ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 19-4-25 19:37:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dựa vào dân để bảo vệ dân

Báo Cà Mau (CMO) Là xã cách xa trung tâm huyện, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, do đó, công tác phòng, chống lụt bão, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn của xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi chủ yếu là dựa vào sức dân.

Tân Thuận là xã thuộc vùng bãi ngang ven biển Ðông, có 3 cửa sông thông ra biển, hệ thống sông ngòi chằng chịt, giao thông đi lại chủ yếu bằng phương tiện thuỷ nội địa. Với vị trí khá đặc biệt, Tân Thuận là một trong những địa phương đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề của thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, nhất là khi có bão, siêu bão đổ bộ vào sẽ gây thiệt hại lớn về người, tài sản của Nhân dân.

Theo ông Trần Quốc Khải, Phó chủ tịch UBND xã Tân Thuận, để đảm bảo công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), nhất là khi xảy ra bão, địa bàn xã chia ra 4 khu vực trọng điểm. Theo đó, phân công từng thành viên trong Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của xã phụ trách và chỉ đạo trực tiếp tại các ấp.

Qua công tác rà soát, thống kê của xã cho thấy, khi có bão mạnh đổ bộ vào địa bàn với sức gió từ cấp 10 trở lên, giật cấp 12-13 thì sẽ có hơn 562 hộ với khoảng 2.550 khẩu phải di dời để trú bão.

Dọc theo cửa biển Gành Hào, xã Tân Thuận còn nhiều hộ dân sinh sống thuộc diện phải sơ tán khi có bão mạnh.

Ấp Lưu Hoa Thanh là một trong những nơi có số hộ thuộc diện phải di dời nhiều nhất khi có bão mạnh đổ bộ với hơn 70 hộ, khoảng 340 khẩu. Tuy số hộ thuộc diện sơ tán cao nhất xã nhưng người dân ấp Lưu Hoa Thanh lại có được thuận lợi là gần trung tâm xã nên các điểm sơ tán được chọn khá an toàn bởi là trường tiểu học, mẫu giáo, trụ sở UBND xã.

Trong khi đó, hầu hết trong tổng số hơn 83 điểm sơ tán dân còn lại của 11 ấp chủ yếu là nhà dân, chỉ có vài điểm là trường học. Tiêu biểu như trong 9 điểm được chọn dự phòng khi cần để sơ tán dân của ấp Xóm Tắc có 7 điểm là nhà dân đảm bảo nơi trú bão cho hơn 35 hộ với khoảng 147 khẩu trong tổng số 50 hộ, 232 khẩu thuộc diện phải sơ tán của ấp. Hay như ấp Thuận Hoà B có 8 điểm được chọn để sơ tán dân khi có bão mạnh thì có đến 7 điểm là nhà dân. Ðiều này cho thấy, công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn xã chủ yếu dựa vào dân, lấy sức dân để hỗ trợ người dân khi có thiên tai, mưa bão.

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của người dân trong công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn xã còn được thể hiện qua việc hàng chục hộ dân đồng thuận cho địa phương sử dụng tàu, vỏ máy khi cần thiết để phục vụ việc sơ tán người dân. Ông Ðỗ Văn Sách, ấp Lưu Hoa Thanh, là một trong số ấy khi chấp thuận cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của xã điều động 2 tàu cá của gia đình để phục vụ công tác cứu hộ bất cứ lúc nào. Ngoài ra, hiện nay xã cũng đã huy động được hơn 72 phương tiện thuỷ có sức chở 10-20 người và 70 vỏ composite trong dân để phục vụ công tác PCTT&TKCN trên địa bàn xã.

Ngoài phát huy sức mạnh hiện có trong dân để phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, ông Khải cho biết thêm, để kịp thời ứng phó với nhiều tình huống thiên tai, nhất là bão mạnh và siêu bão, xã đã xây dựng phương án ứng phó cho từng tình huống. Cụ thể như bão gần biển Ðông, bão trên biển Ðông, bão gần bờ, bão khẩn cấp…, trong mỗi trường hợp sẽ có giải pháp ứng phó cụ thể cho từng giai đoạn trước, trong và sau bão.

Toàn xã Tân Thuận hiện có hơn 100 phương tiện khai thác nhưng chủ yếu là khai thác gần bờ, chỉ hơn 30 phương tiện có công suất lớn.

“Trong trường hợp bão có cường độ gió từ cấp 9 trở xuống thì tiến hành tổ chức sơ tán bước 1, sơ tán dân sống ở ven cửa sông như Gành Hào, kinh chống Mỹ và khu vực Giá Cao, ấp Lưu Hoa Thanh, Ðồng Giác. Tổng số dân cần di dời 538 người. Nếu trường hợp bão mạnh có cường độ gió từ cấp 10 trở lên (bão mạnh, siêu bão) thì tổ chức sơ tán dân bước 2, gồm những người dân sống vùng cửa sông, vùng xung yếu bị ngập tràn khi nước dâng, hộ dân có nhà bán kiên cố có thể bị sập… Chủ yếu là di dời đến hộ dân có nhà kiên cố, cơ quan, trường học… có kết cấu công trình đảm bảo an toàn đối với gió bão và nước dâng do bão”, ông Khải ví dụ 2 trong nhiều phương án ứng phó thiên tai trên địa bàn xã.

