ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 11-1-25 00:41:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dồn sức xây dựng nông thôn mới

Báo Cà Mau (CMO) Đây là nội dung trọng tâm của hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Cà Mau năm 2020 do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chủ trì, diễn ra vào ngày 25/2.

Toàn tỉnh đã xây dựng được trên 441km đường bê tông, tương ứng giá trị thực hiện khoảng trên 336 tỷ đồng và 153,6 km đường đất đen, tương ứng giá trị thực hiện hơn 1 tỷ đồng; 81/82 xã đã có đường ô tô về đến trung tâm xã; 46/82 xã đạt tiêu chí giao thông, chiếm tỷ lệ hơn 56%.

Về thuỷ lợi, công tác nạo vét khơi thông dòng chảy, xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ đời sống dân sinh và phát triển sản xuất tiếp tục được đầu tư thực hiện. Năm 2019, Sở NN&PTNT đã triển khai thực hiện 242 công trình với chiều dài 925.748 m, khối lượng gần 6 triệu m3, tổng vốn thực hiện hơn 300 tỷ đồng; 82/82 xã đạt tiêu chí thủy lợi, đạt 100%.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phạm Bạch Đằng tham quan mô hình nuôi tôm siêu thâm canh xã Hoà Tân, thành phố Cà Mau

Hệ thống điện nông thôn phát triển mạnh, đến nay có 82/82 xã và 100% ấp có điện lưới quốc gia sử dụng. Tổng số hộ sử dụng điện toàn tỉnh chiếm tỷ lệ 99,93%; 64/82 xã đạt tiêu chí Điện, chiếm tỷ lệ 78%.

Trên địa bàn 82 xã hiện có 222/394 trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, chiếm tỷ lệ 56,34%, có 46/82 xã đạt tiêu chí số 5 về Trường học, chiếm tỷ lệ 56,1%.

Tỉnh có 8/9 huyện, thành phố đã xây dựng và đưa vào sử dụng Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện, chiếm 88,9%. Có 50/82 xã đã xây dựng Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã cơ bản đạt chuẩn theo quy định, chiếm tỷ lệ 60,9% (tăng 5 xã so với năm 2018); 656/795 ấp có Nhà Văn hóa - Khu thể thao đạt chuẩn, chiếm 82,5%; 48/82 xã đạt tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa, chiếm tỷ lệ 58,5%.

Các tiêu chí liên quan đến môi trường là một trong những vướng mắc lớn của các địa phương trong xây dựng NTM

Theo quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại nông thôn đến năm 2020 định hướng đến 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2055/QĐ-UBND ngày 28/12/2015, trong đó dự kiến đến năm 2020 có 74/82 xã có quy hoạch phát triển chợ nông thôn. Đến nay, 64/82 xã đạt tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (trong đó 13 xã đạt tiêu chí chợ nông thôn, 69 xã đạt tiêu chí cơ sở bán lẻ khác khác).

Tổng số tiêu chí toàn tỉnh đạt được 1.274 tiêu chí, bình quân đạt 15,5 tiêu chí/xã, tăng gấp 4,4 lần so với thời điểm xuất phát năm 2010 (3,5 tiêu chí/xã) và tăng 2,3 tiêu chí/xã so với năm 2018. Hiện toàn tỉnh có 30/82 xã về đích NTM, 5 xã đã thẩm định thực tế năm 2019 và 5 xã đưa vào kế hoạch về đích NTM năm 2020. Tổng nguồn lực huy động thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh năm 2019 là hơn 1,1 ngàn tỷ đồng.

Xây dựng NTM cần huy động mọi nguồn lực, nhất là sự đồng thuận và đóng góp của Nhân dân

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử nêu lại những thách thức lớn mà Cà Mau đang đối mặt, đó là tình trạng hạn mặn diễn biến khốc liệt, sụt lún ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế và tiềm ẩn nguy hiểm với tính mạng, tài sản người dân, dịch bệnh Covid-19 vẫn rất khó lường, giá cả nông sản và năng suất nông sản đang có biến động tiêu cực…Do đó, xây dựng NTM phải bám vào điều kiện thực tế, phải có cách làm, cách nghĩ hết sức khoa học, huy động mọi nguồn lực, toàn hệ thống chính trị vào cuộc.

