ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 15:22:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðình Tân Ðịnh thành Di tích Lịch sử cấp tỉnh

Báo Cà Mau Ðình thần Tân Ðịnh vừa hân hoan đón nhận bằng xếp hạng Di tích Lịch sử cấp tỉnh, mang lại niềm vui chung, niềm tự hào cho đông đảo bà con ấp Bình Ðịnh, xã Tân Thành, TP Cà Mau.

Vào khoảng năm 1837, người dân đã tôn tạo ngôi miếu thờ Ông Cọp thành ngôi đình thờ Ông Cọp. Sau khi đình được sắc phong “Thành Hoàng Bổn Cảnh” thì đình tiếp tục thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh và thờ Ông Cọp. Ðến ngày 29/11/1852, Ðình thần Tân Ðịnh được Vua Tự Ðức ban sắc phong thần.

Ðình thần là nơi thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, là vị thần cao nhất bảo hộ cho làng xã. Trên bình diện rộng hơn, đình còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hoá tâm linh, tín ngưỡng dân gian quan trọng trong đời sống người dân, không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc mà còn là nơi gắn kết cộng đồng, thôi thúc mỗi người dân tìm về cội nguồn dân tộc. Ðình thần Tân Ðịnh là một trong những ngôi đình được xây dựng sớm, góp phần xác định lịch sử khai khẩn vùng đất Cà Mau.

Hằng năm, lúc mùa màng thu hoạch xong, cư dân địa phương lại tổ chức lễ hội Kỳ yên vào ngày 10 và 11/2 âm lịch, để ghi nhớ công ơn của các vị thần, các bậc tiền hiền và Ông Cọp đã có công gìn giữ, bảo vệ xóm làng yên ổn, no ấm.

Ðình thần Tân Ðịnh là nơi lưu giữ truyền thống, văn hoá tín ngưỡng từ xa xưa của người dân Tân Thành.

Ghi nhận những giá trị lịch sử quan trọng của đình trong hành trình mở đất của cha ông ta, UBND tỉnh đã công nhận xếp hạng Ðình thần Tân Ðịnh là Di tích Lịch sử cấp tỉnh, đây là niềm tự hào, là sự tri ân các bậc tiền hiền đã có công mở mang bờ cõi.

Việc xây dựng đình làng cùng với quá trình lập làng vừa là nhu cầu tinh thần của người dân, vừa khẳng định chủ quyền lãnh thổ của cộng đồng người Việt trên vùng đất mới. Ðồng thời, đình làng cũng là chỗ dựa tâm linh của cộng đồng dân cư địa phương trong cuộc khai phá, khẩn hoang, đấu tranh sinh tồn. Chính vì vậy, việc công nhận Di tích Lịch sử cấp tỉnh đối với Ðình Tân Ðịnh là niềm vui, niềm tự hào rất lớn đối với bà con nơi đây.

Ngày 24/11, UBND TP Cà Mau tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích Lịch sử cấp tỉnh. Ðây là niềm vui và vinh dự của đông đảo người dân.

Ông Bùi Văn Thái, ấp Bình Ðịnh, xã Tân Thành, cho biết: “Chúng tôi lấy làm tự hào, mãn nhãn trong buổi lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích hôm nay. Là người dân và cũng là thành viên trong Ban Trị sự, tôi sẽ cố gắng cùng bà con xung quanh đóng góp sức người, sức của theo khả năng của mình, để đình làng ngày càng đẹp hơn, khang trang hơn”. Ông Huỳnh Thanh Kiếm, Chánh bái Ðình Tân Ðịnh, chia sẻ: “Trong cuộc đời làm chánh bái ở đây, tôi cảm thấy rất hân hoan khi đình được nhận bằng xếp hạng di tích. Ban Trị sự chúng tôi hứa sẽ gìn giữ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích”.

Kiến trúc truyền thống bên trong Ðình thần Tân Ðịnh.

Lãnh đạo Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau mong muốn đình giữ được những giá trị truyền thống; cũng như địa phương quan tâm, duy tu đình.

Ông Tăng Vũ Em, Phó chủ tịch UBND TP Cà Mau, trao gởi: “UBND xã Tân Thành, Ban Quản trị Ðình thần Tân Ðịnh và bà con Nhân dân có trách nhiệm cùng chung tay nỗ lực gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá của di tích để những giá trị ấy được sống mãi trong tinh thần của người dân Tân Thành nói riêng, của Nhân dân tỉnh Cà Mau nói chung. Có như vậy mới phát huy hết giá trị của di tích trong việc giáo dục lịch sử, văn hoá truyền thống và đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần về mặt tâm linh của người dân”.

Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, lưu ý: “Ðể bảo tồn và phát huy giá trị di tích Ðình Tân Ðịnh, thời gian tới, chính quyền địa phương cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để bảo quản, tu bổ và phát huy các giá trị di tích. Tăng cường công tác tuyên truyền về văn hoá, lịch sử của di tích; tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng gắn với di tích. Gìn giữ cơ sở vật chất, các hiện trạng còn lưu trữ; tổ chức tốt lễ hội Kỳ yên hằng năm. Chung tay tu bổ ngôi đình ngày càng khang trang hơn”./.

 

Nhật Minh - Ngọc Huệ thực hiện

 

Tạo thói quen tốt

Xác định việc phân loại rác tại nguồn là giải pháp quan trọng nhằm hạn chế lưu lượng rác thải phát sinh ra môi trường, từ đó có thể tái sinh nguồn tài nguyên từ rác đóng góp vào sự phát triển bền vững cho xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thực hiện mô hình phân loại rác tại nguồn. Chính từ việc làm này, đã tạo được thói quen tốt trong việc bảo vệ môi trường cho người dân đến làm việc và công chức, viên chức, người lao động ngay tại đơn vị.

Về xã xoá trắng hộ nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài, thời gian qua xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn đã tranh thủ mọi nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị ở địa phương, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động Nhân dân, nhất là những hộ nghèo phấn đấu vươn lên. Qua nhiều năm nỗ lực, đến nay, xã không còn hộ nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể.

Người cao tuổi gương mẫu

Toàn huyện Phú Tân có 13.924 người cao tuổi (NCT), chiếm 14% dân số, trong đó có trên 6.480 hội viên Hội NCT, chiếm 46% so tổng số NCT trên địa bàn. Có 204 NCT tham gia công tác chính quyền, đoàn thể, các hội, đây là những điển hình tích cực tham gia xây dựng Ðảng, hệ thống chính trị, phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị của địa phương, nêu cao tinh thần “Tuổi cao gương sáng”; “Tuổi cao chí càng cao”.

Cậu học trò đam mê Tin học

Ðam mê Tin học, cộng với đức tính cần cù, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập, cậu học trò Cao Nguyên Khang, Lớp 12A, Trường THPT U Minh, thị trấn U Minh, không chỉ duy trì thành tích học sinh khá giỏi mà còn sở hữu nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi Tin học.

Khơi gợi niềm tự hào, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ

Giáo dục truyền thống trong học đường được các trường xác định là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục. Theo đó, hằng năm, các trường đều xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục thực tiễn như: văn hoá, văn nghệ ca ngợi Ðảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước; hành trình về nguồn, kết nạp Ðảng, Ðoàn, Hội, Ðội tại các khu di tích lịch sử cách mạng; tri ân, đền ơn đáp nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc, thu hút đông đảo giáo viên và học sinh tham gia; đồng thời lồng ghép nội dung này vào chương trình giảng dạy.

Tiếng lòng từ thầy của những... người thầy

Công việc giảng dạy của những người thầy được ví như đưa đò tri thức. Cứ mỗi chuyến đò cập bến là đong đầy niềm vui lẫn trăn trở khôn nguôi. Thầm lặng chèo đò, chở những mảnh ghép tri thức vun đắp cuộc đời, đến khi nghỉ hưu, rời xa tiếng trống trường, những nhà giáo ấy vẫn cứ dõi theo công việc giảng dạy của thế hệ sau, về những bước phát triển của ngành giáo dục tỉnh nhà, lẫn niềm xúc động bồi hồi mỗi khi đến Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đồng hành cùng bà con Cà Mau

Ngày 18/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Văn phòng phía Nam; Tạp chí Người Làm Báo; Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Cà Mau đã về nguồn và đồng hành, chia sẻ cùng bà con Cà Mau.

Nguy hiểm rác thải thuỷ tinh

Với đặc tính không thể phân huỷ trong tự nhiên ở điều kiện thông thường, tỷ lệ tái chế thấp, rác thải thuỷ tinh đang là thách thức lớn, gây tác động tiêu cực với môi trường. Tại TP Cà Mau, tình trạng đổ trộm rác thải thuỷ tinh vẫn còn xảy ra, gây mất mỹ quan đô thị và dễ có nguy cơ xảy ra thương tích.

Niềm vui trong căn nhà mới

Từ những ngôi nhà chưa lành lặn, được sự kết nối của Hội Chữ thập đỏ (CTÐ) huyện Phú Tân, cùng sự giúp sức của các mạnh thường quân, những mái ấm trong mơ đã thành hiện thực, dệt nên những câu chuyện đẹp về sự sẻ chia và tình người.

Phạm Ðức Thuận và giải thưởng Ðại sứ Văn hoá đọc

Chọn đề tài viết tiếp tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu và đề xuất nhiều sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc cho học sinh vùng sâu, vùng xa, Phạm Ðức Thuận, Lớp 10A1, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) đoạt giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc năm 2024.