, đến 1 tuổi chiều cao tăng gấp 1,5 lần so với lúc mới sinh (khoảng 75 cm), sau đó trung bình 1 năm sẽ tăng từ 5-7 cm cho tới lúc dậy thì. Hệ cơ xương của trẻ được hình thành, phát triển từ giai đoạn bào thai, vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau khi sinh. Nhờ đó trẻ thay đổi dần hình dáng, cơ thể cân đối dần, các vận động của trẻ ngày càng phong phú, khéo léo", Bác sĩ Ảnh thông tin thêm.

Sự phát triển của não bắt đầu từ giai đoạn bào thai, sau khi sinh tiếp tục phát triển nhanh, đến 2 tuổi đạt 75 %, đến 5 -6 tuổi đạt 90 % và 10 tuổi đạt 95% so với trọng lượng não người lớn. Từ 0-5 tuổi là thời kỳ hoàn chỉnh hệ thống thần kinh Trung ương và vỏ não, quyết định năng lực trí tuệ tương lai của trẻ.

Do đó, dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc, giáo dục đầy đủ tạo điều kiện tốt cho trẻ phát triển và trưởng thành. Góp phần quan trọng trong việc tạo ra một thế hệ tương lai khỏe mạnh, thông minh./.

Huyền Trân

 

Cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm

Chiều 14/9, Phòng khám Đa khoa Thành Lợi phối hợp với Viện Tim mạch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo cập nhật các vấn đề thiết yếu trong bệnh lý tim mạch và siêu âm.

Dinh dưỡng hợp lý để phát triển bền vững

Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ của mỗi con người, đặc biệt là trẻ em.

Ðiểm sáng công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

Với sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, thời gian qua, Phòng khám Ða khoa khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ), tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng dân số ở địa phương.

Kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh trung thu tại TP Cà Mau

Sáng nay (5/9), theo kế hoạch đã đề ra, Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024 có buổi kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên toàn địa bàn TP Cà Mau.

Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh tim mạch

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, số người tử vong do tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, COPD và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong và xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Chọn lựa và bảo quản thực phẩm đúng cách

Thực phẩm luôn được xem là một trong những thứ thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của mọi gia đình. Khi mức sống người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm sạch, nhất là đối với những loại thực phẩm tươi sống càng cấp thiết hơn. Tuy nhiên, cách chọn lựa và bảo quản thực phẩm như thế nào vừa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, vừa an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến và sử dụng, đòi hỏi người tiêu dùng cần có những kỹ năng cơ bản.   

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.

Bệnh ung thư và gánh nặng tài chính

Ung thư không những là nỗi ám ảnh từ sự đau đớn về thể xác, tinh thần, tuổi thọ của người bệnh mà còn là gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư không nằm trong danh mục được thanh toán theo chế độ của bảo hiểm y tế hiện nay.

Không để lây lan dịch bệnh trong trường học

Hiện nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và các bệnh dù có vắc xin phòng bệnh ở trẻ nhưng có thể quay trở lại. Ðể chủ động kiểm soát các loại dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong trường học và bảo vệ sức khoẻ học sinh, trước khi bước vào năm học mới, Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Nơi ánh đèn không bao giờ tắt

Đó là Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh, nơi các y, bác sĩ, thiết bị y tế luôn trong trạng thái sẵn sàng, tất cả vì cuộc đua giành lấy sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần.