ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 3-7-25 09:44:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức

Ðổi mới hoạt động

Báo Cà Mau Năm 2023, với sự nỗ lực, cùng sức sáng tạo, đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức tỉnh nhà đã lao động, cống hiến đáng ghi nhận cho sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, nhất là trên lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật; kỳ vọng tiếp tục đạt kết quả khởi sắc hơn trong năm 2024.

Nỗ lực cống hiến

Trong năm, đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà đã sáng tác 700 tác phẩm, công trình văn học - nghệ thuật. Qua đó, kịp thời phát hiện, cổ vũ, động viên các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực tuyên truyền đường lối, chính sách của Ðảng, Nhà nước. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh cùng với đội ngũ trẻ chuyên ngành, chuyên sâu đã hợp sức góp ý, phản biện 9 công trình, dự án lớn, trọng điểm của tỉnh, nhằm góp ý kiến tư vấn cho lãnh đạo tỉnh trong chỉ đạo, điều hành, triển khai xây dựng các dự án, công trình đảm bảo tính hiệu quả, chất lượng và phù hợp xu thế phát triển trong tương lai.

Công tác hội thảo khoa học đã tập hợp được ý kiến của hàng trăm nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân, doanh nghiệp... đề xuất với lãnh đạo tỉnh nhiều giải pháp nhằm khai thác, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà; kiến nghị những ý tưởng, giải pháp nhằm đạt mục tiêu phát triển dài hạn đến năm 2030 tăng trưởng kinh tế 1,5 lần so với năm 2025 và các chỉ tiêu tổng hợp đạt mức bình quân của cả nước.

Bên cạnh đó, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật, Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng hằng năm góp phần thúc đẩy phong trào thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trên địa bàn tỉnh. Có nhiều đề tài sáng tạo dự thi đoạt giải cấp Trung ương, đã được hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và đi đến thương mại hoá thành công môi trường khởi nghiệp.

Giới văn nghệ sĩ hy vọng thu hút nhiều khán giả, nhất là khán giả trẻ đến với nghệ thuật tỉnh nhà nhiều hơn.

Kỳ vọng trong năm mới

Nắm được thế mạnh và hiểu được điểm yếu của mình, giới văn nghệ sĩ, trí thức đã có những nhìn nhận đúng đắn để khắc phục và phát huy nội lực của bản thân.

Ðiển hình như Ðoàn Cải lương Hương Tràm. Trong năm 2023, đoàn thay đổi mạnh mẽ cách thức hoạt động và đan xen hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. Ðoàn livestream thường xuyên trên kênh Fanpage và Youtube của đoàn. Hiện tại, số lượng khán giả tương tác khắp nơi đã gần 15 ngàn người, so với trước đây chỉ có 3 ngàn người. Lượng theo dõi trước đây chỉ vài ngàn, nhưng đến nay tính tổng cả livestream, tương tác..., con số đã tăng 8 triệu lượt, mấy ngàn lượt chia sẻ, mấy chục ngàn bình luận tích cực... Ðây cũng là định hướng thay đổi công nghệ số của Ðoàn Cải lương Hương Tràm. 

Ðoàn Cải lương Hương Tràm đã đi theo hướng công nghệ số khi livestream trên Fanpage và Youtube trong mỗi đêm diễn.

NSƯT Lịch Sử, Trưởng đoàn Cải lương Hương Tràm, chia sẻ: “Tôi hy vọng năm 2024, tất cả anh em đơn vị sẽ cố gắng, nỗ lực hết sức để hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm được giao là 45 suất phục vụ bà con nông thôn, 25 suất phục vụ nhiệm vụ chính trị, 21 suất phục vụ tuyên truyền văn hoá giao thông, đạt được nhiều Huy chương Vàng tại Hội diễn văn hoá chuyên nghiệp toàn quốc được tổ chức 2 năm một lần".

"Hiện tại, UBND tỉnh có kế hoạch sáp nhập 2 đơn vị nghệ thuật là Ðoàn Cải lương Hương Tràm và Ðoàn Nghệ thuật Khmer thành nhà hát. Nếu như kế hoạch này đi vào thực tiễn thì sẽ có sự thay đổi ngoạn mục trong vấn đề cơ cấu, sắp xếp lại bộ máy của hai đơn vị và có sự thay đổi về hoạt động. Tôi hy vọng đây là một trong những cái mới và cũng là thử thách để hai đơn vị nghệ thuật định hướng hoạt động phù hợp. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực mở rộng đối tượng, nhất là thu hút khán giả trẻ. Áp dụng công nghệ số là hướng đi tất yếu của đoàn và chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện theo định hướng này để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước”, NSƯT Lịch Sử chia sẻ thêm.

Ðối với giới trí thức, việc nâng cao tri thức, đào tạo nguồn nhân lực trẻ là điều mong mỏi và đáng được đẩy mạnh thực hiện. Nhà giáo Ưu tú, Nhà thơ Ðàm Thị Ngọc Thơ, chia sẻ: “Mỗi người muốn cống hiến cho quê hương, đất nước, nếu chỉ có trái tim, có nhiệt tình, ý chí không thì chưa đủ, mà phải có tri thức. Tôi gửi gắm đến các bạn trẻ là phải làm sao rèn luyện trí tuệ, rèn luyện tri thức, có như thế chúng ta mới có điều kiện phục vụ nhiều hơn cho quê hương, cho đất nước mình”.

