ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 27-11-24 10:30:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Sức sống đồng Bìm Bịp

Báo Cà Mau Với khẩu hiệu“Một tấc không đi, một li không rời”, bám trụ giữ đất, che giấu cán bộ, đánh trả những đòn chí tử làm quân thù khiếp sợ, trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, Nhân dân đồng Bìm Bịp (thuộc ấp Khai Hoang, xã Quách Văn Phẩm) đã viết nên những trang sử vẻ vang. Năm 1998, xã Quách Văn Phẩm vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân. 40 năm sau ngày đất nước thống nhất, người dân đồng Bìm Bịp vẫn còn nhiều khó khăn, trăn trở.

Với khẩu hiệu“Một tấc không đi, một li không rời”, bám trụ giữ đất, che giấu cán bộ, đánh trả những đòn chí tử làm quân thù khiếp sợ, trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, Nhân dân đồng Bìm Bịp (thuộc ấp Khai Hoang, xã Quách Văn  Phẩm) đã viết nên những trang sử vẻ vang. Năm 1998, xã Quách Văn Phẩm vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân. 40 năm sau ngày đất nước thống nhất, người dân đồng Bìm Bịp vẫn còn nhiều khó khăn, trăn trở.

Theo những người dân cố cựu ở ấp Khai Hoang, cái tên đồng Bìm Bịp xuất hiện sau trận bão vào năm 1904 (năm Thìn bão lụt) khi bìm bịp từ các nơi bay về đậu kín cả cánh đồng.

Nhiều ngôi nhà mới được mọc lên ở đồng Bìm Bịp.

Vào năm 1961-1962, đồng Bìm Bịp chỉ toàn bồn bồn và năn, khoảng 10 hộ dân sinh sống tại đây, chủ yếu đi lại bằng xuồng. Do địa hình là những cánh đồng năn, bồn bồn rộng lớn, rất thuận lợi cho cán bộ, chiến sĩ nằm vùng hoạt động. Ðịch thường xuyên càn quét, dội bom, bắn phá để tiêu diệt bộ đội. Vì thế giữa ta và địch đã có nhiều trận đánh tại đồng Bìm Bịp.

Nổi bật là trận đánh năm 1971, ta diệt 17 tên địch (cả lính Mỹ và lính nguỵ), làm bị thương nhiều tên khác, ta thu 1 khẩu súng M16.

Ông Nguyễn Minh Lâm, ấp Khai Hoang, xã Quách Phẩm, cho biết: “Ðồng Bìm Bịp lúc đó có khoảng 10 nóc nhà, cuộc sống vô cùng khó khăn vất vả nhưng bà con một lòng theo Ðảng, theo cách mạng, vẫn bám trụ, đóng góp công sức, của cải phục vụ cách mạng. Ngoài ra, Nhân dân còn tăng cường các hoạt động sản xuất để đảm bảo lương thực, thực phẩm phục vụ các cơ sở cách mạng”.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, đất đồng Bìm Bịp đầy rẫy hố bom. Người dân đồng Bìm Bịp bắt tay xây dựng lại quê hương. Từ mảnh đất đầy hố bom ngày nào, nay đồng Bìm Bịp đã trở thành những vuông tôm quảng canh cải tiến, tôm công nghiệp, nhà cửa được xây dựng khang trang. Ấp Khai Hoang hiện có 236 hộ dân, tỷ lệ khá, giàu chiếm hơn 70%, 100% hộ dân đều sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, sử dụng điện. Riêng đồng Bìm Bịp từ 10 hộ dân ban đầu, đến nay, có khoảng 80 hộ sinh sống.

Tuy nhiên, bà con đồng Bìm Bịp nói chung, ấp Khai Hoang nói riêng đang có cái khó khi toàn ấp chỉ có 3 km lộ bê-tông ngang 1,5 m được xây dựng theo phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Hiện, toàn ấp còn đến 12 km lộ đất đen, 18 hộ nghèo, cận nghèo. Nhân dân ấp Khai Hoang, bà con ở đồng Bìm Bịp còn đối mặt với khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội. Phần lớn các hộ nuôi tôm nhỏ lẻ, phân tán, nên năng suất chưa cao. Tỷ lệ hộ sử dụng điện chia hơi cao, điện phục vụ cho nuôi tôm công nghiệp thiếu. Ðặc biệt, ở đồng Bìm Bịp chưa có mét lộ bê-tông nào, học sinh và Nhân dân đi lại rất khó khăn.

Ông Nguyễn Minh Lâm bộc bạch: “Nguyện vọng của bà con ở đồng Bìm Bịp là Nhà nước hỗ trợ cùng với Nhân dân làm lộ để tạo điều kiện cho Nhân dân, học sinh đi lại thuận tiện, dễ dàng. Mặt khác, hiện nay, Nhân dân nơi đây chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất, phát triển nuôi tôm công nghiệp, nhưng điện chưa có, nhiều hộ phải kéo điện chia hơi vài cây số,  vừa tốn chi phí cao, vừa không đảm bảo an toàn”. 

