ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-9-24 22:25:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đồng đất Thới Bình vào vụ hè thu

Báo Cà Mau Ông Nguyễn Văn Quyết, Ấp 8, xã Tân Lộc đang vệ sinh đồng ruộng. Năm nay ông áp dụng kỹ thuật sạ ướt, sau 3 ngày sạ, lúa đã nẩy mầm.

Hiện nay, bà con nông dân huyện Thới Bình đẩy nhanh tiến độ làm đất, đảm bảo vụ lúa hè thu bội thu. Cho tới cuối trung tuần tháng 5/2016, toàn huyện đã xuống giống trên 500 ha, đạt hơn 50% kế hoạch, chủ yếu là sạ khô. Diện tích xuống giống sẽ tăng nhanh vào những ngày tới, do những ngày qua đã vào mùa và bà con nông dân nhiều địa phương bắt đầu xuống giống. 

Sau những ngày nắng hạn gay gắt, mưa xuất hiện trong những ngày cuối trung tuần tháng 5/2016 và được nông dân xuống giống theo lịch thời vụ. Hơn nữa, giá lúa gần đây tiếp tục tăng cao, là động lực để nông dân sản xuất chính vụ hè thu. Tuy nhiên, vấn đề cơ giới bừa, trục đất để gieo sạ đang thiếu phương tiện, ngành chức năng huyện cùng các địa phương: Tân Lộc, Tân Lộc Bắc và Tân Phú vận động, tạo điều kiện cho các phương tiện làm đất ở nhiều nơi khác đến địa phương hoạt động nhằm đẩy nhanh tiến độ làm đất cho nông dân.

Tranh thủ thời tiết

Tại xã Tân Lộc, nông dân tích cực xuống giống kịp thời vụ lúa hè thu. Thuận lợi của bà con nơi đây là chủ động được hệ thống đê bao giữ nước, là nơi xây dựng sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn nên việc xuống giống nhanh hơn.

Ông Nguyễn Văn Quyết, Ấp 8, xã Tân Lộc đang vệ sinh đồng ruộng. Năm nay ông áp dụng kỹ thuật sạ ướt, sau 3 ngày sạ, lúa đã nẩy mầm.

Ông Nguyễn Văn Quyết, nông dân Ấp 8, xã Tân Lộc, cho biết: "Hiện nay mưa rải rác nhiều nơi, gia đình tôi tranh thủ gieo sạ được 3 ngày và lúa đã nảy mầm, nhưng nếu thời tiết nắng lại cũng có thể bị thiệt hại. Hy vọng trời tiếp tục mưa, nước trên các sông rạch trên địa bàn toàn là nước mặn nên vụ mùa này phó mặc cho trời".

Vì vậy, để có nước phục vụ gieo sạ sản xuất mùa vụ, người dân nơi đây hoàn toàn lệ thuộc thời tiết hàng chục năm nay. Ngoài ra, các chi phí như làm đất, gieo sạ, phân bón cũng tăng so cùng kỳ nhưng không đáng kể. Việc cạnh tranh trong khâu làm đất của các phương tiện cơ giới cũng gây nhiều khó khăn cho công tác sản xuất vụ mùa năm nay.

Khác hơn điều kiện tại xã Tân Lộc, ông  Nguyễn Văn Ninh, Ấp 9, xã Tân Lộc Bắc, nói: "Mùa mưa đến muộn nên việc gieo sạ chậm hơn so cùng kỳ. Tại cánh đồng này chưa ai gieo sạ, chờ nắng lại mới có thể cày đất lần 2 để diệt cỏ dại và lúa gài. Tuy nhiên, nhiều hộ dân đã chọn giải pháp diệt lúa gài bằng cách phun xịt thuốc trừ cỏ để gieo sạ sớm, nhưng cách này cũng chưa thấy ai làm vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa trong thời gian tới. Vì vậy, đa số hộ dân tại Ấp 9 đều chờ thời tiết nắng lại mới làm đất lần 2 để diệt cỏ dại.

Tuân thủ chủ trương và lịch thời vụ

Phó Chủ tịch UBND huyện Thới Bình Lý Minh Vững cho biết, để chuẩn bị tốt cho sản xuất vụ mùa, đặc biệt là vùng sản xuất lúa hè thu theo hướng an toàn như VietGAP hay điểm trình diễn, huyện chỉ đạo Phòng NN&PTNT phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong canh tác, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản nhằm tăng năng suất và chất lượng lúa hàng hoá. Theo đó, UBND huyện còn giao Phòng NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và địa phương tổ chức triển khai, vận động gieo sạ theo lịch thời vụ, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nguồn nước, xâm nhập mặn, tổ chức kiểm tra, đo đạc, dự báo độ mặn tại các sông, rạch để người dân chủ động sản xuất trong thời gian tới. Ðồng thời, cử người thường xuyên xuống địa bàn hướng dẫn bà con cách bón phân, phòng trừ sâu bệnh, nhất là giai đoạn lúa làm đòng, trổ bông, góp phần hạn chế rủi ro, thiệt hại cho bà con trồng lúa tăng vụ.

Ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình, cho biết, nhiều năm qua huyện đã đầu tư nạo vét, cải tạo hệ thống thuỷ lợi và vận động Nhân dân làm nội đồng nên việc trữ nước, chống úng, chống hạn cũng thuận lợi, nhất là những vùng quy hoạch cánh đồng lớn. Tại xã Tân Lộc Bắc, lúa gieo sạ khô phát triển khá tốt, phần lớn nông dân xuống giống giống lúa OM 5451, do giống lúa này kháng được sâu bệnh, mềm cơm, đang được giá cao.

Vụ mùa mới bắt đầu, bà con nông dân cần tiết kiệm tối đa chi phí, thường xuyên theo dõi thời tiết, thăm đồng, thực hiện tốt lịch thời vụ, các khuyến cáo của nhân viên khuyến nông, khuyến ngư, các chủ trương của ngành chức năng để kịp thời ứng phó với thời tiết nhằm hạn chế rủi ro và tăng thu nhập cho người dân./.

Bài và ảnh: Huỳnh Măng

Vành đai xanh thành phố

(CMO) Việc triển khai thực hiện Ðề án tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn TP theo hướng nông nghiệp đô thị bước đầu mang lại hiệu quả.

Cán bộ giúp dân giảm nghèo

(CMO) Tác động của thời tiết, ảnh hưởng của dịch Covid-19 không nhỏ đến tình hình kinh tế của bà con, nhất là đối với hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện nhưng công tác giảm nghèo đạt thành quả nhất định. Đến nay, việc bình xét công nhận hộ nghèo thực hiện công tâm, khách quan, không chạy theo thành tích. Mỗi cán bộ, đảng viên, chi bộ được phân công hỗ trợ, giúp đỡ ấp, khóm có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, góp phần làm thay đổi ý thức, tư duy cho hộ nghèo.

Phú Mỹ thực hiện cao điểm xây dựng nông thôn mới

Năm 2016, xã Phú Mỹ là một trong các xã chỉ đạo điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Tân và tỉnh Cà Mau. Ðể giúp xã đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới một cách bền vững, đầu năm 2016, huyện Phú Tân phân công cán bộ chủ chốt một số ngành, đoàn thể huyện trực tiếp xuống địa bàn giúp xã và cùng vận động Nhân dân xây dựng nông thôn mới.

Đồng đất Thới Bình vào vụ hè thu

Ông Nguyễn Văn Quyết, Ấp 8, xã Tân Lộc đang vệ sinh đồng ruộng. Năm nay ông áp dụng kỹ thuật sạ ướt, sau 3 ngày sạ, lúa đã nẩy mầm.

Xây dựng TP Cà Mau trở thành đô thị xanh

Nằm trong tiến trình xây dựng và chỉnh trang đô thị, thời gian qua, công tác trồng và bảo vệ cây xanh trên địa bàn TP Cà Mau đang được đặc biệt quan tâm.

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Chất lượng sinh hoạt chi bộ ở cơ sở rất quan trọng, vì thế trong những năm qua, Ban Thường vụ Huyện uỷ Ðầm Dơi đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở cơ sở, đảm bảo thống nhất sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền cơ sở, giúp cán bộ, đảng viên làm nòng cốt để vận động Nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Nở rộ những mùa hoa dâng Bác

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phần lớn cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân huyện Trần Văn Thời đều nhận thức được những nội dung cơ bản, những giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức của Bác. Sau học tập, mỗi cá nhân có ý thức tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức lối sống, nâng cao ý thức, đáp ứng tốt yêu cầu lao động, sản xuất và công tác. Qua học tập, có 4.120 đảng viên, gần 79.300 lượt đoàn viên, hội viên và Nhân dân đăng ký “làm theo”.

Thanh niên với phong trào xây dựng nông thôn mới

Trong nhiều lĩnh vực, thanh niên luôn đóng vai trò xung kích, tình nguyện. Chính vì vậy, trong xây dựng nông thôn mới, lực lượng đoàn viên thanh niên cũng cần thể hiện sự năng động, sáng tạo để cùng với huyện thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia này.

Khánh Hải: Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

“Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng qua hơn 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời đã dần thay đổi. Ðây là động lực để Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân Khánh Hải tiếp tục thực hiện các tiêu chí còn lại, sớm đưa xã Khánh Hải về đích trong xây dựng nông thôn mới", Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hải Huỳnh Mạnh Chiến cho biết.

Năm Căn thu hút đầu tư thương mại - dịch vụ

Ðể phát triển lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện Năm Căn, đặc biệt là khu trung tâm huyện, hiện nay, huyện Năm Căn tiếp tục mời gọi đầu tư vào chợ Năm Căn.