ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-7-25 23:59:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu tham gia thảo luận về Luật Tổ chức Quốc hội

Báo Cà Mau

Sáng 12/2 tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội - Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 để xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng, trọng tâm là phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Nghị quyết 18 của Trung ương.

Tham dự Phiên khai mạc có: Tổng Bí thư Tô Lâm; Chủ tịch nước - Lương Cường; Thủ tướng Chính phủ - Phạm Minh Chính; Thường trực Ban Bí thư - Trần Cẩm Tú; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Đỗ Văn Chiến; Trưởng đoàn, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…

Trong sáng 12/2, thảo luận về sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tại tổ số 6, Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu có 2 đại biểu: Nguyễn Huy Thái - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Trần Thị Hoa Ry - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phát biểu thảo luận.

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phát biểu thảo luận tại tổ.

Liên quan đến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, đại biểu Trần Thị Hoa Ry thống nhất với đề xuất tại Tờ trình giao Hội đồng Dân tộc phụ trách lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng để thống nhất đầu mối phụ trách, theo dõi hoạt động của cơ quan tương ứng trong Chính phủ. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị về việc giao bổ sung nhiệm vụ của Hội đồng Dân tộc gắn với bổ sung nhân sự liên quan về lĩnh vực được giao để tránh bị động, không liên tục. Với nội dung chi tiết, những vấn đề cụ thể đối với dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Hoa Ry đề nghị quy định “Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội là những cơ quan của Quốc hội” thay vì “Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội là những cơ quan chuyên môn của Quốc hội” như dự thảo để bảo đảm tính pháp lý và phù hợp với chức năng của Quốc hội. Cụm từ “cơ quan của Quốc hội” nhấn mạnh vai trò trực thuộc và sự chịu trách nhiệm trước Quốc hội của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban; thể hiện đầy đủ vai trò, thẩm quyền, tính đại diện và địa vị chính trị của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban trong hệ thống quyền lực nhà nước, không đơn thuần là các cơ quan chuyên môn. Chế độ trách nhiệm, cần quy định rõ thời điểm báo cáo công tác trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp để làm cơ sở thống nhất thực hiện. Ngoài ra, tại Điều 6 về trách nhiệm, quyền hạn cụ thể của Hội đồng Dân tộc, đề nghị rà soát bổ sung nhóm nhiệm vụ mới về nghiên cứu khoa học và công nghệ thông tin, chuyển đổi số và bổ sung nội dung về “tín ngưỡng, tôn giáo”. Tại Điều 23 về cơ cấu tổ chức của vụ chuyên môn, đề nghị giải thích, làm rõ hơn nội hàm của “chế độ thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên viên”; đề nghị cân nhắc, chỉnh lý theo hướng Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định số lượng Phó Vụ trưởng tối đa của các vụ chuyên môn của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; Thường trực Hội đồng Dân tộc, Ủy ban quyết định số lượng nhân sự cụ thể.

* Cũng liên quan đến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, đại biểu Nguyễn Huy Thái phát biểu về nội dung quy định “kỳ họp thường lệ” và “kỳ họp bất thường”. Theo Luật Tổ chức Quốc hội quy định, Quốc hội Việt Nam có 2 kỳ họp thường lệ hàng năm; và tổ chức kỳ họp bất thường khi có yêu cầu. Đối với nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, đã có 8 kỳ họp thường lệ và có 9 kỳ họp bất thường. Hiện tại, tổng số kỳ họp bất thường đã lớn hơn tổng số kỳ họp thường lệ.

Theo quy định, các kỳ họp bất thường được tổ chức là cấp thiết, vì đã giải quyết kịp thời những vấn đề quan trọng, cấp bách, không thể trì hoãn, đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, các vấn đề đảm bảo an ninh - quốc phòng của đất nước. Tuy nhiên, theo đại biểu Huy Thái, nếu xét tính chất, nên chăng ngoài việc quy định về “kỳ họp thường lệ” và “kỳ họp bất thường”, cần xem xét, nghiên cứu bổ sung chế định “kỳ họp chuyên đề”. Đại biểu Huy Thái đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo quan tâm nghiên cứu vấn đề này vì đây là vấn đề hiện có nhiều ĐBQH quan tâm.

* Chiều ngày 12/2, sau khi nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước; Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Huy Thái - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu phát biểu tại nghị trường.

