ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 23:18:31
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dinh dưỡng và môi trường sống quyết định chiều cao của trẻ

Báo Cà Mau (CMO) Nhiều người Việt Nam hiện nay vẫn còn quan niệm rằng thấp bé, nhẹ cân hoàn toàn là do nòi giống quyết định và không thể thay đổi. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu khoa học đã cho thấy, di truyền chỉ chiếm 20%; 50% là do yếu tố dinh dưỡng và môi trường sống, rèn luyện trong việc phát triển chiều cao cho trẻ.

Để bé phát triển chiều cao một cách tối ưu, điều này rất cần thiết giúp các bậc cha mẹ trong nuôi dưỡng, giáo dục trẻ như thế nào để bé phát huy hết tiềm năng trong phát triển chiều cao.

Bé phát triển chiều cao khi còn là bào thai

Cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến những giai đoạn trọng điểm để hỗ trợ bé phát triển chiều cao một cách tối ưu nhất.

Mỗi bà mẹ cần biết sự phát triển chiều dài của trẻ rất sớm, ngay từ những tuần đầu của bào thai. Chiều dài thai nhi đạt cao nhất vào giai đoạn trước tuần thứ 15 của thai kỳ, trong đó cân nặng của bào thai đạt cao nhất vào tuần thứ 32-34 của thai kỳ. Chiều dài của thai nhi có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chiều cao đỉnh điểm có thể đạt tới lúc trưởng thành.     

Những giai đoạn phát triển chiều cao

Sau khi ra đời, trong năm đầu tiên, chiều cao của trẻ tăng rất nhanh. Khi bé 1 tuổi, chiều cao gấp rưỡi lúc mới sinh. Trong năm đầu, trẻ tăng trung bình 25 cm (chiều cao trung bình 75 cm), năm thứ 2 tăng khoảng 10 cm. Sau đó cho đến 10 tuổi, mỗi năm tăng 5 cm. Đến thời kỳ tiền dậy thì trẻ lớn rất nhanh, trung bình trẻ nữ tăng 6 cm/năm (9-11 tuổi), trẻ nam tăng 7 cm/năm (12-14 tuổi). Khi đến tuổi dậy thì (12-13 tuổi đối với nữ, 15-16 tuổi đối với nam) thì sức lớn chậm lại, mỗi năm tăng khoảng 2 cm. Giai đoạn tiếp theo cho đến 25 tuổi thì sức lớn rất chậm, chỉ tăng 1-2 cm hoặc hầu như không tăng. Cơ thể con người hết tuổi cao với nữ khoảng 23 tuổi, nam 25 tuổi.              

Những yếu tố ảnh hưởng phát triển chiều cao

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao, nhưng có 3 yếu tố chính là:

Yếu tố dinh dưỡng:

Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng trong phát triển chiều cao, trong đó phải kể đến vai trò của các chất dinh dưỡng như:

Chất đạm (protein): Chất đạm đóng vai trò thiết yếu trong cấu trúc cơ thể, đặc biệt là các chất đạm động vật với đầy đủ các axit amin cần thiết.

Chất béo (lipid): Rất quan trọng trong sự phát triển các xương dài của trẻ khi còn nhỏ, đồng thời chất béo còn giúp tăng cường hấp thu các vitamin tan trong dầu (vitamin A...) giúp hệ xương phát triển tốt.

Canxi: Canxi là chất dinh dưỡng chính tham gia vào cấu trúc hệ xương. Thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến sức lớn và sự vững chắc của xương.

Vi chất dinh dưỡng: Các nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của vi chất dinh dưỡng (vitamin A, D, chất kẽm, sắt, iốt...) đến phát triển chiều cao và suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ.

Yếu tố môi trường - xã hội: Yếu tố môi trường và xã hội cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể lực ở trẻ em, đặc biệt là chiều cao. Ở những điều kiện kinh tế, xã hội kém phát triển, môi trường thiếu vệ sinh, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, chất lượng chăm sóc kém dẫn đến nhiều trẻ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng thấp còi.

Luyện tập thể dục thể thao: Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao có tác dụng tốt tới sự phát triển thể lực và làm cho hệ cơ xương vững chắc, khoẻ mạnh.

Muốn cho trẻ phát triển chiều cao, cha mẹ cần phải quan tâm càng sớm càng tốt, ngay từ những tuần đầu tiên của thai nhi. Quá trình chăm sóc sức khoẻ, nuôi dưỡng cần được tiếp tục thực hiện một cách đồng bộ ngay từ khi trẻ ra đời, thời kỳ bú mẹ, tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, tuổi học sinh cho đến tuổi vị thành niên. Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, cần đặc biệt quan tâm đến những giai đoạn trọng điểm của phát triển chiều cao, đó là thời kỳ bào thai, năm đầu tiên của cuộc đời và thời kỳ tiền dậy thì. Trong những giai đoạn này, tác động của yếu tố dinh dưỡng có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển chiều cao của trẻ. Vì vậy, một chế độ nuôi dưỡng hợp lý, chăm sóc tốt là cơ sở để trẻ phát huy tối đa sự phát triển về chiều cao./.

