ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 03:10:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðơn vị đầu tiên hoàn thành cao điểm 69 ngày đêm

Báo Cà Mau (CMO) Hiện nay, huyện U Minh đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chiến dịch cao điểm 69 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) trên địa bàn huyện”. Theo đó, các cơ quan, ban, ngành, các xã, thị trấn có nhiều giải pháp, khẩn trương triển khai nhằm đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Khánh Thuận là đơn vị đầu tiên thực hiện đạt kế hoạch huyện giao.

Công chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hướng dẫn người dân nộp hồ sơ DVCTT.

Ông Phạm Quốc Thiện, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Thuận, cho biết: “Chiến dịch được Ðảng uỷ, UBND xã quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả. UBND xã đã xây dựng và ban hành kế hoạch, triển khai đến toàn thể cán bộ, công chức, đảng viên, người dân phải có tài khoản và biết sử dụng DVCTT. Qua đó, đến nay, tất cả cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn đều tạo và sử dụng được tài khoản DVCTT. Ðồng thời, thành lập và phân công nhiệm vụ cho thành viên Ban Chỉ đạo chiến dịch, tổ chức cho các ngành, đơn vị trên địa bàn xã ký giao kết thi đua để thực hiện. Ðã thành lập 4 đội xung kích công nghệ số với 20 thành viên. Trong đó, 1 đội trực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để hướng dẫn người dân tạo tài khoản và nộp hồ sơ trực tuyến khi đến xã; 3 đội phụ trách 15 ấp để hỗ trợ các ấp hướng dẫn người dân mở tài khoản và nộp hồ sơ trực tuyến”.

Qua triển khai, từ ngày 3/3 đến ngày 12/4, xã thực hiện các chỉ tiêu đều đạt kết quả, vượt kế hoạch đề ra, đứng đầu các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Cụ thể, tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến đạt 80%, vượt 20%; tỷ lệ số hoá hồ sơ đạt 70%, vượt 5%; tỷ lệ thanh toán trực tuyến đạt 89%, vượt 59% chỉ tiêu kế hoạch.

Hiện nay, UBND xã tiếp tục chỉ đạo Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, công chức chuyên môn, các ngành có liên quan tiếp tục duy trì, đồng thời nâng cao hơn nữa kết quả đạt được, góp phần cùng với địa phương thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

“Qua thời gian triển khai thực hiện chiến dịch, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn rất đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao về lợi ích, tiện ích của DVCTT. Việc cung ứng DVCTT góp phần nâng cao chất lượng đời sống Nhân dân, phù hợp xu hướng, thời đại công nghệ 4.0. Người dân chủ động trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) vì có thể thực hiện bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu trong điều kiện có máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh kết nối mạng Internet, qua DVCTT mức độ 3 và 4”, ông Thiện cho biết thêm.

Ông Lê Văn Bào, Ấp 20, xã Khánh Thuận, chia sẻ: “Từ nhà tôi đến trụ sở UBND xã khoảng 10 km, trước đây mỗi khi cần làm TTHC phải mất nhiều thời gian đi lại, giấy tờ rườm rà. Nay nhờ có DVCTT mà ở tại nhà cũng làm được, chỉ cần điện thoại thông minh mở tài khoản thì mọi thủ tục được giải quyết ngay. Tôi rất hài lòng”.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số người dân chưa mặn mà sử dụng DVCTT, do không có thiết bị, đặc biệt là những người lớn tuổi, người ít tiếp xúc với công nghệ. Người dân vẫn còn thói quen đến trực tiếp cơ quan Nhà nước để làm TTHC, với suy nghĩ đến làm trực tiếp cho chắc chắn và được hỏi, được cán bộ hướng dẫn cụ thể các hồ sơ có liên quan. Ðây là rào cản việc triển khai TTHC trực tuyến. Bên cạnh đó, các cơ sở dữ liệu chưa được đồng bộ kết nối, khiến việc cung cấp DVCTT còn gặp khó khăn./.

 

Trọng Nguyễn

 

Các nhà mạng tại Cà Mau hoàn tất cắt sóng 2G

Bắt đầu từ hôm nay, 2/9, các nhà mạng trên địa bàn tỉnh Cà Mau chính thức tắt sóng 2G theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT). Từ ngày 16/9, người dùng bắt buộc phải chuyển sang sử dụng điện thoại thông minh hoặc điện thoại bàn phím có hỗ trợ sóng 4G, 5G mới đảm bảo liên lạc được.