Đại biểu Nguyễn Huy Thái tiếp tục nhắc lại ý kiến về việc bổ sung kỳ họp chuyên đề bên cạnh các kỳ họp thường lệ và kỳ họp bất thường như ý kiến thảo luận tổ buổi sáng. Bên cạnh đó, đại biểu Huy Thái cũng cho ý kiến liên quan đến quy định về văn bản mật. Theo đại biểu, có một thực tế về cấp độ văn bản (ví dụ tính chất chỉ là “khẩn” nhưng ghi là “hỏa tốc”…) hay cấp độ “mật” nhưng ghi là “tối mật”, hiện đang có những ý kiến về việc cần xem xét, điều chỉnh cho đúng với tính chất của nó. Đại biểu Huy Thái cũng kiến nghị, với một số vấn đề vướng mắc, mà nguyên nhân đến từ các quy định của Hiến pháp, thì trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đại biểu cho rằng cũng đã đến lúc cần nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp để phù hợp với điều kiện, bối cảnh mới.

Tin, ảnh: K.P - Thanh Phú - Thanh Thúy

Ðồng vốn thắm nghĩa tình đồng đội

Trong chiến tranh, những người lính năm xưa đã đoàn kết, kề vai sát cánh đánh đuổi kẻ thù, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Hoà bình lập lại, những người lính ấy tương trợ, giúp đỡ nhau bằng nhiều phong trào, hoạt động nghĩa tình. Trong đó, mô hình “Cựu chiến binh (CCB) góp vốn giúp nhau” hay Quỹ Ðồng đội của Chi hội CCB ấp Nguyễn Huế (xã Biển Bạch) là hoạt động đầy ắp nghĩa tình.

Các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025)

Thực hiện Thông báo số 18-TB/TU ngày 11/7/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025).

Những giá trị lịch sử mãi trường tồn

Đảng và Nhà nước ta đang triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Với dã tâm chống phá Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch đang tăng cường lan truyền các bài viết, thông tin xuyên tạc sự kiện lịch sử này với nhiều chiêu thức tinh vi.

Đổi mới kiểm tra, giám sát đáp ứng yêu cầu xây dựng Đảng

“Sự chuyển động quyết liệt của cả hệ thống chính trị thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy, vận hành chính quyền địa phương hai cấp, đặt ra yêu cầu rất cao đối với công tác kiểm tra, giám sát. Việc đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương thức kiểm tra, giám sát là đòi hỏi tất yếu, cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay”, đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương, nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát năm 2025, sáng 14/7.

Ý Đảng - lòng dân hoà quyện

Ít ai biết, trước đây, huyện Phú Tân (cũ) cũng có xã Nguyễn Việt Khái. Thế nhưng địa điểm Khu Di tích Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Việt Khái lại thuộc địa bàn xã Tân Hưng Tây (cũ). Sau sáp nhập, xã Nguyễn Việt Khái mới gồm các xã Rạch Chèo, Tân Hưng Tây, Việt Thắng đã cùng mang tên người anh hùng của quê hương với niềm vinh dự, sự tự hào trọn vẹn.

Đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ giữ chức Bí thư Đảng uỷ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030

Chiều 11/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ Quân sự tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội nghị có Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải; Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Huỳnh Quốc Việt.

Phiên họp đầu tiên về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực sau hợp nhất

Chiều 11/7, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Cà Mau sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Dự họp có đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng các thành viên Ban Chỉ đạo.

Tăng cường hiệu quả hoạt động công đoàn trong giai đoạn mới

Chiều 10/7, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ)  tỉnh Cà Mau (mới) khoá XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ Nhất sau hợp nhất LĐLĐ hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

Kiên quyết không để lọt vào cấp uỷ khóa mới những cán bộ suy thoái, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Đó là nhấn mạnh của đồng chí Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 ngành Nội chính Đảng và quán triệt, triển khai thực hiện kết luận chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư về công tác nội chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp, vào sáng 10/7.

Tiếp xúc cử tri trực tuyến toàn tỉnh: Cánh cửa gần dân sau kỳ họp Quốc hội

Sáng 8/7, Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau phối hợp với Uỷ ban MTTQ Việt Nam, HĐND, UBND tỉnh và các địa phương tổ chức hội nghị trực tuyến đến 11 xã, phường để ra mắt và tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV, thông tin những nội dung quan trọng, mang tính lịch sử được thông qua tại kỳ họp, đồng thời lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri.