ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 19-1-25 02:18:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðồng Bìm Bịp đổi mới nhờ nông thôn mới

Báo Cà Mau Ðịa danh đồng Bìm Bịp ở xã Quách Phẩm, huyện Ðầm Dơi từ lâu được nhiều văn nghệ sĩ đưa vào tác phẩm. Trong đó, Soạn giả Trọng Nguyễn có tuyệt tác vọng cổ “Ðồng Bìm Bịp” về vùng đất mà các thế hệ cha ông phải đánh đổi bao mồ hôi, nước mắt, hy sinh bởi sự khắc nghiệt của thiên nhiên và đương đầu với chiến tranh chống giặc ngoại xâm để con cháu hôm nay được tận hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Với khẩu hiệu “Một tấc không đi, một li không rời”, bám trụ giữ đất, che giấu cán bộ, đánh trả những đòn chí tử làm quân thù khiếp sợ, trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, người dân đồng Bìm Bịp (thuộc ấp Khai Hoang, xã Quách Phẩm) đã viết nên những trang sử vẻ vang. Năm 1998, xã Quách Văn Phẩm vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân và hiện nay đã được công nhận xã nông thôn mới.

Ðồng Bìm Bịp chuyển mình với các tuyến lộ khang trang, kênh, rạch thông thoáng, tạo điều kiện cho người dân đi lại, giao thương thuận lợi.

Ðồng Bìm Bịp chuyển mình với các tuyến lộ khang trang, kênh, rạch thông thoáng, tạo điều kiện cho người dân đi lại, giao thương thuận lợi.

Theo những người dân cố cựu ở ấp Khai Hoang, cái tên đồng Bìm Bịp xuất hiện sau trận bão vào năm 1904 (năm Thìn bão lụt), khi bìm bịp từ các nơi bay về đậu kín cả cánh đồng.

Vào năm 1961-1962, đồng Bìm Bịp chỉ toàn bồn bồn và năn, có khoảng 10 hộ dân sinh sống tại đây, chủ yếu đi lại bằng xuồng, len lỏi trong nhiều kênh rạch kín đáo, an toàn, rất thuận lợi cho cán bộ, chiến sĩ cách mạng hoạt động dưới sự che chở của người dân.

Ông Mai Tấn Lợi, ấp Khai Hoang, cho biết: “Khu đồng Bìm Bịp này không có nhiều hộ dân nhưng đều bám đất, bám vườn, đều có công với cách mạng, tham gia cách mạng. Thời điểm chiến tranh ác liệt, đây lại là nơi đồng khô cỏ cháy hoang vắng, chiều chiều vang tiếng bìm bịp, nên người ta gọi là đồng Bìm Bịp”.

Do địa hình là những cánh đồng rộng lớn mọc nhiều năn, bồn bồn, rất thuận lợi cho cán bộ, chiến sĩ nằm vùng hoạt động nên địch thường xuyên càn quét, dội bom, bắn phá. Vì thế, giữa ta và địch đã có nhiều trận đánh quyết liệt tại đồng Bìm Bịp. Nổi bật là trận đánh năm 1971, ta diệt 17 tên địch (cả lính Mỹ và lính nguỵ), làm bị thương nhiều tên khác, thu 1 khẩu súng M16.

Những chiến công năm xưa của quân và dân trên đồng Bìm Bịp đã làm rạng danh quê hương anh hùng Quách Văn Phẩm. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, đồng Bìm Bịp đầy rẫy hố bom. Người dân nơi đây bắt tay xây dựng lại quê hương, nay đồng Bìm Bịp đã được lấp đầy bằng những vườn cây trĩu quả, vuông nuôi tôm công nghiệp, quảng canh cải tiến, nhà cửa xây dựng khang trang, lộ làng phẳng phiu, xe ô tô về đến trung tâm văn hoá ấp.

Ấp Khai Hoang hiện có hơn 800 hộ dân, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn hơn 1%, phần lớn là hộ khá giàu, 100% hộ dân đều sử dụng nước sạch hợp vệ sinh,  điện. Riêng khu đồng Bìm Bịp từ 10 hộ dân ban đầu, đến nay có khoảng 100 hộ sinh sống.

Ông Trần Phô Man, ấp Khai Hoang, phấn khởi: “Từ khi xây dựng nông thôn mới, diện mạo làng quê thay đổi hơn lúc trước nhiều, đời sống kinh tế của người dân ổn định, tuyến lộ lớn về tới ấp, việc đi lại rất thuận tiện”.

“Ấp Khai Hoang bây giờ đổi mới nhiều lắm, nhất là đường lộ khang trang, từ đó người dân phấn khởi, thêm tin tưởng sự lãnh đạo của Ðảng”, ông Nguyễn Hiền Tạo, ấp Khai Hoang, vui mừng chia sẻ.

Cựu chiến binh, đoàn viên, thanh niên tham gia sửa chữa những tuyến lộ bị hư hỏng.

Cựu chiến binh, đoàn viên, thanh niên tham gia sửa chữa những tuyến lộ bị hư hỏng.

Ðồng Bìm Bịp từ buổi sơ khai chỉ là một cánh đồng hoang, nhưng là nơi hội tụ nhiều lão nông một lòng theo Ðảng, rồi trở thành cái nôi cách mạng, để lại hình ảnh đẹp về những người dân lam lũ, quanh năm bên đồng áng, chống chọi với thiên tai, địch hoạ, tích góp từng hạt lúa, củ khoai để nuôi chứa cán bộ đến ngày toàn thắng. Từ trong gian khó ấy đã hun đúc nghị lực phi thường qua bao thế hệ luôn vững tin ở ngày chiến thắng: chiến thắng kẻ thù, chiến thắng đói nghèo để xây làng, dựng ấp, hình thành xứ sở có bề dày truyền thống cách mạng và cộng đồng dân cư không ngừng phát triển.

Ông Nguyễn Trọng Linh, Phó bí thư Ðảng uỷ xã Quách Phẩm, cho biết: “Ấp Khai Hoang đã có tuyến lộ ô tô về tới nhà văn hoá ấp, các tuyến đường trong xóm, ấp hiện nay cũng được nối liền. Người dân chủ động phát triển kinh tế gia đình, đặc biệt là mô hình nuôi tôm công nghiệp của ấp có bước phát triển. Từ đó, thu nhập của người dân ngày càng được nâng lên, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc”./.

 

Thành Quốc

 

Hùn vốn, góp công làm lộ

Những năm qua, nhờ làm tốt công tác xã hội hoá trong phong trào làm đường giao thông, cầu dân sinh nên xã Tân Hưng Ðông (huyện Cái Nước) trở thành điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới; qua đó, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, làng quê ngày càng khởi sắc.

Sửa chữa lộ thông thoáng trước Tết

Tuyến đường từ ngã ba Hải Thượng Lãn Ông và Huỳnh Thúc Kháng nối dài về hướng huyện Ðầm Dơi đã được đổ bê tông hoàn toàn để phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt của người dân, nhất là thời điểm Tết đang đến gần.

Khởi sắc nông thôn mới

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Tân ngày càng toàn diện, đi vào chiều sâu, với nhiều dấu ấn rõ nét, tạo diện mạo mới khang trang cho vùng nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị... Kết quả này đã nhân lên niềm vui cho người dân quê hương Phú Tân.

Ðô thị văn minh nơi cửa biển

"Thị trấn Sông Ðốc đã hoàn thành 9 tiêu chí, 52/52 nội dung đô thị văn minh (ÐTVM) và trở thành đô thị thứ 2 của huyện Trần Văn Thời chính thức được công nhận ÐTVM. Ðây là kết quả từ sự quan tâm của lãnh đạo huyện, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị; sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân trên địa bàn thị trấn”, ông Võ Quốc Thống, Bí thư Ðảng uỷ thị trấn Sông Ðốc, phấn khởi chia sẻ.

Lan toả ý thức bảo vệ môi trường

Ô nhiễm chất thải nhựa đã trở thành một trong ba thách thức toàn cầu lớn nhất về môi trường hiện nay. Chống rác thải nhựa là cuộc chiến dài hơi và không hề đơn giản. Trước hết, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm với môi trường sống, loại bỏ rác thải nhựa từ những thói quen thường nhật.

Khánh thành công trình thanh niên “Thắp sáng đường biên”

Sáng nay (7/1), Tỉnh đoàn Cà Mau tổ chức khánh thành công trình thanh niên “Thắp sáng đường biên” tại xã Khánh Thuận, huyện U Minh. 

Kỳ vọng những thành công mới

Vượt qua rất nhiều khó khăn, khép lại năm 2024 bằng những thành tích nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Phú Tân bước vào năm mới 2025 với niềm tin, kỳ vọng những thành công mới.

Phú Thuận tiến gần đến nông thôn mới nâng cao

Trải qua hành trình nỗ lực phấn đấu, xã Phú Thuận (huyện Phú Tân) đang tiến gần đến mục tiêu hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao. Ông Lê Văn Ðen, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, phấn khởi cho biết: "Qua rà soát theo Bộ tiêu chí về xã đạt chuẩn NTM nâng cao trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025, xã tự đánh giá đạt 19/19 tiêu chí. Huyện đã tổ chức kiểm tra, đánh giá xã đạt 19/19 tiêu chí, đang chờ Hội đồng thẩm định tỉnh".

Khánh Bình Tây về đích nông thôn mới

Niềm vui như được nhân đôi trong thời khắc chuẩn bị đón chào năm mới 2025 khi xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời chính thức đón nhận Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) sau nhiều năm phấn đấu, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân. Càng vui hơn, đây là xã cuối cùng (11/11) của huyện về đích NTM, góp phần quan trọng đưa huyện Trần Văn Thời từng bước đạt chuẩn huyện NTM.

Xây dựng thành phố văn minh

Thời gian qua, các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị từ thành phố đến xã, phường luôn quan tâm, triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá (ÐSVH) gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh (ÐTVM), góp phần phát triển thành phố văn minh, hiện đại.