 Bí thư Ðảng uỷ xã Quách Văn Phẩm Võ Thành Quân nói: “Ðồng Bìm Bịp và tuyến kinh Bảy Hưng trên địa bàn xã là tuyến giao thông huyết mạch trong thời kỳ chiến tranh, đã che chở cách mạng. Ðến hôm nay, dù có đầu tư, nhưng hiện tại kết cấu hạ tầng còn rất thiếu thốn. Bà con nơi đây mong muốn, Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Có như vậy, Nhân dân vùng căn cứ cách mạng sẽ có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội".

Khó khăn vẫn còn nhiều, nhưng bà con đồng Bìm Bịp vẫn đang tích cực thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần làm thay đổi diện mạo quê hương, xứng đáng với vùng đất giàu truyền thống của xã anh hùng./.

Bài và ảnh: Trần Chiến

Vành đai xanh thành phố

(CMO) Việc triển khai thực hiện Ðề án tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn TP theo hướng nông nghiệp đô thị bước đầu mang lại hiệu quả.

Cán bộ giúp dân giảm nghèo

(CMO) Tác động của thời tiết, ảnh hưởng của dịch Covid-19 không nhỏ đến tình hình kinh tế của bà con, nhất là đối với hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện nhưng công tác giảm nghèo đạt thành quả nhất định. Đến nay, việc bình xét công nhận hộ nghèo thực hiện công tâm, khách quan, không chạy theo thành tích. Mỗi cán bộ, đảng viên, chi bộ được phân công hỗ trợ, giúp đỡ ấp, khóm có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, góp phần làm thay đổi ý thức, tư duy cho hộ nghèo.

Phú Mỹ thực hiện cao điểm xây dựng nông thôn mới

Năm 2016, xã Phú Mỹ là một trong các xã chỉ đạo điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Tân và tỉnh Cà Mau. Ðể giúp xã đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới một cách bền vững, đầu năm 2016, huyện Phú Tân phân công cán bộ chủ chốt một số ngành, đoàn thể huyện trực tiếp xuống địa bàn giúp xã và cùng vận động Nhân dân xây dựng nông thôn mới.

Đồng đất Thới Bình vào vụ hè thu

Ông Nguyễn Văn Quyết, Ấp 8, xã Tân Lộc đang vệ sinh đồng ruộng. Năm nay ông áp dụng kỹ thuật sạ ướt, sau 3 ngày sạ, lúa đã nẩy mầm.

Xây dựng TP Cà Mau trở thành đô thị xanh

Nằm trong tiến trình xây dựng và chỉnh trang đô thị, thời gian qua, công tác trồng và bảo vệ cây xanh trên địa bàn TP Cà Mau đang được đặc biệt quan tâm.

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Chất lượng sinh hoạt chi bộ ở cơ sở rất quan trọng, vì thế trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện uỷ Ðầm Dơi đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở cơ sở, đảm bảo thống nhất sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền cơ sở, giúp cán bộ, đảng viên làm nòng cốt để vận động Nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Nở rộ những mùa hoa dâng Bác

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phần lớn cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân huyện Trần Văn Thời đều nhận thức được những nội dung cơ bản, những giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức của Bác. Sau học tập, mỗi cá nhân có ý thức tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức lối sống, nâng cao ý thức, đáp ứng tốt yêu cầu lao động, sản xuất và công tác. Qua học tập, có 4.120 đảng viên, gần 79.300 lượt đoàn viên, hội viên và Nhân dân đăng ký “làm theo”.

Thanh niên với phong trào xây dựng nông thôn mới

Trong nhiều lĩnh vực, thanh niên luôn đóng vai trò xung kích, tình nguyện. Chính vì vậy, trong xây dựng nông thôn mới, lực lượng đoàn viên thanh niên cũng cần thể hiện sự năng động, sáng tạo để cùng với huyện thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia này.

Khánh Hải: Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

“Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng qua hơn 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời đã dần thay đổi. Ðây là động lực để Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân Khánh Hải tiếp tục thực hiện các tiêu chí còn lại, sớm đưa xã Khánh Hải về đích trong xây dựng nông thôn mới", Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hải Huỳnh Mạnh Chiến cho biết.

Năm Căn thu hút đầu tư thương mại - dịch vụ

Ðể phát triển lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Năm Căn, đặc biệt là khu trung tâm huyện, hiện nay, huyện Năm Căn tiếp tục mời gọi đầu tư vào chợ Năm Căn.