Doanh nghiệp đồng hành chuyển đổi số

Những năm qua, chuyển đổi số (CÐS) đã và đang trở thành xu thế tất yếu, tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của đời sống. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, CÐS không chỉ đơn thuần là việc áp dụng các công nghệ mới mà còn là quá trình tái cấu trúc, thay đổi phương thức hoạt động, tạo ra những giá trị mới.

Toàn diện phục vụ nông dân

Các phần mềm chuyển đổi số của ngành nông nghiệp tỉnh đã giúp người nông dân canh tác, nuôi trồng tốt hơn, góp phần thúc đẩy sản xuất tiên tiến, hiệu quả.

Ðảm bảo an toàn thông tin mạng

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nhất là sự bùng nổ của công nghệ thông tin toàn cầu đã cho ra đời những công cụ vô cùng tiện ích, trong đó có Internet và công nghệ liên lạc không dây. Tuy nhiên, cùng với tiện ích tuyệt vời, Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới, đều đang phải đối mặt với những mối đe doạ an ninh do công cụ này gây ra.

Chuẩn hoá dữ liệu lĩnh vực điện

Xác định chuyển đổi số là một trong những nền tảng quan trọng thúc đẩy ngành điện phát triển mạnh mẽ và bền vững, thời gian qua, ngành điện đã chủ động đầu tư, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng thực hiện đảm bảo số hoá các dịch vụ cung cấp điện cho người dân, chuẩn hoá dữ liệu khách hàng, đem đến sự tiện lợi, hài lòng trên tất cả các lĩnh vực của ngành.

Ứng dụng truyền thông sáng tạo quảng bá hình ảnh Cà Mau

Phát triển các kênh trên nền tảng mạng xã hội, công nghệ số hoá 3D, hay tổ chức các sự kiện tích hợp trực tiếp... là hình thức truyền thông mới đã được Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) ứng dụng mang lại hiệu quả tích cực nhằm đẩy mạnh quảng bá môi trường đầu tư, điểm đến du lịch, sản phẩm thương mại... Phương thức truyền thông sáng tạo này đã nhận được đánh giá cao từ công chúng, phù hợp với xu hướng nền kinh tế số.

Khám chữa bệnh bằng căn cước công dân

Ðể thuận lợi cho người dân, thời gian qua, nhiều bệnh viện, phòng khám trên địa bàn tỉnh áp dụng thực hiện việc khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng căn cước công dân (CCCD). Với tấm thẻ CCCD gọn nhẹ, giờ đây mọi thủ tục đều được tiếp nhận và tích hợp hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tra cứu và tiếp nhận thông tin trên BHYT của người dân bằng thẻ CCCD cũng dần được sử dụng rộng rãi vào hồ sơ sức khoẻ điện tử trên VNPT HIS.

Nỗ lực chuyển đổi sóng 2G cho vùng sâu

Nằm trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ tháng 9/2024, Việt Nam sẽ tắt sóng 2G. Hiện nay, các địa phương cũng như các nhà mạng trong tỉnh đang đẩy mạnh các đợt truyền thông, hỗ trợ bà con vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo nâng cấp thuê bao từ 2G sang 4G nhằm bắt nhịp cùng chủ trương lớn.

Xây dựng hệ thống y tế thông minh, tiện ích

Ðể nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, thời gian qua, Bệnh viện Ða khoa tỉnh đã tiên phong thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý và chuyên môn. Trong đó, việc ứng dụng các phần mềm quản lý, khám chữa bệnh (KCB) cho người dân đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện chất lượng và an toàn trong quá trình điều trị bệnh.

Truyền thông số mở cơ hội cho phụ nữ khởi nghiệp

Có thể nói, sự bùng nổ của mạng xã hội đã mở ra “cơ hội vàng” cho phụ nữ nông thôn khởi sự kinh doanh. Tận dụng điều này, thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong huyện Ðầm Dơi đã thực hiện nhiều biện pháp định hướng, quảng bá sản phẩm của hội viên trên môi trường mạng nhằm mở rộng thị trường, tăng sản lượng sản xuất. Bắt nhịp với chuyển đổi số cũng là lúc để phụ nữ nông thôn thay đổi nếp nghĩ, cách làm cũng như phương thức sản xuất kinh doanh, góp phần tăng hiệu quả công việc.