Ngoài ra, giới trí thức cũng cần có định hướng phát triển sắp tới để bắt kịp nhịp thời đại. Theo ông Mai Hữu Chinh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh: “Chúng ta phải xây dựng nền kinh tế tri thức cùng với phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Phải phát triển kinh tế tri thức trong tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Ðồng thời, phải tạo dựng môi trường, điều kiện thuận lợi cho hoạt động của giới trí thức thông qua công nghệ 4.0. Ðẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho trí thức trẻ có điều kiện phát huy năng lực, cống hiến công sức cho quá trình phát triển của tỉnh nhà”.


"Ðội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức cần tiếp tục tăng cường đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, tính chủ động, năng động, sáng tạo; có nhiều nội dung, hình thức hoạt động phong phú gắn với quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của ngành, cơ quan, doanh nghiệp. Ðổi mới và tăng cường hơn nữa công tác văn hoá, tư tưởng, tư vấn, phản biện xã hội; góp ý hoàn thiện cơ chế, thể chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thu hút, trọng dụng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh văn nghệ sĩ, trí thức, xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức tỉnh nhà ngày càng lớn mạnh, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, có cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ phát triển, hội nhập”, đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên BCH Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh, nhắn gửi tại buổi họp mặt văn nghệ sĩ, trí thức nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024.


 

Lam Khánh

 

Buổi đầu làm báo ảnh

Báo ảnh Ðất Mũi trải qua nhiều thời kỳ, nhờ công lao của rất nhiều người. Nhắc chuyện làm báo ảnh thời gian khó không chỉ để thế hệ làm báo trẻ sau này hiểu, mà còn nhằm trân trọng ghi ơn lớp cha chú đi trước đã từng dốc sức đóng góp cho Báo ảnh Ðất Mũi hình thành, phát triển, trở thành dấu ấn đẹp của báo chí địa phương.

Cơn gió thổi mát hồn người

Chương trình Nghệ thuật Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 -21/06/2025) do UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức, diễn ra vào tối 19/6 tại Công viên Văn hóa Hùng Vương đã trở thành một dấu ấn đẹp đối với người làm báo tỉnh nhà lẫn công chúng.

Những người làm báo “đặc biệt”

Phóng viên mảng văn hoá nghệ thuật (VHNT), MC dẫn các chương trình truyền hình, phát thanh... được xem là những người làm báo “đặc biệt”, vì nội dung và lĩnh vực phụ trách khá đặc thù, cũng như có cách tác nghiệp riêng.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung: Sẽ viết tiếp những câu chuyện hoà bình

Ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hoà bình" của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã đạt tổng 3,1 tỷ lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, YouTube Short, Facebook, Instagram; lan toả đến cộng đồng, xã hội nhiều thông điệp ý nghĩa về tình yêu quê hương, đất nước.

Sân chơi bổ ích cho người cao tuổi

Ðược thành lập năm 2010, trong 15 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dưỡng sinh người cao tuổi (NCT) huyện U Minh không ngừng đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, du lịch; là điểm tựa vững chắc chăm sóc đời sống tinh thần và vật chất cho hội viên NCT, góp phần tạo sân chơi bổ ích tăng cường sức khoẻ cho NCT trên địa bàn huyện.

“Hạt giống” của văn hoá cộng đồng

Không cần phải đứng trên những sân khấu lớn, văn nghệ quần chúng đang âm thầm thắp lên những ngọn lửa nhỏ, giữ ấm đời sống tinh thần trong cộng đồng dân cư. Ðó là nơi mọi người được sống thật với cảm xúc, được thể hiện tài năng và quan trọng hơn, đó là nơi kết nối những người có chung niềm đam mê văn nghệ.

Truyền cảm hứng qua ảnh

Tác giả Vũ Thanh Nam, sinh năm 1972, tốt nghiệp Trường Ðại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Khoa Hội hoạ, giảng dạy Mỹ thuật tại Trường THCS Hải Long từ năm 1993 đến nay, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Ðịnh, bộ môn Nhiếp ảnh.

Trang nghiêm lễ giỗ Đình thần Tân Nghĩa

Đình thần Tân Nghĩa được xây dựng vào năm 1852, nằm bên ngã ba sông Ô Rô – Bạch Ngưu, nay là Ấp 6, xã An Xuyên, TP Cà Mau.

Về xứ “Khánh”, “Tân”...

Cà Mau là vùng đất trẻ ven biển ở cực Nam, nằm trên Bán đảo Cà Mau, mới được khai phá khoảng hơn 3 thế kỷ. Trải qua quá trình lịch sử đã nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính, điều thú vị là Cà Mau có nhiều địa danh hành chính mang tên gọi với chữ “Khánh”, “Tân”, như: Khánh Lâm, Khánh Tiến, Khánh Thuận, Khánh Hoà, Khánh An (huyện U Minh); Khánh Bình, Khánh Lộc, Khánh Hưng, Khánh Hải, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Khánh Bình Ðông (huyện Trần Văn Thời); Tân Lộc, Tân Phú (huyện Thới Bình); Tân Xuyên, Tân Thành (TP Cà Mau); Tân Trung, Tân Ðức, Tân Duyệt, Tân Thuận, Tân Dân, Tân Tiến (huyện Ðầm Dơi); Tân Ân, Tân Ân Tây (huyện Ngọc Hiển). Những địa danh này gắn liền với lịch sử, văn hoá của cả vùng đất và nay đang ngày càng phát triển đi lên đổi mới và giữ gìn bản sắc văn hoá độc đáo.

Sống chậm, nhẫn hơn cùng nhiếp ảnh

Tay máy nữ Bảo Huy tên thật là Lê Thị Thu Thuỷ, sinh năm 1973, quê tỉnh Quảng Nam, hiện sinh hoạt tại Câu lạc bộ (CLB) Nhiếp ảnh nghệ thuật Sông Hàn (Ðà Nẵng).