Toàn tỉnh có 46/82 xã đạt tiêu chí số 5 về Trường học, chiếm tỷ lệ 56,1%

 Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, sự đồng lòng, chung sức và nguồn lực của Nhân dân phải được xác định là sức mạnh chính để Cà Mau xây dựng NTM. Đồng thời phải tìm biện pháp để xã hội hoá việc thu hút các nguồn lực để xây dựng các tiêu chí NTM. Từng cấp, từng ngành, từng cán bộ, đảng viên phải thể hiện được tinh thần chủ động, sáng tạo, quyết liệt và không trông chờ, ỷ lại để góp phần vào xây dựng NTM. Xây dựng NTM kiên quyết phải từ chất, chống hình thức, thành tích mà phải được đánh giá từ sự hài lòng, sự đổi mới phát triển của nông thôn và người nông dân./.

          Quốc Rin

 

 

 

Liên kết hữu ích

Hàm Rồng sẵn sàng cho đại hội điểm

Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ xã Hàm Rồng lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025-2030, được huyện Năm Căn chọn làm điểm chỉ đạo. Ðến thời điểm này, Ðảng bộ xã đã sẵn sàng cho sự kiện chính trị quan trọng này.

Xử lý các dự án điển hình để cảnh tỉnh, răn đe

Năm 2024, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tiếp tục tập trung, tăng cường lãnh đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc các kết luận và các chương trình, kế hoạch của Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Thông tin được nêu tại Phiên họp tổng kết năm 2024 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, sáng 6/1.

Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới 

Đây là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Đức Hiển, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ tại Hội nghị cho ý kiến đề cương chi tiết Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, ngày 4/1/2025.

Ðại tá từ du kích

Trong các bạn bè, đồng đội cùng hàm, trên dưới tuổi tám mươi, Ðại tá Trần Công Bình (Út Bình) có lẽ là người đậm chất từ du kích, tên ông gắn liền với du kích Thạnh Phú một thời lẫy lừng chốt chặn phía Nam tỉnh lỵ An Xuyên, bảo vệ vùng giải phóng Nhà Phấn, Rạch Mũi trong tầm đại bác của địch.

Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Hiện nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Ðảng được chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, cơ quan, đơn vị. Các trường đều đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống về chủ đề phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vào các buổi họp chi bộ cũng như họp hội đồng sư phạm tại trường.

Dân vận khéo từ việc nhỏ

Thời gian qua, Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Cái Bát, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời triển khai thực hiện hiệu quả mô hình xây hố đốt rác, tạo sức lan toả rộng rãi, góp phần bảo vệ môi trường và hướng đến xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Niềm tin vào khí thế mới

Năm 2024 đã khép lại, ở thời khắc chuyển giao sang năm mới, chắc hẳn mỗi người đều có cho riêng mình những dự định, quyết tâm và niềm hy vọng về những điều tốt đẹp trong năm mới cho gia đình, cho sự phát triển của quê hương, đất nước.

Lan toả điều tích cực để an dân, tạo sức đề kháng, thành trì vững chắc trong lòng dân

Năm 2024, các hoạt động của ngành Tuyên giáo luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh uỷ, góp phần ổn định tình hình tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đó là một trong những nội dung được đề cập tại Hội nghị tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, vào sáng 31/12. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, Trường Chính trị tỉnh, các cơ quan báo chí, Ban Tuyên giáo các huyện, thành phố tham dự hội nghị.

Cuộc “cách mạng” của báo chí

Tại Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, đã nhấn mạnh một công việc hệ trọng của báo chí cách mạng trong giai đoạn mới: “Báo chí phải thực hiện tốt sứ mệnh trong kỷ nguyên mới”.

Nửa đời tìm nhau

Ở các địa phương miền Tây Nam Bộ, chúng tôi tìm gặp một số cán bộ lão thành, học sinh miền Nam (HSMN) tập kết ra Bắc năm 1954. Trong câu chuyện kể của họ, ngoài ký ức đẹp về tấm lòng Nhân dân miền Bắc dành cho HSMN tham gia học tập, từ nơi ở, chén cơm, manh áo... còn là những mối tình “cơ duyên trời định”. Người còn sống giờ tuổi đã ngoài 80, nhưng khi nhắc nhớ về kỷ niệm ở miền Bắc, họ lại ngời lên những ký ức năm xưa.