Ngoài ra, ông Khải còn cho biết thêm: “Tất cả các ban, ngành đoàn thể xã và các ấp đều quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”, trong đó lấy phòng tránh là chính. Ðặc biệt, luôn phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng tại chỗ với lực lượng chi viện của cấp trên. Chỉ huy Quân sự xã chuẩn bị các lực lượng như dự bị động viên, dân quân tự vệ để làm lực lượng xung kích, sẵn sàng cơ động ứng cứu khi cần thiết. Phối hợp chặt chẽ với các ngành và ấp chỉ đạo lực lượng, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị để triển khai ngay các phương án phòng tránh bão và di dời dân đến nơi an toàn, để bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội trên từng địa bàn cụ thể…

Ðặc biệt công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, cảnh báo của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng trong suốt thời gian qua đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân. Những nỗ lực ấy giúp người dân biết, hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành các giải pháp, quy định... nhằm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.

Ðây là nền tảng và sức mạnh tổng hợp để xã phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai trong mùa mưa bão này./.

 

Nguyễn Phú

 

Ðầu tư hạ tầng phòng, chống thiên tai

Di dời, sơ tán dân là một trong những phương án ứng phó khi xảy ra thiên tai, nhất là đối với loại hình bão và áp thấp nhiệt đới (ATNÐ). Tuy nhiên, hiện nay số lượng công trình kết hợp tránh trú thiên tai cộng đồng tại một số khu vực chưa đảm bảo, xuống cấp, nhất là tại các khu vực dân cư sống rải rác.

Phòng, chống thiên tai - Phòng vẫn là chính

Là tỉnh ven biển, thường xuyên phải chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai từ bão, dông lốc, hạn hán, cho đến sạt lở bờ biển và sạt lở đất... Cà Mau xác định, chủ động phòng ngừa là yếu tố cốt lõi để giảm thiểu tổn thất về người, tài sản của Nhân dân và Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Khó khăn trong khắc phục sạt lở, sụt lún

Như quy luật bất thành văn, ngay khi mùa mưa chưa kết thúc, các địa phương vùng ngọt hoá đã tất bật với những phương án, kế hoạch, kịch bản cho mùa khô hạn. Tính riêng mùa khô 2023-2024, dù địa phương chủ động chuẩn bị, song thiệt hại do thiên tai là khó tránh khỏi, đến nay, nhiều nơi vẫn chưa thể khắc phục được hậu quả.

Hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi kiểm soát xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, xâm nhập mặn ở Cà Mau nói riêng, đồng bằng sông Cửu Long nói chung sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 3, tháng 4 tới, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ và thấp hơn năm 2024, thấp hơn các năm 2016 và 2020.

Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng chống thiên tai

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 vào sáng 19/3.

Ðồng bộ giải pháp thích ứng

Hạn, mặn không phải là loại hình thiên tai mới trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên diễn biến rất khó lường. Ðể giải quyết bài toán hạn, mặn vào mùa khô, cần có sự kết hợp từ giải pháp công trình cho đến phi công trình. Ðây cũng là hướng đi mà tỉnh đã và đang triển khai quyết liệt.

Sạt lở bờ kè kênh xáng Lương Thế Trân

Bờ kè kênh xáng Lương Thế Trân, đoạn thuộc địa bàn xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, có chiều dài hơn 3 km, đi qua 4 ấp: Tân Hưng, Bà Ðiều, Lung Dừa và Ông Muộn, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau. Hiện tại, gần 2 km bờ kè, thuộc ấp Tân Hưng và Ông Muộn, đoạn tiếp giáp với xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, hướng về trung tâm TP Cà Mau, đã xuống cấp. Ðoạn này, phần bị sụt lún, sạt lở, phần bị bong tróc, hư hỏng nặng, tạo thành nhiều ổ gà, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Bảo vệ rừng mùa khô - Phòng vẫn là chính

Hiện nay đã bước vào cao điểm mùa khô, công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học trong lâm phần đang được các chủ rừng triển khai, sẵn sàng. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) với phương châm “phòng là chính, chủ động phát hiện và chữa cháy khẩn trương, kịp thời, triệt để”.

Không để bị động trước hạn mặn

Trong khoảng thời gian từ tháng 2-4/2025 được dự báo là thời kỳ đỉnh điểm của hạn hán, xâm nhập mặn. Theo đó, để giảm thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng hạn mặn đến sản xuất và đời sống của người dân, nhiều giải pháp ứng phó đã và đang được các ngành chức năng cũng như người dân trên địa bàn tỉnh khẩn trương thực hiện.

Bảo vệ khu rừng hậu cần quân đội

Rút kinh nghiệm từ mùa khô năm trước, năm nay, đơn vị quản lý khu đất rừng thuộc Cục Hậu cần - Kỹ thuật (Quân khu 9), tại ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, chuẩn bị khá sớm phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.