Nguyễn Kim Loan

Gan nhiễm mỡ - Căn bệnh âm thầm dẫn tới ung thư

Gan nhiễm mỡ là tình trạng khá phổ biến hiện nay, nhất là ở người trưởng thành. Ở giai đoạn đầu (độ 1), bệnh thường không gây nguy hiểm và có thể hồi phục nếu được phát hiện sớm và điều chỉnh lối sống. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, gan nhiễm mỡ có thể âm thầm tiến triển thành viêm gan, xơ gan và thậm chí là ung thư gan-căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu hiện nay.

Sinh mổ thành công bé trai gần 6 kg tại Bệnh viện Đa khoa Trần Văn Thời

Ngày 21/7/2025, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Trần Văn Thời cho biết vừa thực hiện thành công ca sinh mổ đón bé trai nặng 5,8 kg.

Đưa thực phẩm sạch đến từng bữa cơm gia đình

Thực phẩm sạch ngày càng được quan tâm nhờ lợi ích cho sức khỏe, kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ khái niệm này và lo ngại chi phí cao để biến thực phẩm sạch thành nhu cầu thiết yếu hằng ngày.

Giữ con an toàn giữa miền sông nước

Cà Mau là địa phương có nhiều sông, kênh, rạch. Hè đến cũng là thời điểm phụ huynh cảm thấy lo lắng nhất, bởi đây là khoảng thời gian các em học sinh được tự do vui chơi, việc thiếu kiểm soát của phụ huynh sẽ dễ dẫn đến nguy cơ đuối nước. Ðể giảm thiểu những tai nạn đuối nước đáng tiếc xảy ra, nhiều phụ huynh đã chủ động dạy bơi, trang bị các kỹ năng an toàn dưới nước cho các em trong thời gian nghỉ hè.

Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết

Vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7/2025, các cơ sở điều trị trên địa bàn tỉnh ghi nhận số ca mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) gia tăng, đặc biệt là những ca bệnh nặng và có biến chứng nguy hiểm. Thời điểm này lượng mưa nhiều, cùng với điều kiện vệ sinh môi trường ở một số nơi ẩm thấp, tạo điều kiện cho muỗi phát triển mạnh. Ngành y tế cảnh báo dịch bệnh SXH đang diễn biến phức tạp, người dân cần cảnh giác phòng bệnh.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau triển khai thành công kỹ thuật đặt máy tạo nhịp tim

Sáng 16/7, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau đã tiếp nhận và triển khai thành công kỹ thuật “đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn” từ Bệnh viện Chợ Rẫy. Đây là một trong những kỹ thuật hiện đại, giúp người dân trong tỉnh được tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại địa phương, giảm thiểu chi phí và thời gian di chuyển đến các bệnh viện tuyến trung ương.

Tác hại của thuốc lá điện tử đến sức khoẻ

Khói thuốc lá chứa trên 4.000 hoá chất, trong đó có 43 hoá chất là nguyên nhân gây ung thư, nguy hiểm nhất là chất hắc ín, nicotine, chất gây nghiện… Ngoài ra, trong khói thuốc lá còn có nhiều chất kích thích khối u, kích thích gây viêm nhiễm đường hô hấp, gây tổn thương trong lòng mạch máu.

Dinh dưỡng hợp lý, phòng các bệnh mạn tính

Dinh dưỡng hợp lý là nền tảng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của con người, đặc biệt là trẻ em. Một chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ các nhóm chất cần thiết sẽ giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình học tập, nhận thức, đặc biệt là phát triển trí não ở trẻ em.

Bệnh tim mạch - Kẻ giết người thầm lặng

Trong bối cảnh hiện đại hoá và thay đổi lối sống, bệnh tim mạch vốn được xem là căn bệnh của người cao tuổi đang ngày càng trở nên phổ biến ở người trẻ. Đây là một cảnh báo nghiêm trọng khi mỗi năm, hàng nghìn người tử vong vì căn bệnh này.

Sản phẩm mới và quảng cáo gây nhầm lẫn

Những năm gần đây, bên cạnh các sản phẩm thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi (thuốc lào) đang được quản lý theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, trên thị trường đã và đang xuất hiện các sản phẩm thuốc lá mới, phổ biến nhất là thuốc lá điện tử (TLÐT) và thuốc lá nung nóng.